Cuộc Sống Kín Tiếng Của Btv Thu Uyên Sinh Năm Bao Nhiêu, Mc Thu Uyên Nói Gì Khi Bị Tố Ăn Chặn Tiền

Or you want a quick look:

(GDVN) - Sau khi luật sư Trần Đình Triển đưa ra những vụ việc tố chương trình Như chưa hề có cuộc chưa ly đã ngụy tạo để đánh lừa khán giả, mới đây nhà báo Thu Uyên đã lên tiếng giải thích rõ ràng sự việc này.

Bạn đang xem: Thu uyên sinh năm bao nhiêu


Chương trình Trở về ký ức do nhà báo Thu Uyên làm chủ nhiệm vạch mặt một số nhà ngoại cảm dỏm đã khiến dư luận rúng động. Khi dư luận vẫn còn bàng hoàng, trên trang cá nhân và một số trang điện tử, luật sư Trần Đình Triển đã chỉ trích và mổ xẻ 2 câu chuyện để nói về sự “không trung thực” trong quá trình kết nối người thân của chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” cũng như nhà báo Thu Uyên với khản giả ở chương trình số 3 và số 11.
*
Nhà báo Thu Uyên và LS Trần Đình Triển
LS Trần Đình Triển có đưa ra hai câu chuyện.Một là câu chuyện của vợ chồng Đại tá Đinh Hữu Tấn. Luật sư Triển viết: “Đại tá Tấn là cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 320B. Trong chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” số 11, ông đã tìm thấy người con nuôi của mình là Võ Văn Phước, hiện đã đổi tên là Phạm Văn Long và sống cùng gia đình vợ ở Tân Long (Bình Dương).Đại tá Đinh Hữu Tấn tìm lại được đứa con nuôi, không chỉ làm cho tinh thần ông thoát khỏi sự bứt rứt nhớ thương trong mấy chục năm qua, mà cả gia đình ông và bạn bè khắp nơi đều nhận thấy niềm vui của ông đã trọn vẹn. Tuy nhiên, sau đó, điều khiến mọi người ngỡ ngàng là Phạm Văn Long không phải là Võ Văn Phước mà chỉ là bạn rồi tự nhận thân phận của Phước. Dù sự thật đó VTV đã được biết”.

Câu chuyện thứ hai nói về một người phụ nữ do yêu cầu công tác bí mật của chiến tranh đã phải nhờ chị gái gửi con vào cô nhi viện. Sau năm 1975, chị cũng tìm một tổ ấm cho mình và sinh được 5 người con. Nhưng trong thâm tâm người mẹ ấy vẫn luôn ước mơ gặp lại đứa con ngày xưa.

Trong quá trình tìm kiếm người con của người phụ nữ này của chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, còn có một số dấu hiệu nghi ngờ cần giám định AND nên nhân viên của chị Thu Uyên can ngăn nhưng Thu Uyên vẫn tổ chức thực hiện phóng sự. Chương trình đó hàng triệu người theo dõi đã khóc, chị Thu Uyên cũng khóc. “Thu Uyên đã tạo dựng lên một quan hệ mẹ - con, còn gì đau lòng hơn? Nhưng đến nay VTV không dám nói lên sự thật đó và chị Thu Uyên không dám nhìn thẳng vào sự thật về sự việc đó” - luật sư Trần Đình Triển viết trên trang cá nhân.

Thông tin này sau đó được hàng loạt các trang tin khai thác khiến dư luận đặt câu hỏi về mức độ chân thực của chương trình Như hề có cuộc chia ly nói chung và những phóng sự truyền hình do nhà báo Thu Uyên làm chủ nhiệm nói riêng. "Khán giả đề nghị giải thích, bạn bè mất lòng tin" Trước thông tin này, ôngĐỗ Minh Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi Sáng - Đội trưởng Đội Tìm kiếm đã lên tiếng đính chính cụ thể lại sự việc. Nhà báo Thu Uyên cũng lên tiếng khẳng định không lừa dối khán giả: "Khi những bài viết có dụng ý bôi nhọ được đưa lên trên facebook cá nhân, một số khán giả vốn rất yêu quý chương trình đã gọi điện, đề nghị chúng tôi giải thích. Một số bạn bè tỏ ra mất lòng tin. Nghe nói rất nhiều comment trên những trang mạng cá nhân phỉ nhổ tôi. Nếu là chuyện cá nhân, tôi không quan tâm. Nhưng đây là về VTV và Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL), là nơi mà đông đảo khán giả đã đặt niềm tin về những điều tốt đẹp và nhân nghĩa. Tôi xin trả lời trên website chính thức của NCHCCCL, và không thấy rằng cần phải đưa lên Chương trình hay báo chí chính thống để trả lời cho những thông tin trên facebook hoặc các trang mạng không chính thức khác. Tôi biết vì sao LS Trần Đình Triển nhằm vào tôi ở thời điểm này. Ông Triển có những thân chủ cần đến việc hạ uy tín của tôi, để cản trở tôi và những đồng đội của tôi trong cuộc đấu tranh chống lừa đảo đội lốt tâm linh? Tôi cũng biết rõ ông Triển sẽ định bôi nhọ tôi bằng cách gì nữa, với kiểu vu khống và chọc ngoáy dư luận như ông Triển đã làm. Ông cứ làm. Những người vững tin vào chúng tôi thì vẫn ở đó bên cạnh chúng tôi, và dư luận cũng sẽ tự lựa chọn. Dù là được ủng hộ nhiều hơn hay ít hơn, chúng tôi vẫn nhất định phải làm tiếp những điều đã làm: chặn tay những kẻ lừa đảo thân nhân liệt sĩ, và trên nữa, được cùng mọi người trong xã hội ta tham gia khôi phục lại chữ tâm linh đúng nghĩa, thờ cúng mẹ cha ông bà tổ tiên, thờ những anh hùng liệt sĩ và những người thầm lặng đã mang lại cho chúng ta đất nước này, hòa bình này. Đọc lại những trang hồ sơ, xem lại những chương trình của gần 6 năm về trước, tôi thấy có khờ dại, vụng về. Nhưng cũng thấy cái tâm của từng người trong cuộc. Tôi sẽ xin phép người đăng ký để được phép đưa một hồ sơ lên website, để khán giả biết chúng tôi đã tìm kiếm như thế nào, đã để bao nhiêu sự chân thành của mình vào những cuộc tìm kiếm và suy luận nhằm cho một người tìm được người thân. Ai nghi ngờ những giọt nước mắt của NCHCCCL là giả dối, ai nghi ngờ những giây phút đoàn tụ trên trường quay là ngụy tạo, thì chúng tôi chỉ biết tiếc cho người đó mà thôi. Tôi nghĩ rằng sẽ có người thắc mắc, vì sao khi biết nhầm lẫn, chúng tôi lại không xin lỗi. Xin phép thưa rằng, trong cả 2 trường hợp sai (MS23 – Nguyễn Hữu Thành và MS74 – Võ Văn Phước), chúng tôi đều lập tức báo cáo với người trong cuộc, và khắc phục hậu quả ngay. Cả 2 trường hợp, chúng tôi tìm ra sự thật đều sau 2 đến 3 năm. Còn có ân hận, hối tiếc hay không? Vô cùng. Nếu không biết ân hận, có lẽ với bể thông tin như chúng tôi đang xử lý, đã xảy ra vô cùng nhiều sai lầm không kiểm soát nổi. Nếu không ân hận, can cớ gì chúng tôi phải thường nhắc đi nhắc lại 2 trường hợp này trong các cuộc họp, khi cần nhắc nhở mỗi thành viên của ekip NCHCCCL nhiệt tình nhưng thận trọng, cảm động nhưng tỉnh táo khi xử lý những phần việc được giao liên quan đến kết nối người thất lạc. Dù sao, có 1 đợt tấn công như thế này cũng hay. Chúng tôi lần nữa xem lại mình, xốc lại tinh thần, và bắt đầu những cuộc tìm kiếm mới và những việc thật cụ thể để mang lại chút ít gì tốt đẹp cho những gia đình có công và cho những người chịu cảnh chia ly". Phần đính chính sự việc của ông Đỗ Minh Hoàng, Báo Giáo dục Việt Nam xin đăng lại nguyên văn: "Còn đúng 3 ngày nữa là Chương trình NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY (NCHCCCL) tròn 6 năm hoạt động. 397 cuộc đoàn tụ, trên 600 cuộc tìm ra, trên 70.000 thông tin đăng ký tìm người thân. Rất tiếc, vào thời điểm như thế này, chúng tôi phải đối mặt với những lời chỉ trích ác ý và nhiều lời vu khống. Những lời chỉ trích xuất phát từ các bài viết của luật sư Trần Đình Triển trên trang facebook cá nhân. Hai vụ việc được mổ xẻ và cho là NCHCCCL đã ngụy tạo để đánh lừa khán giả, liên quan đến 2 cuộc đoàn tụ của NCHCCCL số 3 và NCHCCCL số 11. Xin nêu từng việc một.
READ  " Sếp Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Sếp Trong Tiếng Anh vuidulich.vn

“Tóm lược nội dung là: 1 người phụ nữ trong chiến tranh yêu thương 1 đồng đội nhưng vì công tác bí mật không thể công khai được. Sau này người đồng đội đó đã hi sinh. Chị phụ nữ đó có thai, khi sinh nở phải trốn về nhà chị gái, do yêu cầu công tác bí mật nên phải nhờ chị gái gửi con vào Cô nhi viện. Sau năm 1975 hình ảnh về người yêu và người con luôn hiện về trong chị. Dài theo năm tháng chị cũng phải tìm 1 tổ ấm cho mình. Chị lấy chồng, sinh được 5 người con.

Khi nhân viên của chị Thu Uyên đến gặp để tìm giúp chị người con bị thất lạc bao năm nay. Mặc dù tuổi đã cao, bàn tay chai sạn, nhăn nheo hết, móng tay xỉn vàng do bùn đất bám lâu ngày nhưng chị vẫn đồng ý cho họ cắt móng tay và nhổ tóc mình để giám định ADN với người con đang thất lạc cũng đang nhờ chương trình của chị Thu Uyên tìm mẹ. Đối chiếu thông tin, 1 số nhân viên can ngăn chị Thu Uyên chưa nên phát sóng vì có 1 số dấu hiệu nghi ngờ không phải là mẹ con, cần giám định ADN để đảm bảo chắc chắn. Nhưng chị Thu Uyên vẫn tổ chức thực hiện phóng sự, chương trình đó hàng triệu người theo dõi đã khóc, chị Thu Uyên cũng khóc mặc dù giám định ADN cho kết quả là không phải mẹ con (xin gửi bản giám định AND kèm theo dưới bài viết). Hiện tại người mẹ tìm con thật chưa tìm được, người con tìm mẹ đẻ ra mình cũng chưa tìm được. Chị Thu Uyên đã tạo dựng lên 1 quan hệ mẹ – con, còn gì đau lòng hơn? Nhưng đến nay VTV không dám nói lên sự thật đó và chị Thu Uyên không dám nhìn thẳng vào sự thật về sự việc đó.

Thực chất, câu chuyện là:Anh Nguyễn Hữu Thành, được cho Cô nhi viện từ lúc sơ sinh, gửi đơn nhờ NCHCCCL tìm mẹ(chứ không phải người mẹ đăng ký tìm con).Anh chỉ có 2 tờ giấy mà anh nhận được từ Cô nhi viện, trong đó nhiều thông tin nhất là Tờ ủy thác Cô nhi có ghi tên người mẹ Lê Thị Út, sinh năm 1949, ngụ tại An Hữu, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường; có chữ ký người làm chứng là “Lê Văn Được”.

READ  Vợ Diễn Viên Mạnh Quân Sinh Năm Bao Nhiêu, Diễn Viên Mạnh Quân
*

Chúng tôi đã cử 4 đội tìm kiếm tiến hành 5 chuyến công tác tại Tiền Giang và Đồng Tháp. Cuộc tìm kiếm bắt đầu từ khi Chương trình NCHCCCL còn chưa lên sóng và kéo dài hơn 4 tháng liên tục. Đây là hồ sơ thứ 8 được “đóng” đối với Đội Tìm kiếm thuộc Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi Sáng (SGBS) – đối tác sản xuất của VTV trong Chương trình này. Địa bàn tập trung tìm kiếm là An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Quá trình tìm kiếm được kể sơ qua trong Chương trình trực tiếp và được ghi lại trong hồ sơ lưu MS23. Tìm theo tổ hợp tên “Lê Thị Út – Lê Văn Được” không ra. Tìm theo tra cứu tên của những bà Lê Thị Út sinh năm 1949 cũng không ra. Cuối cùng, Đội viên Tìm kiếm Lý Trung Dũng nhận được thông tin mách bảo từ Công an xã Thiện Trung, cho biết trong Ấp, có một gia đình có hoàn cảnh phải cho con đi đúng như vậy, nhưng không thể khai tên thật, mà phải mượn tên của người hàng xóm là Lê Thị Út, vì người mẹ lúc đó là du kích. Như vậy, thông tin khai trên Tờ Ủy thác có thể không chính xác. Kết hợp với việc trước đó nhờ tra cứu số căn cước của người mẹ được ghi trên giấy cũng không ra kết quả nào, chúng tôi đã khẳng định: Thông tin trên Tờ Ủy thác là thông tin giả. Gia đình, người mẹ, người dì, người hàng xóm Lê Thị Út đều khẳng định thời điểm, địa điểm cho con đi trùng khớp với hồ sơ tìm kiếm.

Xem thêm: Tỉ Lệ Thức Là Gì - Lý Thuyết Tỉ Lệ Thức Toán 7

*

Đây là trường hợp một bên khớp thông tin hoàn toàn, một bên lại không có một chút trí nhớ nào (vì chia ly từ lúc sơ sinh). Những trường hợp như vậy hiện nay, NCHCCCL phải nhờ xét nghiệm ADN mới quyết định. Nhưng, vào đầu năm 2008, NCHCCCL vừa hoạt động được vài tháng, chưa hề có sự hợp tác giúp đỡ từ Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền(TT ADN),nên chúng tôi tin vào sự trùng hợp hiếm có giữa hoàn cảnh của anh Thành với người mẹ du kích. Do đó, một cuộc đoàn tụ được tổ chức, trong sự xúc động chân thành của những người trong cuộc, ekip thực hiện, cũng như khán giả truyền hình.

READ  Vì Sao Con Gái Thích Cắn ? Giật Mình Lý Do Phụ Nữ Thích Cắn Chồng Khi Hôn vuidulich.vn

Đầu năm 2010, Chương trình nhận được lời đề nghị hỗ trợ từ TT ADN của bà Nguyễn Thị Nga. Kể từ đó, mọi trường hợp người đăng tìm hoặc và người được tìm ra không có hoặc không đủ trí nhớ để so sánh và khớp nối, NCHCCCL đều nhờ TT ADN giám định để xác định quan hệ huyết thống chính xác tuyệt đối.

Quay trở lại trường hợp anh Nguyễn Hữu Thành – bà Nguyệt, họ vẫn coi nhau là mẹ con gắn bó. Tuy nhiên, sau 3 năm, anh Thành có cảm giác chưa thật mật thiết, nên anh nói riêng với NCHCCCL, rằng anh muốn được xét nghiệm ADN cho hoàn toàn yên tâm. Thực tế là anh đã bí mật lấy tóc và móng tay vừa cắt của mẹ Nguyệt, để gửi cùng với phiến mẫu máu của anh, chuyển qua NCHCCCL tới TT ADN. Chương trình thấy có nghĩa vụ phải làm việc này cùng với anh. Chúng tôi chấp nhận kết quả có thể cho thấy chúng tôi đã tìm không chính xác, miễn là người trong cuộc như anh Thành được yên tâm.

*

Từ khi nhận kết quả, NCHCCCL coi vụ việc sai lầm này là bài học xương máu. Cùng với vụ “Võ Văn Phước” sau đó, là 2 vụ việc nghiêm trọng mà chúng tôi luôn nhắc lại trong ekip thực hiện, đặc biệt trước những bạn trẻ sau này mới tham gia và không biết về những vụ đó, để tự răn nhau, để không bao giờ xảy ra những việc tương tự. Nhận được kết quả, chúng tôi đã chân thành xin lỗi anh Thành, và được anh thông cảm, tiếp tục nhờ NCHCCCL đi tìm mẹ đẻ cho anh, và anh bảo anh chưa muốn cho mẹ Nguyệt biết. Cho đến khi LS Triển đăng bài về trường hợp của anh với dụng ý bôi nhọ NCHCCCL, anh Thành đã bức xúc và đã trực tiếp nói lên ý kiến của mình

LS Trần Đình Triển có thể đổ lỗi cho “người giấu mặt” cung cấp thông tin cho ông, về những buộc tội sai trái trong bài viết. Nhưng, ông Triển sẽ giải thích thế nào về thông tin mà anh Thành vừa nói trong video clip?

Theo xác minh của chúng tôi, số điện thoại0914449999là số doVăn phòng Luật sư Vì Dân, địa chỉ 28 ngõ 81 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội. Theo văn bản chính thức của Văn phòng này, tại (http://luatvidan.vn/index.php?f=news&do=detail&id=549) số điện thoại trên đượcLS Trần Đình Triểnsử dụng.

Ngoài nội dung trên, bài viết của ông Triển còn chứa thông tin vu khống khác nữa: Một gia đình ở Củ Chi tìm 1 người thân thất lạc từ năm 1975 mà Sài Gòn Buổi Sáng có đầy đủ thông tin, nhưng “một người Công ty đòi 30 triệu mới cấp cho. Họ đành lòng đi về và rất may nhờ 1 người đã cung cấp được thông tin và đầu năm 2013 gia đình họ đã đoàn tụ”. Chúng tôi đã làm việc với Luật sư để khởi kiện về những sự vu cáo này.

Chương trình NCHCCCL do VTV hợp tác với SGBS sản xuất, mà trong đó, việc tìm kiếm và xử lý thông tin do SGBS đảm nhận, vì VTV không có chức năng tổ chức tìm kiếm. Nội dung thông tin người đăng ký gửi đến cho NCHCCCL được bảo mật chặt chẽ, và chỉ cung cấp khi chúng tôi đã xác minh đúng người đúng việc. NCHCCCL là chương trình nhân đạo, tuyệt đối không thu một đồng phí nào của bất cứ ai đăng ký, nhờ tìm người thân. Khi tìm ra, cả bên tìm lẫn bên được tìm cũng tuyệt đối không phải trả bất cứ một khoản phí nào. Thành viên của ekip thực hiện NCHCCCL không nhận tiền, nhận quà của nhân vật được đoàn tụ và của những người đăng ký. NCHCCCL còn tổ chức đưa đón, lo nơi ăn chỗ ở cho những người đến tham dự Chương trình, và kêu gọi hỗ trợ trực tiếp – tự trao cho nhân vật có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình hoạt động 6 năm, với hơn 70.000 yêu cầu tìm kiếm, hơn 600 cuộc tìm ra, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, phàn nàn.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply