Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Or you want a quick look: Lý thuyết Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống

Địa 9 Bài 4: Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về nguồn lao động, vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống người dân. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 17.

Soạn Địa lí 9 Bài 4 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống

1. Nguồn lao động và sử dụng lao động

a) Nguồn lao động.

– Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

– Đặc điểm nguồn lao động:

  • Thế mạnh: Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
  • Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

b) Sử dụng lao động.

– Số lao động có việc làm tăng lên.

– Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

  • Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
  • Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

=> Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay.

2. Vấn đề việc làm

Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

– Khu vực nông thôn: thiếu việc làm

=> Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.

– Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.

3. Chất lượng cuộc sống

– Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện:

  • Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%).
  • Thu nhập bình quân đầu người tăng.
  • Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt.
  • Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm.
  • Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.
READ  Cách làm nước ép cóc giảm cân bằng máy xay sinh tố

– Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.

=> Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm
  • Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang được thay đổi.
  • Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 17

Câu 1

Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta?

Lời giải:

Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:

– Nước ta có dân số đông (79,7 triệu người_2002) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào.

– Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.

Năm 2005:

  • Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
  • Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%

– Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

Câu 2

Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

Lời giải:

Những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân:

– Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999).

– Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.

– Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

– Tuổi thọ trung bình tăng lên: năm 1999 tuổi thọ trung bình của nam là 67,4 và nữ là 74.

– Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đẩy lùi.

Câu 3

Dựa vào bảng số liệu (trang 17 SGK) nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kỉnh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Gợi ý đáp án 

* Nhận xét:

Cơ cấu sử dụng lao động ở các thành phần kinh tế (giai đoạn 1985 – 200 2) có sự thay đổi theo hướng:

– Khu vực nhà nước giảm từ 15% (1985) xuống còn 9,6% (2002), giảm 5,4%.

– Các khu vực kinh tế khác tăng tỉ trọng từ 85% (1985) lên 90,4% (2002), tăng 5,4%.

* Ý nghĩa:

– Cơ cấu sử dụng lao động ở các thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng tích cực.

– Phản ánh sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta, đa dạng hóa các thành phần kinh tế và mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

READ  Công suất hữu dụng và công suất phản kháng

– Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

– Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

Địa 9 Bài 4: Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về nguồn lao động, vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống người dân. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 17.

Soạn Địa lí 9 Bài 4 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống

1. Nguồn lao động và sử dụng lao động

a) Nguồn lao động.

– Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

– Đặc điểm nguồn lao động:

  • Thế mạnh: Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
  • Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

b) Sử dụng lao động.

– Số lao động có việc làm tăng lên.

– Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

  • Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
  • Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

=> Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay.

2. Vấn đề việc làm

Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

– Khu vực nông thôn: thiếu việc làm

=> Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.

– Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.

3. Chất lượng cuộc sống

– Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện:

  • Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%).
  • Thu nhập bình quân đầu người tăng.
  • Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt.
  • Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm.
  • Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.

– Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.

=> Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm
  • Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang được thay đổi.
  • Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
READ  10 bài hát về cô giáo cho trẻ mầm non, thiếu nhi hay nhất

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 17

Câu 1

Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta?

Lời giải:

Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:

– Nước ta có dân số đông (79,7 triệu người_2002) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào.

– Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.

Năm 2005:

  • Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
  • Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%

– Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

Câu 2

Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

Lời giải:

Những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân:

– Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999).

– Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.

– Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

– Tuổi thọ trung bình tăng lên: năm 1999 tuổi thọ trung bình của nam là 67,4 và nữ là 74.

– Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đẩy lùi.

Câu 3

Dựa vào bảng số liệu (trang 17 SGK) nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kỉnh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Gợi ý đáp án 

* Nhận xét:

Cơ cấu sử dụng lao động ở các thành phần kinh tế (giai đoạn 1985 – 200 2) có sự thay đổi theo hướng:

– Khu vực nhà nước giảm từ 15% (1985) xuống còn 9,6% (2002), giảm 5,4%.

– Các khu vực kinh tế khác tăng tỉ trọng từ 85% (1985) lên 90,4% (2002), tăng 5,4%.

* Ý nghĩa:

– Cơ cấu sử dụng lao động ở các thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng tích cực.

– Phản ánh sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta, đa dạng hóa các thành phần kinh tế và mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

– Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

– Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply