Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân?

Or you want a quick look:

Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân? Quy định về việc thăm gặp người đang bị tạm giữ, tạm giam như thế nào?

1. Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân?

Tạm giam có được gặp người nhà?

Khoản 1 điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Luật THTGTG) quy định quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:

……………….

d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

=> Đang bị tạm giữ, tạm giam vẫn được gặp người thân.

2. Chế độ thăm gặp người bị tạm giữ tạm giam

Chế độ thăm gặp người bị tạm giữ tạm giam được quy định tại điều 22 Luật THTGTG, cụ thể:

– Đối tượng thăm gặp:

Thân nhân, gồm: người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

– Thời gian thăm gặp:

  • Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.
  • Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.

– Giấy tờ xuất trình khi thăm gặp:

  • Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:

Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

  • Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
READ  TOP game sinh tồn đỉnh cao giống như PUBG Mobile

Lưu ý: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

3. Thủ tục xin gặp người nhà bị tạm giam như thế nào?

Bước 1: Khi đến gặp, người thân phải xuất trình một trong các giấy tờ đã được nêu tại mục 2 bài này

Bước 2: Chờ thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.

Lưu ý: Người đến thăm gặp người đang bị tạm giam phải tuân thủ thời gian thăm gặp, không đưa các đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam được quy định tại điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA, gồm:

  • Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.
  • Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
  • Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.
  • Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm…).
  • Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.
  • Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.
  • Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.
  • …..

4. Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

Các bạn có thể tải Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam tại bài Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

5. Bị bắt tạm giam có được dùng điện thoại không?

Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định các vật dụng cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam trong đó có điện thoại di động

=> Người bị tạm giam không được mang điện thoại, sử dụng điện thoại di động trong thời gian bị tạm giam

Trên đây, Mobitool đã trả lời câu hỏi Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

READ  Top ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính, vẽ mindmap online đẹp, trực quan

Các bài viết liên quan:

  • Trồng cần sa, anh túc trái phép phạt thế nào?
  • Làm căn cước công dân khác tỉnh được không?
  • Làm căn cước công dân online
  • Đất rau xanh là gì? Đất rau xanh có làm được sổ đỏ không?

Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân? Quy định về việc thăm gặp người đang bị tạm giữ, tạm giam như thế nào?

1. Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân?

Tạm giam có được gặp người nhà?

Khoản 1 điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Luật THTGTG) quy định quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:

……………….

d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

=> Đang bị tạm giữ, tạm giam vẫn được gặp người thân.

2. Chế độ thăm gặp người bị tạm giữ tạm giam

Chế độ thăm gặp người bị tạm giữ tạm giam được quy định tại điều 22 Luật THTGTG, cụ thể:

– Đối tượng thăm gặp:

Thân nhân, gồm: người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

– Thời gian thăm gặp:

  • Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.
  • Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.

– Giấy tờ xuất trình khi thăm gặp:

  • Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:

Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

  • Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
READ  Top 5 Biệt thự, Villa, Resort Đà Nẵng đẹp nhất dành cho gia đình và các cặp đôi

Lưu ý: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

3. Thủ tục xin gặp người nhà bị tạm giam như thế nào?

Bước 1: Khi đến gặp, người thân phải xuất trình một trong các giấy tờ đã được nêu tại mục 2 bài này

Bước 2: Chờ thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.

Lưu ý: Người đến thăm gặp người đang bị tạm giam phải tuân thủ thời gian thăm gặp, không đưa các đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam được quy định tại điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA, gồm:

  • Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.
  • Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
  • Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.
  • Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm…).
  • Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.
  • Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.
  • Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.
  • …..

4. Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

Các bạn có thể tải Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam tại bài Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

5. Bị bắt tạm giam có được dùng điện thoại không?

Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định các vật dụng cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam trong đó có điện thoại di động

=> Người bị tạm giam không được mang điện thoại, sử dụng điện thoại di động trong thời gian bị tạm giam

Trên đây, Mobitool đã trả lời câu hỏi Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Trồng cần sa, anh túc trái phép phạt thế nào?
  • Làm căn cước công dân khác tỉnh được không?
  • Làm căn cước công dân online
  • Đất rau xanh là gì? Đất rau xanh có làm được sổ đỏ không?
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply