2.1.1. Lực ma sát trượt:
2.1.2. Lực ma sát lăn:
Lực ma sát lăn được sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật kia.
Ví dụ: Bánh xe lăn trên mặt đường sinh ra lực ma sát lăn
Lưu ý: Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.
2.1.3. Lực ma sát nghỉ:
2.2.1. Ma sát có thể có hại
Các tác hại của lực ma sát
Ma sát làm mòn giày ta đi,
Ma sát làm mòn sên và líp của xe đạp …
Các biện pháp làm giảm lực ma sát: Bôi trơn bằng dầu, mỡ.
Ví dụ:
Lực ma sát trượt giữa xích xe đạp với dĩa làm mòn bánh xe. Cách khắc phục: cần phải tra dầu để tránh mòn xích
Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản trở chuyển động của bánh xe.
Cách khắc phục: thay trục quay bằng ổ bi. Khi đó lực ma sát sẽ giảm đi khoảng 20, 30 lần so với lúc chưa có ổ bi
2.2.2. Lực ma sát có ích
Bảng trơn nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng được. Biện pháp: tăng thêm độ nhám của bảng để tăng thêm ma sát giữa bảng và phấn
Không có ma sát giữa mặt răng của ốc và vít thì con ốc xẽ quay lỏng dần khi bị dung. Nó không còn có tác dụng ép chặt các mặt cần ép.
Biện pháp: Tăng độ nhám giữa đai ốc và vít
Khi đánh diêm nếu không có lực ma sát đầu que diêm sẽ trượt trên mặt sườn của que diêm, không phát ra lửa. Biện pháp: Tăng mặt nhám của đầu que