Credit Trong Phim Là Gì vuidulich.vn

You are viewing the article: Credit Trong Phim Là Gì vuidulich.vn at Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Định nghĩa Post credits, Mid credits và After credits

Post credits, Mid credits và After credits là gì? Cùng Góc Điện Ảnh tìm hiểu định nghĩa và mục đích tạo ra các cảnh ending scene trong các tác phẩm điện ảnh.

Bạn đang xem: Credit trong phim là gì

Post credits, Mid credits và After credits là những khái niệm đang ngày càng phổ biến và tần suất xuất hiện ngày càng nhiều ở các phim điện ảnh. Tuy nhiên để hiểu mục đích và phân biệt khái niệm của những từ này là gì thì có thể nhiều bạn chưa hiểu hết. Trong bài viết này, Góc Điện Ảnh sẽ giải thích và tìm hiểu mục đích của Post credits, Mid credits và After credits để các bạn nắm rõ.

*

Định nghĩa Post credits, Mid credits và After credits

Để hiểu rõ Post Credits, Mid Credits và After credits là gì thì chúng ta cần giải thích nghĩa của từng chữ trong đó.

– Credits (phần hậu đề): được hiểu là phần chữ chạy ở đầu hoặc cuối một bộ phim hoặc chương trình truyền hình. Đây là danh sách tên của những người và tổ chức đã góp phần tạo ra tác phẩm đó như: nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch, diễn viên, các vị trí sản xuất âm nhạc, hình ảnh, quay phim,… Cần lưu ý, phần chữ xuất hiện ở đầu phim (thường sẽ là tên nhà sản xuất và các diễn viên chính hoặc tên tuổi có xuất hiện trong phim) cũng được gọi là credit (opening credits)

READ  In Turn là gì và cấu trúc cụm từ In Turn trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

– Mid (ở giữa), post và after (cùng có nghĩa là: ở sau): là từ để chỉ vị trí xuất hiện của đoạn video trong phần credit.

– Scene: Một cảnh quay trong phim

*

Post Credits scene / Mid Credits Scene / After credits Scene (thường được rút gọn là Post credits, Mid credits và After credits) là từ dùng để chỉ một đoạn video ngắn xuất hiện vào lúc chạy chữ (hậu đề) sau khi phim kết thúc. Tùy vào thời điểm xuất hiện trong lúc chạy chữ mà chúng ta chia ra:

Mid Credits Scene là video xuất hiện trong lúc chạy chữPost Credits scene / After credits Scene là video xuất hiện sau khi hết phần chạy chữ

Còn có tên gọi khác cho những cảnh phim này như: credit cookie, end-credit scene, or secret ending, stinger, coda.

Mục đích của Post credits, Mid credits và After credits

Tùy mỗi thể loại phim và ý đồ của đạo diễn mà mỗi phim sẽ tạo ra Post credits, Mid credits và After credits với mục đích riêng. Nhưng thường được tóm gọn trong ba mục đích chính:

1. Thêm một phân đoạn hài hước, thú vị cho phim

Ý tưởng ban đầu cho Post credits, Mid credits và After credits chính là một cảnh phim “vô thưởng vô phạt” không ảnh hưởng đến nội dung phim, nhưng hài hước và thú vị như một món quà của ekip làm phim dành cho những khán giả kiên nhẫn ngồi đến cuối cùng.

Năm 1968, She-Devils on Wheels được xem là bộ phim điện ảnh chính thống đầu tiên áp dụng cảnh Post credits. Trong cảnh này, hai nhân vật Queen và Whitey dừng xe, đọc một số câu từ bài hát chủ đề của bộ phim sau đó tiếp tục lên xe đi tiếp.

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt vuidulich.vn

Xem thêm: Nguyên Nhân Vì Sao Chó Bỏ Ăn : Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục (2020)

Trong giai đoạn này, post credit thường xuất hiện ở cuối những bộ phim hài. Nhưng càng về sau, các thể loại, hình thức và mục đích ngày càng thay đổi và phát triển. Có thể kể đến một vài ví dụ như:

*after credit phim Deadpool

Phim Deadpool (2016) nhại lại cảnh after credit kinh điển trong phim Ferris Bueller’s Day Off, lúc này Deadpool phá vỡ bức tường thứ 4, nói chuyện với khán giả nhắc mọi người đi về và nhắc nhẹ sẽ có Cable xuất hiện trong phần sau. Tuy nhiên không phải cảnh after credit nào cũng hài hước và bá đạo như vậy.

Trong phim The Two Popes, post credit là cảnh hai vị giáo hoàng cùng ngồi xem trận chung kết FIFA World Cup 2014. Tuy cảnh này không ảnh hưởng đến cốt truyện nhưng cho thấy một góc nhìn gần gũi của hai vị giáo hoàng.

2. Bổ sung thông tin đoạn kết phim

Trong rất nhiều tác phẩm, đạo diễn cố ý tạo ra phần kết mở hoặc phần kết trọn vẹn nhưng “quên” không nhắc đến số phận của một tuyến nhân vật nào đó. Vậy nên phần after credits lúc này sẽ làm tròn vai trò thay cho đoạn kết kia, vừa giúp thỏa lòng fan vừa tạo ra những thông điệp ý nghĩa.

*Post credit phim

Có thể kể đến như trong hoạt hình Shrek 2, dù kết phim đã rất trọn vẹn nhưng tương lai của cặp đôi “đũa lệch” Rồng lửa và Lừa Donkey như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ. Nên trong đoạn after credits, khán giả cũng được thỏa trí tò mò khi cặp đôi này sinh hạ một bầy lừa biết bay và thở ra lửa. Hoặc như trong X-Men: The Last Stand cảnh after credit đã tiết lộ Giáo sư X vẫn còn sống.

READ  Trồng Lúa " 1 Phải 5 Giảm Là Gì, 1 Phải 5 Giảm Là Gì vuidulich.vn

Một ví dụ về kết mở đó là bộ phim hoạt hình Porco Rosso của đạo diễn nổi tiếng Hayao Miyazaki. Tuy nhiên số phận của nhân vật chính đã được tiết lộ một phần nhỏ trong đoạn after credit.

3. Gợi mở thông tin phần tiếp theo

Nhờ sự hình thành ngày càng nhiều những vũ trụ điện ảnh mà trào lưu làm post credits gợi mở cho phần tiếp theo ngày càng phổ biến. Đầu tiên phải kể đến hai vũ trụ điện ảnh của Marvel và DC, trong mỗi phim ra rạp đều đi kèm rất nhiều cảnh after credit thú vị gợi mở cho nội dung những phần sau. Sau đó là Monster vers, The Conjuring vers, John Wick, Fast and furious,…

*Post credit phim The Old Guard

Ngoài ra những phim độc lập cũng xuất hiện khá nhiều như:

Trong cảnh after credit phim The Old Guard, nhân vật Quỳnh thoát khỏi lồng sắt dưới đáy biển, trở về tìm gặp Sebastian, cảnh phim mở ra câu chuyện cho phần sau. Hay trong Happy Death 2U, cảnh phim gợi mở câu chuyện trong phim mở rộng từ khuôn viên trường ĐH ra tầm quốc gia ở phần sau. Cuối phim kinh dị It (2017), tiếng cười của quái nhân này vang lên báo hiệu sự trở lại của hắn trong It Chapter Two….Và còn rất nhiều phim khác.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply