Or you want a quick look: I. Dàn ý phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)
Các em học sinh cùng tham khảo dàn ý phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây để thấy được những nét đặc sắc trong cách thể hiện nội dung cũng như những độc đáo trong bút pháp nghệ thuật tác phẩm.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu
Dàn ý phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Dàn ý phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
2. Thân bài
a. Hình tượng những chiếc xe không kính và tư thế kiên cường, ung dung của người lính (khổ 1 và khổ 2)
– Hình tượng những chiếc xe được miêu tả chân thực, trần trụi:
+ Điệp từ “không có” kết hợp chất văn xuôi qua lối nói khẩu ngữ nhấn mạnh sự tàn phá của chiến tranh.
+ Các từ phủ định được sử dụng nối tiếp “không có… không phải… không có”
– Hình tượng người lính lái xe với vẻ đẹp kiên cường, ung dung:
+ Biện pháp đảo ngữ: “Ung dung buồng lái ta ngồi”
+ Điệp từ “nhìn thấy… nhìn thấy… thấy” được nhắc lại ba lần → tư thế hiên ngang, trực diện đối mặt khó khăn.
b. Sự khắc nghiệt của cuộc sống nơi chiến trường cùng tinh thần bất chấp hiểm nguy và sự lạc quan của người lính (khổ 3 và khổ 4)
– Hình ảnh thực “gió”, “bụi”, “mưa” gợi sự gian khổ, khắc nghiệt.
– Hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc”, “lái trăm cây số nữa”gợi sự lạc quan của người lính.
c. Hình tượng những chiếc xe không kính và tình đồng đội cao đẹp của người lính (khổ 5 và khổ 6)
– “Những chiếc xe từ trong bom rơi” tả thực những chiếc xe đi qua mưa bom bão đạn.
– Hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”
+ Thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia
+ Gợi tình cảm đồng chí, đồng đội
– Cách định nghĩa về gia đình mang đậm chất lính: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”.
d. Hình tượng những chiếc xe không kính cùng lí tưởng, trái tim yêu nước của người lính (khổ 7)
– Thủ pháp liệt kê nhấn mạnh những thiếu thốn.
– Lí tưởng và trái tim yêu nước của người lính được thể hiện qua hình ảnh hoán dụ “trái tim” và mục đích “vì miền Nam phía trước”.
3. Kết bài
Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)
Phạm Tiến Duật cùng với Chính Hữu, Quang Dũng và Tố Hữu đều là các nhà thơ nổi tiếng và thành công khi viết về đề tài người lính trong hai cuộc kháng chiến đầy máu và lửa của dân tộc. Nếu như Đồng Chí của Chính Hữu hay Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của nền thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, thiếu thốn, thì Bài thơ tiểu đội xe không kính lại chính là một bài thơ rất tiêu biểu cho nền thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, khi gắn với hình tượng người lính lái xe qua con đường Trường Sơn oai hùng và ác liệt.
Phạm Tiến Duật (1941-2007), là một trong những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, ông vốn tốt nghiệp trường sư phạm thế nhưng lại từ bỏ rồi tham gia sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính tại đây.
————————–HẾT—————————-
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em lập dàn ý cho đề bài phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, để củng cố thêm kiến thức về bài thơ, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 khác như: Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Suy nghĩ của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bình giảng bốn khổ thơ đầu bài thơ về tiểu đội xe không kính