Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 9 – 10

Or you want a quick look: Sơ đồ tư duy thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 9 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 44. Đồng thời hiểu được kiến thức về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 40→44 bao gồm cả sơ đồ tư duy. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Bài 9 Địa 12 trắc nghiệm
  • Bài 9 Địa 12 bài tập
  • Bài 9 Địa 12 lý thuyết
  • Bài 9 Địa 12 Giáo an
  • Bài 9 trang 40 Địa 12
  • Địa 12 bài 9 sơ đồ tư duy
  • Bài giảng Địa 12 bài 9
bài 9 địa 12

bài 9 địa 12

https://www.youtube.com/watch?v=k2Dzhvu6lSc

Sơ đồ tư duy thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa a) Tính chất nhiệt đới – Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao). Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm. b) Lượng mưa, độ ẩm lớn – Lượng mưa trung bình năm cao, từ 1500 đến 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 – 4000mm. – Độ ẩm không khí cao trên 80%. c) Gió mùa – Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió. – Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc (thường gọi là gió mùa Đông Bắc). + Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn. + Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã. + Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. – Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta. + Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào). + Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh. + Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. + Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. + Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc. – Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. + Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. + Ở miền Nam có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt. – Cuối mùa đông khối khí Xibia di chuyển về phía đông, qua biển nước ta đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân ở Đồng bằng sông Hồng. – Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại và bị đẩy lên cao, hơi nước ngưng tụ, gây mưa ở sườn tây, gió vượt qua sườn đông hơi nước đã giảm nhiều và nhiệt độ lại tăng. Gió hoàn toàn trở nên khô nóng.
READ  Hướng dẫn cài đặt Minecraft Server trên Windows 10

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 9 trang 44

Câu 1

Tính chất nhiệt đới của nước ta được biểu hiện như thế nào? Gợi ý đáp án
  • Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
  • Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 27oC, tổng số giờ nắng dao động từ 1.400 đến 3.000 giờ/năm.

Câu 2

Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I (oC) Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC) Nhiệt độ trung bình năm (oC)
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. Gợi ý đáp án a) Nhận xét Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam. Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam. b) Nguyên nhân Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn. Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.

Câu 3

Dựa vào bảng số liệu sau Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (m)
Hà Nội 1667 989 + 678
Huế 2868 1000 + 1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245
Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích. Gợi ý đáp án So sánh, nhận xét và giải thích:
  • Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn dãy Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của hội tụ nội chí tuyến. Cũng vì vậy, Huế có mùa mưa vào thu đông (từ tháng 8-1). Vào thời kì mưa nhiều này lượng bốc hơi nhỏ, nên cân bằng ẩm ở Huế rất cao.
  • TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa tây nam mang mưa, hoạt động của hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhung nhiệt độ cao nên bốc hơi nước mạnh hơn, vì thế có cân bằng ẩm tương đương Hà Nội.

Câu 4

Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. Gợi ý đáp án Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
  • Gió mùa mùa đông
    • Từ tháng 11 – 4 miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Vào các tháng 11, 12, 1 khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho miển Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. Đến các tháng 2, 3, khối khí lạnh di chuyển về phía đông, qua biển vàc nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn.
    • Gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt, chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh (nhiệt độ xuống dưới 18oC). Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh có thể xuống tới 12oB. Khi di chuyển xuống phía nam, khối khí này bị biến tính và suy yếu dần nên dường như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.
    • Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc, hình thành một mùa khô, nắng nóng.
  • Gió mùa mùa hạ: có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
    • Vào các tháng 5, 6, 7: khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn, khối khí trở nên nóng khô (gió Tây, còn gọi là gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi khí do lực hút của áp thấp Bắc Bộ làm xuất hiện gió Tây khô nóng tại đồng bằng Bắc Bộ, khiến cho nhiệt độ lên tới 35 – 40oc và độ âm xuống dưới 50%.
    • Từ tháng 6 đến tháng 9: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng?) cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
  • Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
    • Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
    • Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt.
    • Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông.
  • Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 9 - 10

    Câu 1. Độ ẩm không khí của nước ta khoảng bao nhiêu?

    1. Dưới 80%.
    2. Trên 80%.
    3. Dưới 85%.
    4. Trên 85%.

    Câu 2. Lượng mưa trung bình năm của nước ta là bao nhiêu?

    1. 1000 mm - 2000 mm.
    2. 1500 mm - 2000 mm.
    3. 2500 mm - 3000 mm.
    4. 3000 mm - 3500 mm.

    Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện ở số giờ nắng đạt từ

    1. 1400 - 3000 giờ/năm.
    2. 1500 - 3200 giờ/năm.
    3. 2000 - 3000 giờ/năm.
    4. 2500 - 3200 giờ/năm.

    Câu 4. Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào đầu mùa đông là gì?

    1. Lạnh, khô.
    2. Lạnh, ẩm.
    3. Khô, nóng.
    4. Nóng, ẩm.

    Câu 5. Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào cuối mùa đông là gì?

    1. Lạnh, khô.
    2. Lạnh, ẩm.
    3. Khô, nóng.
    4. Nóng, ẩm.

    Câu 6. Ở nước ta, thời gian hoạt động của gió mùa Tây nam là từ tháng

    1. 5 đến tháng 10.
    2. 6 đến tháng 12.
    3. 11 đến tháng 4.
    4. 4 đến tháng 11.

    Câu 7. Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc là đâu?

    1. Trên biển Đông.
    2. Cao áp Xi-bia.
    3. Cao áp cận chí tuyến bán cầu nam.
    4. Vịnh Bengan.

    Câu 8. Ở nước ta, gió mùa Đông Bắc hoạt động vào thời gian từ tháng

    1. 6 đến tháng 10.
    2. 5 đến tháng 10.
    3. 11 đến tháng 4.
    4. 8 đến tháng 12.

    Câu 9. Nước ta có đặc điểm khí hậu mang tính chất nhiệt đới

    1. Hải dương.
    2. Lạnh.
    3. Ẩm gió mùa.
    4. Lục địa.

    Câu 10. Đặc điểm nào của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

    1. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
    2. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
    3. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
    4. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

    Câu 11. Tiêu biểu của nước ta hiện nay là kiểu rừng

    1. Rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
    2. Gió mùa thường xanh.
    3. Gió mùa nửa rụng lá.
    4. Ngập mặn thường xanh ven biển.

    Câu 12. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng nào?

    1. Tây Nguyên.
    2. Nam Bộ.
    3. Bắc Bộ.
    4. Cả nước.

    Câu 13. Mưa vào thu đông là nét tiêu biểu của khí hậu vùng nào?

    1. Đồng bằng Bắc Bộ.
    2. Duyên hải Nam Trung Bộ.
    3. Đông Nam Bộ.
    4. Tây Nguyên.

    Câu 14. Khí hậu Việt Nam không chịu ảnh hưởng của gió

    1. Mùa Đông Bắc.
    2. Mậu dịch Đông Nam.
    3. Mậu dịch Tây Nam.
    4. Mậu dịch Đông Bắc.
    Câu 15. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là bao nhiêu?
    1. Trên 20oC.
    2. 22oC - 25oC.
    3. 20oC - 24oC.
    4. Dưới 18oC.

    Câu 16. Tổng nhiệt độ trung bình năm của nước ta là bao nhiêu?

    1. Dưới 9000oC.
    2. 6000oC đến 8000oC.
    3. 8000oC đến 10000oC.
    4. Trên 10000oC.

    Câu 17. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa cho vùng nào trên nước ta?

    1. Bắc Trung Bộ.
    2. Tây Nguyên và Nam Bộ.
    3. Phía nam đèo Hải Vân.
    4. Gây mưa cả nước.

    Câu 18. Hướng thổi của gió Mậu dịch nửa cầu bắc ở khu vực dãy Bạch Mã trở ra Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là

    1. Tây bắc - đông nam.
    2. Đông bắc - tây nam.
    3. Đông nam - tây bắc.
    4. Tây nam - đông bắc.

    Câu 19. Thời kì chuyển tiếp hoạt động giữa gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây nam là thời kì hoạt động mạnh của gió

    1. Mùa mùa đông.
    2. Mậu dịch.
    3. Mùa mùa hạ.
    4. Địa phương.

    Câu 20. Gió mùa Đông bắc di chuyển xuống phía nam của nước ta bị chặn lại ở dãy

    1. Hoành Sơn.
    2. Bạch Mã.
    3. Trường Sơn Bắc.
    4. Con Voi.

    Câu 21. Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á  nên nước ta có

    1. Tổng bức xạ trong năm lớn.
    2. Khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
    3. Hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh.
    4. Nền nhiệt độ cả nước cao.

    Câu 22. Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho Nam Bộ nước ta vào giữa và cuối mùa hạ?

    1. Gió mùa Tây Nam.
    2. Tín phong bán cầu Bắc.
    3. Gió phơn Tây Nam.
    4. Gió mùa Đông Bắc.

    Câu 23. Loại gió nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

    1. Tín phong bán cầu Bắc.
    2. Gió phơn Tây Nam.
    3. Gió mùa Tây Nam.
    4. Gió mùa Đông Bắc.

    Câu 24. Gió phơn Tây Nam làm cho khí hậu vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có

    1. Mưa nhiều vào thu đông.
    2. Lượng bức xạ Mặt trời lớn.
    3. Thời tiết đầu hạ khô nóng.
    4. Hai mùa khác nhau rõ rệt.

    Câu 25. Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Nam Bộ nước ta là

    1. Gió mùa Tây Nam.
    2. Gió phơn Tây Nam.
    3. Gió mùa Đông Bắc.
    4. Tín phong bán cầu Bắc.

    Câu 26. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí

    1. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
    2. Nằm ở vùng ngoại chí tuyến.
    3. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
    4. Nằm ở nơi trong vùng một năm có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

    Câu 27. Nhân tố làm giảm sút nhiệt độ mạnh nhất trong mùa đông ở nước ta là

    1. Địa hình nhiều đồi núi.
    2. Gió mùa mùa đông.
    3. Tín phong thổi theo hướng Đông Bắc.
    4. Ảnh hưởng của Biển Đông.

    Câu 28. Khu vực nào ở nước ta lượng mưa có thể đạt tới 3500 - 4000 mm/năm?

    1. Nơi có vị trí nằm tiếp giáp với biển.
    2. Những địa điểm có sườn núi hướng về phía bắc với địa hình cao.
    3. Các lòng chảo, cánh đồng, thung lũng ở miền núi.
    4. Những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.

    Câu 29. Gió mùa Tây Nam hoạt động trong thời kì đầu mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ khối khí

    1. Nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
    2. Chí tuyến bán cầu Nam.
    3. Nhiệt đới Nam Thái Bình Dương.
    4. Từ phương Bắc.

    Câu 30. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào

    1. Độ dài của các con sông.
    2. Đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua.
    3. Hướng dòng chảy.
    4. Chế độ mưa theo mùa.

    Câu 31. Thảm thực vật rừng nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do

    1. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp.
    2. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
    3. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
    4. Vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật.

    Câu 32. Mặc dù nước ta có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng tính chất nhiệt đới vẫn được bảo toàn, nguyên nhân là do

    1. Chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc.
    2. Chịu tác động của gió mùa tây nam.
    3. Địa hình phân hóa đa dạng.
    4. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

    Câu 33. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?

    1. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn.
    2. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật.
    3. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn.
    4. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.

    Câu 34. Nguyên nhân chính tạo ra tính chất ẩm của khí hậu nước ta là gì?

    1. Ảnh hưởng của biển Đông.
    2. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
    3. Ảnh hưởng của gió Tín phong.
    4. Ảnh hưởng của núi cao.

    Câu 35. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nên

    1. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt.
    2. Có nền nhiệt độ cao.
    3. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
    4. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
    Câu 36. Hiện tượng gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu vào mùa hạ, mạnh nhất ở vùng nào của nước ta?
    1. Đồng bằng Bắc Bộ.
    2. Bắc Trung Bộ.
    3. Đông Bắc.
    4. Tây Bắc.
    ---------------------------------------- Địa lí là một trong những môn thi THPT Quốc gia, vì vậy việc ghi nhớ lý thuyết môn Địa lí là rất cần thiết để các em có thể trả lời các câu hỏi trong bài thi. Song song với việc ghi nhớ lý thuyết, các em cũng cần làm các bài tập để có thể nhớ bài tốt hơn. Chuyên mục Lý thuyết Địa lí 12 được giới thiệu trên Vuidulich.vn sẽ giúp các em học sinh hệ thống những kiến thức trọng tâm trong từng đơn vị bài học, bên cạnh đó là những câu hỏi đi kèm để các em dễ dàng ghi nhớ bài học. Mời các em theo dõi chuyên mục để có cho mình những tài liệu hay, hữu ích phục vụ cho quá trình học tập được tốt hơn nhé.
Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
  • Bài 9 trang 40 Địa 12
  • Địa 12 bài 9 sơ đồ tư duy
  • Bài giảng Địa 12 bài 9v
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply