Dịch Sang Tiếng Anh Miễn Nhiệm Tiếng Anh Là Gì ? Quy Chế Miễn Nhiệm Cán Bộ, Công Chức Là Gì

Or you want a quick look: Miễn nhiệm là gì?

Miễn nhiệm là gì? Miễn nhiệm tiếng Anh là gì? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi để có câu trả lời nhé!

Miễn nhiệm là quy định được Luật Cán bộ, công chức năm 2018 điều chỉnh. Để miễn nhiệm một cán bộ hay một công chức cần có cả quy trình thực hiện và trong trường hợp nào mới áp dụng.

Bạn đang xem: Miễn nhiệm tiếng anh là gì

Hiện cụm từ “miễn nhiệm” được dùng chủ yếu trong cơ quan, tổ chức đoàn thể của Nhà nước còn với doanh nghiệp thì chưa có quy định cụ thể về miễn nhiệm. Hãy cùng Công ty tư vấn TBT Việt Nam tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Miễn nhiệm là gì?

Như đã biết, hiện tại “miễn nhiệm” là hình thức thôi việc áp dụng cho đối tượng công chức, cán bộ còn ở các công ty, đơn vị ngoài nhà nước thì chưa có quy định riêng về miễn nhiệm mà sẽ áp dụng quy định về chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Do đó, trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến vấn đề miễn nhiễm dựa trên quy định của Luật cán bộ, công chức.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, miễn nhiệm được hiểu là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh của mình khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định.

Ngoài ra, Quyết định 260-QĐ/TW có quy định miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ đối với cán bộ, do vi phạm kỷ luật, đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức hoặc bãi nhiệm.

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt vuidulich.vn

Miễn nhiệm gắn với những yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên.

Lưu ý: Miễn nhiệm ở đây không phải là “từ chức” rất nhiều người nhầm lẫn miễn nhiệm là từ chức. Tuy nhiên, có thể hiểu từ chức là việc cán bộ, công chức tự nguyện, chủ động, đề nghị được thôi giữ chức vụ và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Miễn nhiệm tiếng Anh là gì?

Miễn nhiệm là cụm từ được quy định trong văn bản pháp luật và hiểu theo hiểu tiếng Việt. Xét về mặt ngôn ngữ theo từ điển Việt – Anh miễn nhiệm được dịch sang tiếng Anh là “Dismissed” là động từ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực cán bộ, công chức (cho thôi giữ một chức vụ nào đó trong cơ quan nhà nước).

*

Khi nào tiến hành miễn nhiệm?

Khi rơi vào các trường hợp mà Luật cán bộ, công chức quy định dưới đây, cán bộ cũng như công chức có thể miễn nhiệm:

– Cán bộ, công chức có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ

– Cán bộ, công chức có thể xin miễn nhiệm vì lý do sức khỏe;

– Cán bộ, công chức không có đủ năng lực, uy tín;

– Cán bộ, công chức theo yêu cầu nhiệm vụ, công việc cần thay thế;

– Cán bộ, công chức đang giữ chức vụ có nguyện xin thôi chức;

– Vì lý do khác.

Đối chiếu các quy định của Quyết định số 260-QĐ/TW riêng trong trường hợp cán bộ, có thể xem xét căn cứ miễn nhiệm khi:

1/ Cán bộ bị kỷ luật, có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau: Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế hoặc Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm.

READ  ENFP Là Gì? 4 Cách Thể Hiện Tình Yêu Và Lưu ý Khi Yêu ENFP

Xem thêm: Thanh Tuyền ( Ca Sĩ Chế Linh Sinh Năm Bao Nhiêu Tuổi, Ca Sĩ Chế Linh

2/ Cán bộ không đủ năng lực, uy tín để làm việc được xem xét miễn nhiệm nếu trong 2 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hay các trường khác như trong một nhiệm kỳ hoặc hai nhiệm kỳ giữ chức vụ liên tiếp, bị hai lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách được giao; Để đơn vị mất đoàn kết hoặc làm đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền; Bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức của người cán bộ…

3/ Cán bộ bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, với công chức căn cứ theo Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính Phủ có quy định chi tiết các trường hợp miễn nhiệm công chức như sau:

1/ Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;

2/ Không đủ sức khỏe nữa nên không thể tiếp tục làm lãnh đạo hay quản lý;

3/ Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc phạm phải kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức áp dụng hình thức kỷ luật cách chức;

4/Vi phạm quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ;

5/ Công chức đang giữ chức vụ có nguyện xin thôi chức.

Tuy nhiên, với công chức đang là lãnh đạo hay quản lý thì sau khi miễn nhiệm sẽ được bố trí vị trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc. Ngoài ra, chính sách dành cho công chức lãnh đạo, quản lý sẽ được hưởng chế độ, quyền lợi riêng theo quy định của Nghị định 24/2010/NĐ-CP.

READ  Mạnh Quân là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của diễn viên Mạnh Quân

Và lưu ý chung cho cả cán bộ, công chức để được miễn nhiệm phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận và tiến hành theo trình tự, nếu không vẫn tiếp tục thực hiện tiếp theo đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.

Quy trình miễn nhiệm như thế nào?

Quy trình miễn nhiệm đối với cán bộ công chức có thể tóm gọn thành các bước sau đây:

Bước 1: Người có đứng đầu tập thể hoặc trong cơ quan tham mưu trong cơ quan nơi cán bộ, công chức đang công tác căn cứ vào các trường hợp, điều kiện theo quy định để đề xuất việc miễn nhiệm.

Bước 2: Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, công chức đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng theo quy định về trường hợp đề nghị miễn nhiệm.

Bước 3: Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ, công chức về việc miễn nhiệm và tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.

Bước 4: Thông qua quá trình xem xét, cấp có thẩm quyền ra quyết định có chấp thuận hoặc không chấp thuận cho cán bộ, công chức đó miễn nhiệm.

Những thông tin hữu ích Công ty Hoàng Phi cung cấp trên đây, hy vọng giúp Quý vị hiểu hơn về miễn nhiệm. Trường hợp cần được tư vấn pháp luật, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply