Điện trở là gì? Ký hiệu, Công thức tính điện trở chuẩn 100%

Or you want a quick look:

Hiện nay, có rất nhiều người dùng mơ hồ không biết điện trở là gì? Ký hiệu như thế nào? Cách đọc điện trở ra sao? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?,…Tất cả sẽ được điện máy Sharp Việt Nam trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây giúp bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về điện trở nhé Nội dung bài viết Điện trở là gì? Điện trở là đại lượng vật lý cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn. Ngoài ra, điện trở dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện đồng thời có trong nhiều ứng dụng khác. Ký hiệu Ký hiệu điện trở là R. Tùy theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia mà trong sơ đồ mạch điện thì điện trở được ký hiệu khác nhau. Điện trở có 2 loại ký hiệu phổ biến đó là: kiểu điện trở kiểu Mỹ và Ký hiệu điện trở theo kiểu (IEC). Các loại điện trở Nếu phân loại theo theo công xuất  thì hiện nay có 3 loại điện trở thông dụng đó là: Điện trở thường : các điện trở có công xuất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W Điện trở công xuất : các điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W. Điện trở sứ, điện trở nhiệt : các điện trở công xuất , điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng toả nhiệt.

READ  Tủ lạnh vào điện nhưng không chạy xử lý tại nhà chỉ 3 phút
– Còn nếu phân theo chất liệu, cấu tạo thì có 6 loại điện trở đó là: điện trở cacbon, điện trở màng hay điện trở gốm kim loại, điện trở dây quấn, điện trở film, điện trở bề mặt và điện trở băng Công dụng – Hiện nay, điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được trong mạch điện tử bởi nó có tác dụng như sau: Giúp kiểm soát tốt dòng điện, làm cho dòng điện qua tải là dòng điện thích hợp nhất. Sử dụng điện trở để làm cầu phân áp, nhằm có được điện áp đúng với nhu cầu sử dụng từ một điện áp cho trước. Giúp phân chia cực để bóng bán dẫn hoạt động. Trực tiếp tham gia vào các mạch điện sản sinh ra dao động RC. Điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện. Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết. Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp. Tham khảo thêm: Điện Trở Nhiệt Là Gì ? Có mấy loại, tác dụng, ký hiệu, địa chỉ bán Nguyên lý hoạt động của điện trở – Theo định luật Ohm: điện áp (V) đi qua điện trở tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện (I) và tỉ lệ này là một hằng số điện trở (R). – Công thức định luật Ohm: V=I*R – Ví dụ: Nếu một điện trở 400 Ohm được nối vào điện áp một chiều 14V, thì cường độ dòng điện đi qua điện trở là 14 / 400 = 0.035 Amperes. – Tuy nhiên, điện trở thực tế cũng có một số điện cảm và điện dung có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong mạch xoay chiều hiện nay. Sơ đồ mắc điện trở 1. Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp – Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại. Rtd = R1 +R2 + R3 – Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng | | = (U1/R1) = (U2/R2) = (U3/R3) – Từ công thức trên thì chúng ta thấy rằng, sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điện trở. Như vậy cách mắc điện trở nối tiếp như sau:
READ  Đề cương ôn tập học kì 2 - Toán 10 cơ bản và nâng cao
2. Sơ đồ mắc điện trở song song – Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương (Rtd) được tính bằng công thức: (1/ Rt) = (1/ R1) + (1/ R2) + (1/ R3) – Nếu như mạch chỉ có 2 điện trở song song thì: Rtd = R1.R2 / (R1 + R2) I1 = (U / R1), I2 = (U/ R2), I3 = (U/R3) – Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau. Cách mắc điện trở song song: 3. Sơ đồ điện trở mắc hỗn hợp – Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo điện trở tối ưu hơn. Ví dụ như: nếu chúng ta cần 1 điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1.5K – Cách mắc điện trở hỗn hợp: – Các bạn có thể tham khảo: 3 Cách Đọc Giá Trị Điện Trở Chính Xác 100% Cho Người Mới Học Công thức tính của điện trở R=U/I. – Trong đó : U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V). I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A). R: là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω). Đơn vị  – Đơn vị điện trở là Ohm (ký hiệu: Ω) là đơn vị của điện trở trong hệ SI, Ohm được đặt theo tên Georg Simon Ohm. Một ohm tương đương với vôn / ampere. – Ngoài ohm thì các điện trở còn có nhiều giá trị khác nhau, nhỏ hơn hoặc lớn hơn gấp nhiều lần bao gồm:
READ  Bảng mã lỗi máy giặt Sharp cưa trên, inverter, nội địa nhật [ Đầy Đủ ]
1 mΩ = 0.001 Ω 1 KΩ = 1000 Ω 1 MΩ = 1000 KΩ = 1.000.000 Ω Công suất tiêu thụ trên điện trở Trong mọi thời điểm, công suất P(W) tiêu thụ bởi 1 điện trở có trở kháng R(Ω) được tính teo công thức: P = U.I = I2.R = U2/R  Trong đó: U (V) là điện áp trên điện trở I (A) chính là dòng điện đi qua nó. Sử dụng định luật Ohm. Điện năng bị chuyển hóa tiêu thành nhiệt năng điện trở. Điện trở công suất thường được định mức theo công suất tiêu tán tối đa. Trong hệ thống các linh kiện điện ở trạng thái rắn. Điện trở công suất định mức ở 1/10, 1/8 và ¼ watt. Điện trở thường tiêu thụ thấp hơn giá trị định mức ghi trên điện trở. Với tất cả những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp có thể giúp bạn biết được khái niệm điện trở là gì? Ký hiệu, nguyên lý hoạt động,..chính xác nhé.
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply