công thức tính giá vốn hàng bán

Or you want a quick look: I. Giá vốn hàng bán là gì? Ý nghĩa của Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán (GVHB) là gì? Thời điểm ghi nhận giá vốn hàng bán là khi nào? ES-GLOCAL xin gửi tới các bạn thông qua bài viết dưới đây.

  • Từ A-Z các lưu ý về doanh thu tính thuế TNDN KHÔNG THỂ BỎ QUA
  • Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Tổng quan toàn bộ các vấn đề về Giảm trừ doanh thu

Bài viết gồm những nội dung chính sau đây:

I. Giá vốn hàng bán là gì? Ý nghĩa của Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán tiếng anh gọi là Cost of Goods sold hoặc Cost of sales được viết tắt là COGS và COS là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một thời gian cụ thể (một kỳ hoặc một năm).

Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán ra của DN. Số tiền này bao gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.

Giá vốn hàng bán là gì?

GVHB là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính cụ thể là trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp (gross profit) trừ đi Doanh thu. Lợi nhuận gộp cho biết hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc quản lý lao động và nhà cung ứng trong quá trình sản xuất. Ở một số tài liệu, Giá vốn hàng bán còn được hiểu là những chi phí vận hành doanh nghiệp giúp nhà đầu tư, phân tích, nhà quản lý ước tính lợi nhận sau thuế. Nếu Giá vốn hàng bán tăng, lợi nhuận thuần (net profit) sẽ giảm và doanh nghiệp nếu muốn lợi nhuận cao hơn thì sẽ có xu hướng giảm giá vốn.

Mình có thể kết luận 3 đặc điểm về Giá vốn mà các bạn cần lưu tâm như sau:

  • Giá vốn hàng bán là những chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa bán ra của một DN
  • Giá vốn được trừ khỏi doanh thu làm cơ sở để tính lợi nhuận gộp (gross profit)
  • Giá trị của Giá vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào Chuẩn mực kế toán áp dụng để tính toán giá trị giá vốn (HTK)

II. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến

#1. Đích danh

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

#2. Bình quân (Average Cost Method – AVCO)

Phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

#3. Nhập trước xuất trước (First in, first out – FIFO)

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuồi kỳ còn tồn kho.

#4. Phương pháp nhập sau xuất trước (Last in, first out – LIFO)

Phương pháp nhập sau xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Lưu ý:

Hiện nay theo Điều 23 TT 200 khi tính giá trị HTK đã loại bỏ phương pháp Nhập sau xuất trước (LIFO), và thay thế bằng phương pháp Giá bán lẻ (áp dụng cho các đơn vị bán lẻ), nội dung của phương pháp giá bán lẻ như sau:

#5. Phương pháp giá bán lẻ

Phương pháp này được sử dụng bởi các công ty bán lẻ để tính giá trị hàng tồn kho theo giá bán lẻ. Công ty bán lẻ có thể sử dụng công thức để chuyển đổi từ giá bán lẻ về giá gốc:

READ  Top 7 Bài hát về tình anh em hay và ý nghĩa nhất

Phương pháp này yêu cầu các nhà bán lẻ cần duy trì ghi chép:

¹ Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa được mua

² Tổng giá gốc và giá bán lẻ của hàng hóa sẵn có để bán

³ Doanh thu trong kỳ

– Khi các bạn tính giá HTK thì có 2 phương pháp như sau:

+ Giá lẻ truyền thống

+ Giá gốc

– Các bước thực hiện

Ví dụ cách tính trị giá Hàng tồn kho theo giá lẻ:

Theo giá gốc Theo giá bán lẻ Hàng tồn kho đầu kỳ 14.000 21.500 Hàng mua vào trong kỳ 61.000 78.500 Hàng sẵn có để bán 75.000 100.000 Trừ đi: Doanh thu thuần 70.000 Bước 1: Trị giá Hàng tồn kho cuối kỳ theo giá lẻ = 30.000 Bước 2: Tỷ lệ giá gốc trên giá lẻ = 75.000 : 100.000 = 75% Bước 3: Ước tính giá gốc hàng tồn kho cuối kỳ = 30.000 x 75% = 22.500

Dưới đây là ví dụ tổng hợp để các bạn hiểu rõ cách tính giá trị Hàng tồn kho theo 3 phương pháp: FIFO, LIFO, AVCO

