Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Người lái đò sông Đà

Or you want a quick look:

Phân tích đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Người lái đò sông Đà để thấy nét tài hoa uyên bác trong ngòi bút của người nghệ sĩ cũng như sự sắc sảo, tinh tế trong phong cách sáng tác của nhà văn. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút “Người lái đò sông Đà”. 

Mở bài: Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Qua các tác phẩm của ông, người đọc không chỉ thấy ở ông sự tài năng của một nhà văn mà ở ông còn hội tụ sự tài hoa của một người nghệ sĩ và sự uyên bác của một nhà văn hóa lớn. Những cảm nhận ấy được hình thành trong người đọc đã cho thấy sự thành công to lớn của Nguyễn Tuân và có lẽ đạt được điều đó, không thể không kể đến sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông. 

Nội dung chính bài viết

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân 

Nguyễn Tuân (1910 – 1987), ông xuất thân trong một gia đình nhà nho ở Hà Nội trong bối cảnh nền Hán học bước vào giai đoạn suy thoái. Nguyễn Tuân được gia đình tạo điều kiện cho học tập đến cuối bậc Thành chung thì bị đuổi học bởi vì bị phát hiện tham gia vào cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam vào năm 1929. Nguyễn Tuân cũng từng trải qua cảnh sống trong nhà giam vì ông “xê dịch” qua biên giới mà không có giấy phép. 

Nguyễn Tuân bắt đầu với sự nghiệp viết văn làm báo vào khoảng năm 1930 và bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình thông qua một số tác phẩm như “Một chuyến đi”, “Vang bóng một thời” vào năm 1938. Khi cầm bút sáng tác, Nguyễn Du đã tự nguyện dùng chính ngòi bút của mình để phục vụ cho hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Ông trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới, đặc biệt là với thể loại tùy bút và bút kí từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

Trong quá trình sáng tác của nhà văn, mốc thời gian cách mạng tháng Tám là dấu ấn quan trọng. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân được biết đến là một nhà văn lãng mạn. Trong thời gian này, ông đặc biệt nổi tiếng và thành công với thể loại truyện ngắn và chủ yếu viết về ba đề tài: chủ nghĩa “xê dịch”, “vang bóng một thời”, và đời sống trụy lạc. 

Sau khi cuộc cách mạng tháng Tám của ta giành được thắng lợi to lớn thì cũng là Nguyễn Tuân có sự chuyển hướng trong sáng tác. Ông dùng ngòi bút của mình hướng về nhân dân lao động và những người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Xuất hiện trên trang viết của Nguyễn Tuân, họ không chỉ là những người công dân dũng cảm mà còn là những con người rất mực nghệ sĩ, tài hoa. 

Với tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm có giá trị có thể kể đến như: “Một chuyến đi” (năm 1938), “Vang bóng một thời” (năm 1940), “Thiếu quê hương” (năm 1940), “Chiếc lư đồng mắt cua” (năm 1941)… Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và hình ảnh về nhà văn

Tìm hiểu phong cách nghệ thuật là gì? 

Trước khi phân tích đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ta cần nắm được khái niệm phong cách nghệ thuật là gì.

Phong cách nghệ thuật là một khái niệm cho thấy nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn. Phong cách nghệ thuật thể hiện tính độc đáo có ý nghĩa thẩm mĩ của một hiện tượng văn học (nền văn học của một dân tộc, một thời đại văn học, một trào lưu văn học, sự nghiệp sáng tác của tác giả…)

Các yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật văn học chính là hệ thống các hình tượng, các phương thức biểu hiện nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật của một nhà văn đã làm cho quá trình phát triển của văn học không phải là sự lặp lại nhàm chán, mà đó chính là sự tiếp nối của những phát hiện nghệ thuật mới mẻ và giàu ý nghĩa.

Nghệ thuật vốn là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”. Là lĩnh vực của “cái độc đáo” và do vậy, mỗi nhà văn không chỉ có khát vọng sáng tạo mà cần có tố chất. Họ cần phải thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, bởi thế mà nhà văn phải mang tính chất của riêng mình với dấu ấn cách tân không thể bị hòa lẫn với bất cứ ai. Sự độc đáo trong phong cách sáng tác đã tạo nên nét riêng – tạo nên phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. 

Vai trò của phong cách nghệ thuật là gì? 

  • Phong cách nghệ thuật là một trong những điều kiện quan trọng nhằm đánh giá vị trí cũng như tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn chắc chắn phải là nhà văn có phong cách. 
  • Phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn còn thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Người lái đò sông Đà

Đặc điểm phong cách nghệ thuật của một nhà văn thường có thiên hướng mang đậm hình thức nghệ thuật, đồng thời có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của mỗi nhà văn.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được biểu hiện trên ba phương diện chính: chất tài hoa tài tử, vốn kiến thức uyên bác và cách viết cầu kì độc đáo. Để làm rõ cho từng đặc điểm nói trên trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thì tác phẩm “Người lái đò sông Đà” có thể xem là một sự liên hệ tiêu biểu.

Chất tài hoa tài tử đầy uyên bác

Chất tài hoa nghệ sĩ là một nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trong các tác phẩm của mình, ông luôn cố gắng xây dựng hình ảnh các nhân vật trong hiện thân của những người nghệ sĩ trong chính lĩnh vực và nghề nghiệp của nhân vật ấy. 

Đôi khi họ chỉ là những người sống một cuộc đời bình thường trong tấm áo của người lái đò, bác lái xe, anh dân quân, chú bộ đội… nhưng lại bước vào tác phẩm của nhà văn với sự hào hoa, đĩnh đạc. Cũng có khi nhân vật bị đặt vào hoàn cảnh trớ trêu nhưng chất tài hoa ấy vẫn luôn tỏa sáng…

Đó là trường hợp của một nhân vật khá nổi tiếng trong số những nhân vật của Nguyễn Tuân – Huấn Cao. Nhân vật bị đặt vào hoàn cảnh bi đát của người tử tù nhưng dù cho cổ có đeo gông, chân có vướng xiềng và ngày mai bị hành quyết, con người ấy vẫn hiện lên với một phong thái tự tin đầy khí chất khi thể hiện tài viết chữ nhanh và đẹp của mình. 

Sở dĩ Nguyễn Tuân chọn xây dựng những hình tượng nhân vật như vậy bởi vì bản thân ông cũng chính là một con người tài hoa nghệ sĩ. Con người tài hoa nghệ sĩ ấy lại có khao khát khám phá những cái đẹp hiện tồn trong những điều mà nhìn ở vẻ bề ngoài, ta chỉ nghĩ là bình thường, giản đơn. 

Sự tài hoa nghệ sĩ còn được trong Nguyễn Tuân còn được bộc lộ qua cách ông thể hiện những hình ảnh thiên nhiên trong các sáng tác của mình. Cũng trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ, nhà văn luôn có khả năng biến thiên nhiên thành những tuyệt tác, những công trình nghệ thuật bởi đặc tính hùng vĩ, phi thường nhưng cũng rất trữ tình và thơ mộng. Trong những sáng tác của ông, ta dễ bắt gặp sự tuyệt mĩ của vô vàn những hình ảnh núi sông, cây cỏ, gió bão, thác ghềnh… 

Trong “Người lái đò sông Đà”, nhà văn đã cho thấy sự tiếp cận của ông với hình tượng sông Đà trên nhiều góc độ khác nhau. Dưới cái nhìn văn hóa, sông Đà hiện lên với dáng vẻ thơ mộng trong hình ảnh của một người thiếu nữ diễm kiều với “áng tóc trữ tình” mà “đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc để bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Đó là một sự liên tưởng bất ngờ và táo bạo gợi vẻ đẹp nên thơ, huyền ảo của dòng sông. Chính cái vẻ mềm mại, trữ tình, quyến rũ ấy đang ôm ấp trong mình cái chất “Nguyễn Tuân”. 

Cũng với cái nhìn văn hóa, khi gắn liền với thi ca, sông Đà nổi bật với vẻ đẹp trong sáng, tha thiết. Nhìn dòng sông, có lúc tác giả đã cảm nhận nó như một cố nhân và chính người cố nhân ấy đã gợi ra trong ông rất nhiều những kỉ niệm không thể phôi pha. Đôi lần, chất Đường thi cổ kính “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” cũng lấp lánh lan tỏa trên mặt sông. Còn thơ Tản Đà với bao nhiêu chất trữ tình cũng tuôn trào dào dạt trên “dải sông Đà bọt nước lênh đênh”. 

Con sông Đà hiện lên với những nét đẹp mang tính thẩm mĩ còn người lái đò sông Đà đã được nhà văn khắc tạc trong bóng dáng của người nghệ sĩ tài hoa. Ở con người ấy có sự tài trí, ung dung nghệ sĩ bởi một trí nhớ tuyệt vời, ông nhớ từng đặc điểm của con sông đến nỗi như “đóng đanh vào lòng tất cả những nguồn nước, con thác”. Cũng ở con người ấy ta còn thấy cả sự dũng cảm, khôn ngoan, nhất là trong lúc vượt thác. Dưới sự dữ dội, hung tợn của con sông, người lái đò lại luôn bình tĩnh, táo bạo và chuẩn xác đến không ngờ. 

Vốn kiến thức phong phú, khả năng liên tưởng độc đáo

Những nội dung Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm chính là một minh chứng xác đáng cho vốn kiến thức thâm sâu của nhà văn. Đây cũng là nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Vốn là một con người có am hiểu tinh hoa văn hóa nghệ thuật nên ông đã quan sát và miêu tả sự vật, con người bằng con mắt của rất nhiều những ngành nghệ thuật khác nhau. 

Bên cạnh đó, sở thích sống tự do, phóng khoáng, say mê du lịch, muốn được đi nhiều nơi để tìm hiểu đó đây cũng đã giúp cho Nguyễn Tuân có cơ hội thu nhặt được vô vàn những kiến thức và ông đã vận dụng chúng vào những sáng tác của mình. Chính vì vậy mỗi bài kí đến với người đọc cũng chính là sự ra đời của một công trình khảo cứu công phu ghi dấu sự lao động miệt mài của nhà văn. 

Nguyễn Tuân đã sử dụng đôi mắt của rất nhiều lĩnh vực khác nhau như địa lí, lịch sử và cả điện ảnh để khắc họa hình tượng sông Đà. Còn với hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công khi sử dụng cách soi chiếu ở góc độ của điện ảnh, hội họa, quân sự và cả võ thuật. Người đọc có thể hình dung rõ nét cảnh người lái đò chỉ huy vượt thác tài tình qua rất nhiều trùng vi thạch trận như đang thưởng thức một đoạn phim, như được mở mang tầm mắt nghệ thuật tác chiến trong quân sự. 

Ở trùng vi thứ nhất với năm cửa đá thì chỉ có một cửa sinh ở sát bờ trái và có đến bốn cửa tử, “sóng thác như quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền” thế mà người lái đò vẫn bình tĩnh giữ chắc mái chèo vì “đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi cửa ải nước hiểm trở này”. Ngay cả khi chúng tung đòn hiểm, mặt méo bệch, ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng luồng sinh. 

Ở trùng vi thứ hai, khi dòng sông thay đổi chiến thuật, tăng thêm cửa tử để lừa con thuyền thì ông lái đò cũng vững lòng “ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh” khiến cho “thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. 

Đến trùng vi thứ ba, thạch trận đã ít cửa tử hơn nhưng hai bên đều là luồng chết cả, cửa sinh nằm giữa lại được lũ đá hậu phương canh phòng cẩn mật nhưng người lái đò vẫn “cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó” và giúp thuyền “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép”. Ông lái đò quả thật đã hiện lên như một người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, bản lĩnh và cũng rất mực tài hoa.

Cách viết cầu kì, ngôn ngữ đa dạng 

Nguyễn Tuân nổi tiếng với cách hành văn rất cầu kì và độc đáo. Đây được xem là một trong những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Từ cách dùng từ, đặt câu đến việc lựa chọn đề tài, nhân vật và cốt truyện, ông luôn có sự cân nhắc kĩ lưỡng. Ở Nguyễn Tuân ta có thể thấy cả một kho từ vựng rất đỗi phong phú và sự thiết lập, cách tổ chức những câu văn khoa học, có giá trị tạo hình, cùng với đó là sự nhịp nhàng, uyển chuyển, trầm bổng trong giọng văn của ông.

Ta có thể dễ dàng nhận thấy việc trau chuốt hình thức câu văn của Nguyễn Tuân trong rất nhiều những dẫn chứng ở “Người lái đò sông Đà”. Để diễn tả sự hung bạo và dữ tợn của dòng sông, Nguyễn Tuân đã kết cấu câu trổ nhánh, nhiều vế nối tiếp: “lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, rồi dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy” đã giúp ông làm được điều đó rất hiệu quả. 

Tính cách dữ dội của sông Đà cũng gây được ấn tượng bởi những dòng viết về tiếng nước của nó: “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, với giọng gằn mà chế nhạo”. Ấy vậy mà cũng với cách viết nối tiếp dài mênh mang đó, có lúc dòng sông lại được gợi ra trong vẻ đẹp trữ tình vô cùng dịu dàng: “con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. 

Bên cạnh cách hành văn độc đáo, Nguyễn Tuân còn thể hiện sự sáng tạo bởi nghệ thuật so sánh đặc sắc của ông. Cách so sánh trong câu “nước ở đây thở và kêu như cái cổng bị sặc”, “quãng mặt ghềnh Hát Loóng […] gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy” hay “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà lại cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào đó trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về đặc tính của dòng sông: vừa hoang sơ, dữ dội, vừa bí ẩn và hiểm trở. Đó chính là ví dụ cho thấy cách liên tưởng đặc biệt, nhất là trong sự tìm tòi những hình ảnh so sánh. Cũng bởi thế mà ta khó có thể tìm thấy ở đâu ngoài trang văn của Nguyễn Tuân.

Kết bài: Với những đặc điểm về phong cách nghệ thuật nói trên, Nguyễn Tuân đã góp vào kho tàng văn học những tác phẩm vô cùng giá trị. Ông chính là “một định nghĩa về nghệ sĩ” – một người nghệ sĩ chân chính khi dành cả tài và tâm để cống hiến hết mình cho nghiệp văn chương. Như một nhà văn Nga từng viết “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng của mình, tìm thấy những ấn tượng có giá trị để khái quát và biết làm những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. Tìm hiểu đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân giúp ta hiểu sâu sắc hơn về lời nhận xét của nhà thơ Lê Đạt “Mỗi công dân có một dạng vân tay/ Mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ”…

phong cách nghệ thuật của nguyễn tuân trong người lái đò sông đà Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Người lái đò sông Đà
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò sông Đà

Dàn ý phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Người lái đò sông Đà

Để giúp bạn đọc cảm nhận được nội dung bài viết cũng như nắm bắt được ý chính của đề bài, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn khái quát lập dàn ý phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà.

Mở bài đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân 

  • Giới thiệu sơ nét về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà.
  • Dẫn dắt vào vấn đề: Đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Thân bài phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân 

  • Những nét chính về nhà văn Nguyễn Tuân.
  • Khái niệm phong cách nghệ thuật là gì?.
  • Vai trò của phong cách nghệ thuật là gì?.
  • Đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
    • Sự tài hoa tài tử đầy uyên bác.
    • Vốn kiến thức phong phú và khả năng liên tưởng đầy độc đáo.
    • Ngôn ngữ phong phú, cách viết cầu kì.

Kết bài phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân 

  • Nhấn mạnh nét riêng biệt trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân từ tùy bút Người lái đò sông Đà, đồng thời khẳng định về vẻ đẹp trong phong cách của nhà văn.
  • Bày tỏ những suy ngẫm và cảm nhận của bản thân khi tìm hiểu về đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 

Phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà đã cho thấy những khát khao cống hiến cho văn học của nhà văn. Người đọc sẽ mới nhớ về, mãi kính yêu một vì sao sáng trên bầu trời văn học – nhà văn – người nghệ sĩ mang tên Nguyễn Tuân. 

Như vậy, DINHNGHIA.COM.VN đã giúp bạn tìm hiểu đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà. Hy vọng những gợi ý trong bài viết đã mang lại cho bạn những ý văn hay phục vụ cho quá trình nghiên cứu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Chúc bạn luôn học tập tốt!. 

Xem thêm: 

Tu khoa lien quan:

  • nhận định về nguyễn tuân
  • phong cách nghệ thuật là gì
  • những câu nói hay của nguyễn tuân
  • quan điểm sáng tác của nguyễn tuân
  • phong cách của nguyễn tuân trước và sau cmt8
  • đặc điểm phong cách nghệ thuật của nguyễn tuân
See more articles in the category: wiki
READ  Look To là gì và cấu trúc cụm từ Look To trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

Leave a Reply