Đèn kéo quân là gì? Cách làm đèn kéo quân đẹp, đơn giản

Or you want a quick look: Đèn kéo quân là gì?

Đèn kéo quân là gì? Cách làm đèn kéo quân như thế nào? Mobitool mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Đèn kéo quân là gì?

Đèn kéo quân (hay còn gọi là đèn cù) là một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày xưa phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung Thu. Đèn kéo quân có đặc điểm là khi thắp nến, những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện lên trên mặt đèn, giống như rối bóng và xoay vòng theo cùng một chiều liên tục không dừng lại.

Đèn kéo quân được xem như một món đồ truyền thống được người dân Việt Nam lưu truyền từ rất lâu. Nó là một món quà vô cùng ý nghĩa trong ngày Trung Thu cho các bạn nhỏ, mỗi em cầm trên tay một chiếc đèn với tia sáng chiếu rọi cùng bao tiếng cười rộn rã.

Tìm hiểu sự tích đèn kéo quân, ý nghĩa của đèn kéo quân

Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung Thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý.

Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm mơ, Lục Đức gặp được một vị thần râu tóc bạc phơ tự xưng là Thái Thượng Lão Quân đã bày cho cách làm chiếc đèn dâng Vua.

READ  Hoa hồng đen có thật không? Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng đen

Theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Vào đúng ngày rằm tháng 8 chiếc đèn đã hoàn thành, chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua.

Khi nhìn thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nhà vua rất hài lòng. Vua bèn hỏi chàng về ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: “Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người”.

Vua ban lệnh truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Khi đèn được đốt lên chong chóng bắt đầu quay. Hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau hiện lên với sáu màu sắc rực rỡ. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua hài lòng, cho người ban thưởng cho hai mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.

Từ đó, mỗi khi nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, vào dịp Tết Trung Thu dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ còn được gọi là đèn kéo quân.

READ  Cách làm lồng đèn Trung Thu ngôi sao truyền thống đẹp, đơn giản

Hướng dẫn cách làm lồng đèn kéo quân đẹp, đơn giản

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Bút chì, kéo, thước kẻ
  • Keo dán, hồ dán, băng dính 2 mặt
  • Compa, dao, đồ bấm ghim
  • Bìa cứng màu kích thước 48cm x 20cm
  • Giấy bóng kính kích thước 40cm x 14cm
  • Giấy decal, giấy dó, giấy trang trí
  • Cúc bấm
  • Nan tre, giá đỡ nến, dây kẽm

Cách làm lồng đèn kéo quân

Bước 1: Làm khung đèn kéo quân

  • Dùng dao vót tròn 6 nan tre dài 30cm và 6 nan khác dài 20cm. Lưu ý: Bạn vót tre càng nhẵn thì đèn kéo quân của bạn càng đẹp.
  • Buộc các nan tre lại với nhau thành khung đèn. Dùng dây kẽ buộc cố định các mối giữ.

Làm khung đèn kéo quân

Bước 2: Làm chao đèn quay

  • Cắt giấy bìa thành 1 hình tròn với đường kính 18cm, dùng bút chì kẻ chia miếng giấy đó thành nhiều phần bằng nhau rồi dùng kéo cắt.
  • Tiếp theo, bạn cắt thêm 1 miếng bìa có chiều rộng là 3cm và dài bằng chu vi hình cầu, dùng keo dán 2 miếng bìa lại với nhau để tạo thành cánh quạt hút gió.
  • Bạn dùng cúc bấm dán ở giữa tâm để làm trục quay.
  • Tiếp theo, bạn cắt 2 vòng tròn có đường kính khoảng 17cm. Lưu ý: Ở bước này bạn có thể tạo hình những họa tiết trang trí riêng theo sở thích, sau đó những hình này sẽ hiện lên và chuyển động khi đèn quay.
  • Sau khi cắt xong hình, bạn tiến hành ghép 3 hình tròn lại với nhau bằng dây chỉ và băng keo. Lưu ý: Các sợi chỉ phải có độ dài bằng nhau và vị trí dán vào cánh quạt tương xứng.

Bước 3: Buộc chong chóng vào khung đèn

Bạn dùng một chiếc đinh nhỏ để cố định phần chong chóng với điểm chính giữa của phần khung đèn. Ở bước này bạn không nên làm quá chặt vì đèn có thể sẽ không quay được.

READ  Cách ngâm dâu tằm với đường phèn để được lâu, thơm ngon

Bước 4: Trang trí đèn kéo quân

  • Bạn tiến hành gấp giấy nến vào khung đèn, dán khéo léo sao cho đèn được đẹp và bắt mắt.
  • Ở phần đáy lồng đèn, bạn dán 1 miếng bìa cứng rồi gắn trục xoay và giá đỡ, sau đó cho nến vào giá đỡ đó.

Bước 5: Hoàn thành lồng đèn kéo quân

  • Bạn thắp sáng ngọn nến trong đèn kéo quân, để yên cho không khí bên trong đèn ấm rồi mới cho lồng quay vào.
  • Bạn dùng tay tạp trón cho cánh quạt và lồng quạt xoay đều.
  • Trường hợp đèn không quay thì bạn cần di chuyển nến ra sát phía ngoài lồng quay để có thể tạo sức cho cánh quạt. Bạn có thể dùng nến lớn hơn hoặc dùng 2 cây nến để 2 đầu tăng sức nóng. Lưu ý: Kê chân đèn cao hơn để đối lưu không khí tốt.

Các bước làm đèn kéo quân

Trên đây là cách làm lồng đèn kéo quân mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website Mobitool để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm:

  • Sự tích Tết Trung Thu ngắn gọn, câu chuyện về Tết Trung Thu
  • Những câu cap thả thính Trung Thu, stt thả thính Trung Thu hay nhất
  • Cap hay về Trung Thu, stt về Trung Thu bá đạo nhất
  • Thơ hay về Trung Thu, bài thơ về Tết Trung Thu ngắn
  • Trung thu ngày mấy 2021? Trung thu 2021 vào thứ mấy?
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply