Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Or you want a quick look: Lý thuyết Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, diễn ra phức tạp. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 113.

Soạn Địa lí 8 Bài 31 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Đặc điểm khí hậu Việt Nam

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

– Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

– Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

– Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

– Một năm có 2 mùa gió:

  • Gió mùa đông: lạnh, khô.
  • Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

– Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

– Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.

2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường.

– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.

  • Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
  • Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

– Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh:

  • Biểu hiện: có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…
  • Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
READ  Lịch tháng 9: Lịch âm tháng 9, lịch vạn niên tháng 9

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 31 trang 113

Câu 1

Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta làm là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ởi những mặt nào?

Gợi ý đáp án

* Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

* Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:

– Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.

– Tính chất đa dạng và thất thường:

+ Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

  • Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
  • Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.
  • Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao…

+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…

Câu 2

Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền?

Gợi ý đáp án

Nước ta có 4 miền khí hậu:

  • Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
  • Miền khí hậu Động Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ phía Trung Bộ phí đông dãy Trường Sơn, từ Hoàng Sơn (vĩ tuyến 18oB) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11oB) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
  • Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
  • Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chấy gió mùa nhiệt đới hải dương.

Câu 3

Em hãy sưu tầm năm câu ca dao, tục ngữ nói về khí hậu – thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em?

Gợi ý đáp án

Chớp đông nhay nháy
Mà gà gáy thi mưa

Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Cò bay ngược, nước vô nhà
Cò bay xuôi nước lui ra biển

Ếch kêu uôm uôm
Ao chuôm đầy nước

Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to.

Tháng bảy mưa gảy cành trám
tháng tám nắng rám trái bòng

Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, diễn ra phức tạp. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 113.

READ  Menu Bobapop và Hệ thống các cửa hàng | Vuidulich.vn

Soạn Địa lí 8 Bài 31 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Đặc điểm khí hậu Việt Nam

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

– Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

– Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

– Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

– Một năm có 2 mùa gió:

  • Gió mùa đông: lạnh, khô.
  • Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

– Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

– Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.

2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường.

– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.

  • Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
  • Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

– Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh:

  • Biểu hiện: có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…
  • Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 31 trang 113

Câu 1

Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta làm là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ởi những mặt nào?

READ  So sánh sự giống nhau và khác nhau của Triac và Diac | Vuidulich.vn

Gợi ý đáp án

* Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

* Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:

– Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.

– Tính chất đa dạng và thất thường:

+ Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

  • Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
  • Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.
  • Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao…

+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…

Câu 2

Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền?

Gợi ý đáp án

Nước ta có 4 miền khí hậu:

  • Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
  • Miền khí hậu Động Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ phía Trung Bộ phí đông dãy Trường Sơn, từ Hoàng Sơn (vĩ tuyến 18oB) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11oB) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
  • Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
  • Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chấy gió mùa nhiệt đới hải dương.

Câu 3

Em hãy sưu tầm năm câu ca dao, tục ngữ nói về khí hậu – thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em?

Gợi ý đáp án

Chớp đông nhay nháy
Mà gà gáy thi mưa

Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Cò bay ngược, nước vô nhà
Cò bay xuôi nước lui ra biển

Ếch kêu uôm uôm
Ao chuôm đầy nước

Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to.

Tháng bảy mưa gảy cành trám
tháng tám nắng rám trái bòng

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply