Or you want a quick look: Lý thuyết Địa 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về vị trí địa lí, khí hậu sông ngoài và cảnh quan tự nhiên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 36.
Soạn Địa lí 8 Bài 10 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Địa 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
1. Vị trí địa lí và địa hình
a) Vị trí địa lí
– Tiếp giáp:
- Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.
- Tiếp giáp với vịnh Ben-gan, biển A-rap, Ấn Độ Dương.
b) Địa hình
Nam Á có 3 miền địa hình:
– Phía bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ dạy theo hướng tây bắc- đông nam.
– Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.
– Nằm giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.
2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên
– Khí hậu: đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:
- Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.
- Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.
- Vùng tây bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan có khí hậu nhiệt đới khô.
– Sông ngòi: dày đặc có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
-Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Câu 1
Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?
Gợi ý đáp án:
Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.
– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.
– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.
– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Câu 2
Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố không đồng đều ở Nam Á?
Gợi ý đáp án:
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
– Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình năm dưới 100mm/năm.
– Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-mai-lay-a và sơn nguyên Đe-can, như một hành lang hứng gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-rapun-di có lượng mưa rất cao (11000mm/năm), trong khi đó lượng mưa ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm.
– Dãy núi Gát Tây chăn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
Câu 3
Hãy cho biết các sông và cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á.
Gợi ý đáp án:
– Các con sông chính của Nam Á:
- Sông Ấn: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy hướng Bắc – Nam đổ ra biển A-rập.
- Sông Hằng: bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra vịnh Ben-gan.
- Sông Bra-ma-pút: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra vịnh Ben-gan.
– Cảnh quan thiên nhiên Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về vị trí địa lí, khí hậu sông ngoài và cảnh quan tự nhiên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 36.
Soạn Địa lí 8 Bài 10 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Địa 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
1. Vị trí địa lí và địa hình
a) Vị trí địa lí
– Tiếp giáp:
- Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.
- Tiếp giáp với vịnh Ben-gan, biển A-rap, Ấn Độ Dương.
b) Địa hình
Nam Á có 3 miền địa hình:
– Phía bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ dạy theo hướng tây bắc- đông nam.
– Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.
– Nằm giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.
2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên
– Khí hậu: đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:
- Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.
- Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.
- Vùng tây bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan có khí hậu nhiệt đới khô.
– Sông ngòi: dày đặc có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
-Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Câu 1
Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?
Gợi ý đáp án:
Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.
– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.
– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.
– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Câu 2
Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố không đồng đều ở Nam Á?
Gợi ý đáp án:
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
– Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình năm dưới 100mm/năm.
– Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-mai-lay-a và sơn nguyên Đe-can, như một hành lang hứng gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-rapun-di có lượng mưa rất cao (11000mm/năm), trong khi đó lượng mưa ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm.
– Dãy núi Gát Tây chăn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
Câu 3
Hãy cho biết các sông và cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á.
Gợi ý đáp án:
– Các con sông chính của Nam Á:
- Sông Ấn: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy hướng Bắc – Nam đổ ra biển A-rập.
- Sông Hằng: bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra vịnh Ben-gan.
- Sông Bra-ma-pút: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra vịnh Ben-gan.
– Cảnh quan thiên nhiên Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.