Công thức và quy trình bào chế viên nén Paracetamol

Or you want a quick look: Công thức bào chế viên nén paracetamol

Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều chế phẩm chứa paracetamol với các dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên nang, thuốc bột, viên đặt, hay hỗn dịch,… Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về thành phần và tá dược của viên nén paracetamol.

Công thức bào chế viên nén paracetamol

Viên nén paracetamol hiện có nhiều công thức bào chế khác nhau nhưng công thức dưới đây đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia bào chế nhiều kinh nghiệm và được sử dụng rộng rãi trong qui mô phòng thí nghiệm cũng như qui mô công nghiệp:

  • Paracetamol ……………………… 500,0 mg
  • Tinh bột mì ……………………… 80, 0 mg
  • Avicel PH 101 …………………… 150,0 mg
  • Disocel …………………………… 30,0 mg
  • Magie stearat ……………………. 3, 0 mg
  • Talc ……………………………… 7, 0 mg
  • Dung dịch PVP K30 4% …… vừa đủ

Đặc điểm tính chất, tác dụng của mỗi thành phần

Khi tiến hành nghiên cứu bào chế bất kỳ công thức bào chế nào cũng cần tìm hiểu và lựa chọn dược chất cũng như tá dược một cách kĩ càng để tránh các tương tác không mong muốn.

Tính chất, tác dụng dược lí, đặc tính của dược chất liên quan đến bào chế viên nén và sinh khả dụng:

  • Tính chất: bột kết tinh màu trắng, không mùi, hơi tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ether, DMC, dễ tan trong kiềm, ethanol 96%.
  • Tác dụng dược lí: hạ sốt, giảm đau
  • Đặc tính: paracetamol là chất khô, tơi xốp nên trơn chảy kém, chịu nén kém, liên kết kém nên không tạo được hạt khô và cũng không dập thẳng được, vì vậy chọn phương pháp xát hạt ướt.
READ  Sữa ong chúa có tác dụng gì? Cách sử dụng sữa ong chúa hiệu quả nhất

Đặc điểm của mỗi thành phần tá dược:

Tinh bột mì:

Tinh bột mì đóng vai trò vừa là tá dược độn vừa là tá dược rã trong công thức viên nén.

Avicel PH 101:

Avicel PH 101 thuộc nhóm celulose biến tính, đóng vai trò là tá dược độn, ngoài ra avicel không tan trong nước nhưng có thể hút nước gây trương nở có tác dụng rã viên nén.

=>> Lựa chọn 2 tá dược trên do chúng có khả năng chịu nén , liên kết tốt hơn dược chất nên cải thiện được đặc tính của khối bột. trong công thức trên, lượng dược chất para chiếm tỉ lệ lớn nên vai trò độn của 2 tá dược kia cũng không phải là chính, ngoài ra nó còn tác dụng rã.

Disocel:

Disocel là tá dược siêu rã, hay còn gọi là Natri croscarmelose, với tốc độ rã gấp hàng trăm lần các tá dược rã bình thường, với cơ chế hút nước trương nở làm viên rã nhanh chóng.

Magie stearat:

Magie stearat đóng vai trò tá dược trơn trong công thức, chủ yếu làm giảm ma sát với chày cối, và tạo độ bóng cho viên.

Talc:

Hình ảnh: Bột Talc

Talc hay còn gọi là hoạt thạch, là tá dược trơn, có tác dụng chính là chống dính chày cối trong quá trình dập viên, theo cơ chế bám vào bề mặt hạt, giảm ma sát khi bột chảy xuống.

Dung dịch PVP:

Dung dịch PVP tá dược dính trong công thức viên nén, có khả năng cải thiện tính chịu nén và độ bền cơ học, giúp tạo hạt dễ dàng hơn, giúp liên kết các tiểu phân dược chất với nhau. Nhưng cần lưu ý dung dịch PVP có khả năng hút ẩm mạnh, chứa tạp peroxyd có thể oxi hoá dược chất.

READ  Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương 1 Đại số lớp 7 (11 đề) | Vuidulich.vn

Ưu nhược điểm của phương pháp xát hạt ướt

Sản phẩm này được bào chế với phương pháp xát hạt ướt. Phương pháp này có ưu nhược điểm là:

Ưu điểm:

  • Đảm bảo độ bền cơ học cho viên
  • Tăng độ trơn chảy và khả năng chịu nén của khối bột
  • Dễ phân phối đều dược chất trong viên nên đảm bảo độ đồng đều khối lượng và hàm lượng
  • Tăng khả năng thấm ướt của hạt
  • Giảm độ xốp của khối bột và giảm bụi trong quá trình dập viên.

Nhược điểm:

  • Chỉ áp dụng với dược chất bền với nhiệt và ẩm do làm ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất.
  • Qui trình tạo hạt ướt trải qua nhiều công đoạn, tốn thời gian, thiết bị khó vệ sinh.
  • Đặc điểm thành phần
  • Chế phẩm sau khi bào chế sẽ có màu trắng, đạt tiêu chuẩn ghi trong Dược điển Việt Nam V.

Qui trình bào chế viên nén Paracetamol

Qui trình bào chế viên nén paracetamol
Qui trình bào chế viên nén paracetamol
  • Chuẩn bị dụng cụ bào chế qui mô phòng thí nghiệm, bao gồm: cốc có mỏ, chày, cối, rây, tủ sấy, máy dập viên tâm sai, nhãn dán,…
  • Pha dung dịch tá dược dính lỏng PVP K30 trong nước 4%.
  • Nghiền paracetamol, tinh bột mì rồi rây qua rây 250 mcm.
  • Rây avicel pH 101, disocel qua rây 250.
  • Nghiền mịn sau đó rây magie stearat và talc qua rây 180.
  • Trộn bột kép tinh bột mì, paracetamol, disocel và avicel.
  • Cho tá dược dính vào bột kép và nhào ẩm rồi xát hạt qua rây 1000.
  • Sấy sơ bộ hạt ở nhiệt độ 65- 70oC trong 15 phút rồi sửa hạt qua rây 800.
  • Sấy hạt ở nhiệt độ 65- 70oC để hàm ẩm đạt từ 2-3%.
  • Trộn đều hạt với tá dược trơn là magie stearat và talc. ( chú ý khi trộn tá dược trơn không trộn quá lâu, thường nhỏ hơn 10 phút, nếu trộn quá lâu sẽ bị phân lớp).
  • Dập viên trên máy dập viên tâm sai, sử dụng bộ chày cối caplet( kiểm tra khối lượng trung bình viên, lực gây vỡ viên là 9-12kP).
READ  Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn 2021

Lưu ý:

  • Khi thực hiện bước nghiền nhằm 2 mục đích: phân tán đều dược chất và làm cho kích thước tiểu phân phù hợp với yêu cầu.
  • Khi nhào ẩm cần chú ý điều chỉnh không cho quá ẩm không sẽ ảnh hưởng đến độ ổn định dược chất, không quá khô thì sẽ không tạo được sự kết dính giữa các tiểu phân.

Công dụng, bảo quản viên nén Paracetamol

  • Viên nén paracetamol dùng để giảm đau, hạ sốt.
  • Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ dưới 30 độ C

Tài liệu tham khảo

Sách thực tập bào chế (Trường Đại học Dược Hà Nội, bộ môn Bào chế)

Slide bài giảng Viên nén- GV Nguyễn Trần Linh- BM Bào chế – Trường ĐH Dược Hà Nội.

Xem thêm: Nhũ tương Clobetasol Propionat: Công thức và kỹ thuật bào chế

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply