Diễn biến, Kết quả và Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Or you want a quick look:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Không những thế, chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 còn mang lại nhiều ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của DINHNGHIA.COM.VN nhé!

Nội dung chính bài viết

Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Ngô Quyền bao vây và giết chết tướng Kiều Công Tiễn

Vào năm 938, sau khi tập hợp được đông đảo các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền dẫn quân từ Ái Châu ra bắc để đánh Kiều Công Tiễn. Vì vậy, Kiều Công Tiễn đã nhanh chóng bị cô lập và không chống đỡ nổi phải trực chờ viện binh của Nam Hán.

Trong khi vua Nam Hán đang tiến hành điều quân thì Ngô Quyền đã tiến nhanh ra thành Đại La và khiến cho Kiều Công Tiễn không thể đủ sức chống lại nên thành bị hạ một cách nhanh chóng. Kiều Công Tiễn cũng bị giết chết trong khi quân Nam Hán vẫn chưa thể tiến vào biên giới nước ta.

Kế hoạch tiến quân của quân Nam Hán

Trước tình hình của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán đã cho con trai của mình là Hoàng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ và đổi tước phong là Giao Vương. Người con trai này sẽ dẫn 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Tuy nhiên, kế hoạch này của vua Nam Hán chưa kịp thực hiện thì tướng Ngô Quyền của ta đã đi trước một bước và tiêu diệt Kiều Công Tiễn.

Kế hoạch kháng chiến của Ngô Quyền

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo với kế hoạch tác chiến đặc biệt và vô cùng sáng tạo đã đưa đến thắng lợi bất ngờ. Đó là Ngô Quyền đã cho những sĩ quân của mình đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống dưới lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều xuất hiện, bãi cọc này sẽ hoàn toàn bị che lấp. Vì vậy, Ngô Quyền đã vạch ra kế hoạch nhử quân địch tiến sâu vào khu vực này khi thủy triều lên. Sau đó, đợi cho thủy triều xuống, thuyền địch mắc cạn mới bắt đầu giao chiến. Kế hoạch này của tướng Ngô Quyền đã nhận được sự đồng thuận của triều đình cũng như quân sĩ nên đã được tiến hành một cách nhanh chóng, kín đáo.  

Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng

Trận Bạch Đằng diễn ra vào một ngày cuối đông năm 938 trên sông Bạch Đằng ở vùng cửa biển và hạ lưu. Khi trận chiến diễn ra, đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy sự xuất hiện của quân Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít nên tỏ ra khinh thường và nghĩ có thể ăn tươi, nuốt sống nên liền hùng hổ tiến vào.

Nhận thấy quân địch đã mắc mưu, Ngô Quyền đã ra lệnh cho quân ta giả vờ bỏ chạy lên thượng lưu để đợi khi thủy triều xuống để thực hiện kế hoạch tiến đánh. Đúng như dự đoán, thuyền lớn của quân Nam Hán bị mắc cạn khi thủy triều xuống và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó, tướng Ngô Quyền mới bắt đầu tung quân ra tấn công ồ ạt, dữ dội khiến quân Nam Hán không kịp trở tay và chỉ biết tháo chạy.

Trận chiến quyết liệt trên sông Bạch Đằng năm 938

Kết quả của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Sau khi bị quân ta đưa vào bãi cọc ngầm và bị tiêu diệt phần lớn quân số, quân Nam Hán đã nhanh chóng tháo chạy về nước. Khi đó, vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới cũng không kịp trở tay đối phó. Vì vậy, khi nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng đành “thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui”.

Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 này, nhà Nam Hán đã hoàn toàn từ bỏ giấc mộng xâm lược Đại Việt. Sau đó, vào năm 939, Ngô Quyền chính thức lên ngôi vua và lấy danh xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô và chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô.

Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến thắng Bạch Đằng

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng

  • Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Nó chính là mốc son chói lọi đánh dấu sự chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc đối với nhân dân ta
  • Đồng thời, nó đã đập tan mưu đồ “đồng hóa” – một chính sách thâm sâu nổi bật của chủ nghĩa Đại Hán Tộc khi xâm lược nước ta lúc bấy giờ
  • Hơn thế nữa, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 còn mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta: một kỷ nguyên phát triển của quốc gia phong kiến hoàn toàn độc lập, tự chủ và hòa bình. Do vậy, nhân dân ngày càng phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của triều đình nhà Ngô do Ngô Quyền là người đứng đầu.

Bài học kinh nghiệm của chiến thắng Bạch Đằng

  • Chiến thắng Bạch Đằng đã để lại bài học kinh nghiệm đầu tiên đó chính là quyết định đánh giặc sớm, đúng đắn và sáng tạo. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến phải luôn nắm được điểm mạnh yếu của địch như: lực lượng địch, vũ khí, thiết bị,…để đưa ra chiến lược phù hợp, đúng đắn.
  • Bài học kinh nghiệm thứ hai mà chiến thắng Bạch Đằng năm 938 để lại đó chính là phải chủ động nắm bắt địa hình cũng như thời tiết, khí hậu và thủy văn để thiết lập thế đánh địch chắc, hiểm khiến chúng không kịp trở tay.
  • Bài học kinh nghiệm tiếp theo mà chiến thắng Bạch Đằng năm 938 để lại đó chính là tổ chức chỉ huy tài tình, linh hoạt, khéo léo lợi dụng điểm mạnh của địa hình chiến đấu. Không những thế còn phải biết nắm bắt thời cơ để thực hiện tiến công nhằm tiêu diệt địch nhanh chóng và ít tổn thất về lực lượng.

Với tinh thần chiến đấu bất khuất và lãnh đạo tài ba của Ngô Quyền, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938 lừng lẫy và vang dội. Hơn thế nữa, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 còn khiến cho quân Nam Hán khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lược đất nước ta một lần nữa.

See more articles in the category: wiki
READ  Cúng tạ đất vào ngày nào? Văn khấn tạ đất đầy đủ nhất

Leave a Reply