Or you want a quick look: Lý thuyết Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở Việt Nam. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 14.
=>> Tải bài soạn tại đây
Soạn Địa lí 9 Bài 3 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
– Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.
Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²).
– Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Không đồng đều theo vùng:
- Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
- Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế – xã hội và môi trường.
– Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:
- Tập trung đông ở nông thôn (74%).
- Tập trung ít ở thành thị (26%).
2. Các loại hình quần cư
Đặc điểm | Quần cư nông thôn | Quần cư thành thị |
---|---|---|
Phân bố dân cư | Tập trung thành các điểm dân cư. | Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn. |
Tên gọi điểm quần cư | Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái, Mường,…); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me). | Phường, quận, khu đô thị, chung cư,… |
Hình thái nhà cửa | Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. | Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới. |
Hoạt động kinh tế chủ yếu | Nông nghiệp | Công nghiệp, dịch vụ |
Mật độ dân cư | Thấp | Cao |
3. Đô thị hoá
– Đặc điểm:
- + Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
- + Trình độ đô thị hóa còn thấp.
- + Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
- + Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 14
Câu 1
Dựa vào hình 3.1 (SGK trang 11), hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.
Lời giải:
– Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ:
- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước.
- Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác.
– Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa.
-Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác.
Câu 2
Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.
Lời giải:
– Quần cư nông thôn:
+ Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy thuộc theo dân tộc và địa bàn cư trú : làng, ấp (người Kinh); bản (người Tày, Thái, Mường,…); buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); phum, sóc (người Khơ-me).
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, do phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
+ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
– Quần cư thành thị:
+ Các đô thị, nhất là các đô thị lớn ở nước ta có mật độ dân số rất cao .Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn…
+ Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.
Câu 3
Quan sát bảng 3.2 (trang 14 SGK ) nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
Lời giải:
ân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước.
- Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, là những vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng năm 2003: 1192 người km2
- Đông Nam Bộ – 476 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long – 425 người/km2.
- Thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên : Tây Bắc 67 người/ km2
- Tây Nguyên 84 người/km2 , Đông Bắc 141 người/km2 .
– Ngay trong một vùng thì mật độ dân số cũng không giống nhau giữa các khu vực và các địa phương. ở Trung du miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Đông Bắc có mật độ dân số 141 người/ km2 cao hơn tiểu vùng Tây Bắc 67 người/km2.
– Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 – 2003 đều tăng lên, nhưng mức độ tăng có sự khác nhau giữa các khu vực:
- Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số trung bình tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/km2 , tăng 1,87 lần (do các chương trình di dân của Đảng và Nhà nước lên Tây Nguyên để xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới).
- Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số tăng ít nhất: 103 lên 115 người/km2, tăng 1,1 lần.
Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở Việt Nam. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 14.
Soạn Địa lí 9 Bài 3 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
– Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.
Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²).
– Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Không đồng đều theo vùng:
- Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
- Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế – xã hội và môi trường.
– Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:
- Tập trung đông ở nông thôn (74%).
- Tập trung ít ở thành thị (26%).
2. Các loại hình quần cư
Đặc điểm | Quần cư nông thôn | Quần cư thành thị |
---|---|---|
Phân bố dân cư | Tập trung thành các điểm dân cư. | Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn. |
Tên gọi điểm quần cư | Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái, Mường,…); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me). | Phường, quận, khu đô thị, chung cư,… |
Hình thái nhà cửa | Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. | Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới. |
Hoạt động kinh tế chủ yếu | Nông nghiệp | Công nghiệp, dịch vụ |
Mật độ dân cư | Thấp | Cao |
3. Đô thị hoá
– Đặc điểm:
- + Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
- + Trình độ đô thị hóa còn thấp.
- + Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
- + Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 14
Câu 1
Dựa vào hình 3.1 (SGK trang 11), hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.
Lời giải:
– Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ:
- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước.
- Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác.
– Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa.
-Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác.
Câu 2
Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.
Lời giải:
– Quần cư nông thôn:
+ Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy thuộc theo dân tộc và địa bàn cư trú : làng, ấp (người Kinh); bản (người Tày, Thái, Mường,…); buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); phum, sóc (người Khơ-me).
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, do phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
+ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
– Quần cư thành thị:
+ Các đô thị, nhất là các đô thị lớn ở nước ta có mật độ dân số rất cao .Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn…
+ Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.
Câu 3
Quan sát bảng 3.2 (trang 14 SGK ) nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
Lời giải:
ân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước.
- Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, là những vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng năm 2003: 1192 người km2
- Đông Nam Bộ – 476 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long – 425 người/km2.
- Thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên : Tây Bắc 67 người/ km2
- Tây Nguyên 84 người/km2 , Đông Bắc 141 người/km2 .
– Ngay trong một vùng thì mật độ dân số cũng không giống nhau giữa các khu vực và các địa phương. ở Trung du miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Đông Bắc có mật độ dân số 141 người/ km2 cao hơn tiểu vùng Tây Bắc 67 người/km2.
– Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 – 2003 đều tăng lên, nhưng mức độ tăng có sự khác nhau giữa các khu vực:
- Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số trung bình tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/km2 , tăng 1,87 lần (do các chương trình di dân của Đảng và Nhà nước lên Tây Nguyên để xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới).
- Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số tăng ít nhất: 103 lên 115 người/km2, tăng 1,1 lần.