Đề bài: Đầu kỳ, tồn kho VL A: 1000kg, đơn giá: 20

Ngày 03/01: Xuất 500kg

Ngày 10/01: Nhập 2500kg, đơn giá: 22

Ngày 20/01: Xuất 1000kg

Ngày 28/01: Xuất 500kg

Ngày 31/01: Nhập 800kg, đơn giá 23

Tính giá trị HTK tại ngày 31/01

  • Phương pháp nhập trước xuất trước:

Ngoài phương pháp truyền thống là các bạn tính trị giá xuất sau mỗi lần nhập thì mình sẽ đưa cho bạn mẹo tính nhanh đơn giản phương pháp nhập trước xuất trước như sau:

+ Bước 1: Tính tổng số lượng nhập + tồn đầu kỳ

+ Bước 2: Tính tổng số lượng xuất

+ Bước 3: Tính chênh số lượng nhập và số lượng xuất

+ Bước 4: Trừ lùi các giao dịch nhập tương ứng với số lượng chênh lệch tại Bước 3

Như sau:

+ Tổng số lượng nhập + tồn = 1000 + 2500 + 800 = 4300

+ Tổng số lượng xuất= 500 + 1000 + 500 = 2000

+ Chênh lệch = 4300 – 2000 = 2300 – đây là số lượng tồn cuối kỳ.

+ Trừ lùi số lượng của các giao dịch nhập tới 2300kg thì được:

⇒ Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = 800 x 23 + 1500 x 22 = 51400.

  • Phương pháp nhập sau xuất trước

Đầu kỳ, tồn kho VL A: 1000kg, đơn giá: 20

Ngày 03/01: Xuất 500kg

Xuất 500 kg đơn giá 20, Còn = 500

Ngày 10/01: Nhập 2500kg, đơn giá: 22

Ngày 20/01: Xuất 1000kg

Xuất 1000kg đơn giá 22, Còn = 1500

Ngày 28/01: Xuất 500kg

Xuất 500kg đơn giá là 22, Còn 1000

Ngày 31/01: Nhập 800kg, đơn giá 23

⇒ Giá trị HTK cuối kỳ = 500 x 20 + 1000 x 22 + 800 x 23 = 50400

  • Phương pháp bình quân gia quyền

Công thức:

Đơn giá bình quân = (Trị giá vật tư hàng tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa trong kỳ) / (Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trong kỳ)

= (1000 x 20 + 2500 x 22 + 800 x 23)/ (1000+2500+800) = 21,72

Suy ra, đơn giá xuất cho các lần xuất ngày 03/01; 20/01; 28/01 là 21,72

⇒ Giá trị HTK cuối kỳ = 2300 x 21,72 = 49956

III. Giá vốn hàng bán được ghi nhận khi nào và Cách hạch toán

#1. Thời điểm ghi nhận giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán có phải là một khoản chi phí?

Theo định nghĩa ở trên thì giá vốn là một khoản chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc phù hợp thì khi bạn ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng vào cùng thời điểm đó. Điều này có nghĩa là giá vốn là một khoản chi phí của doanh nghiệp để góp phần tạo ra doanh thu. Do vậy, xác định thời điểm ghi nhận giá vốn cũng chính là xác định thời điểm ghi nhận một khoản doanh thu của doanh nghiệp.

Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm đáp ứng các yêu cầu sau:

(1) Theo Điều 82 Thông tư 200 định nghĩa chi phí như sau

Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắc sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.

#2. Hạch toán giá vốn hàng bán

  • Đối với doanh nghiệp kế toán hành HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên

a) Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa (kể cả sản phẩm dùng làm thiết bị, dụng cụ thay thế đi kèm sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154, 155,156, 157, …

b) Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào GVHB:

– Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào GVHB trong kỳ ghi:

READ  Transistor mắc theo kiểu E chung | Vuidulich.vn

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang, hoặc

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 152, 153, 156, 138 (1381), …

Phản ánh chi phí xây dựng TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

c) Hạch toán khoản trích lập hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 632 – GVHB

d) Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư:

Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Có TK 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư

Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu nếu không thỏa mãn điều kiện ghi tăng giá trị BĐS đầu tư, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu phải phân bổ dần)

Có TK 111, 112, 152, 153, 334, …

Các chi phí liên quan đến cho thuê hoạt động BĐS đầu tư, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Có TK 111, 112, 331, 334, …

Kế toán giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của BĐS đầu tư (nếu có) do bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147 – Hao mòn BĐS đầu tư)

Nợ TK 632 – GVHB (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (nguyên giá)

Các chi phí bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh, ghi:

Nợ TK 632 – GVHB (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, …

đ) Phương pháp kế toán chi phí trích trước để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán đối với doanh nghiệp là chủ đầu tư:

Khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 335 – Chi phí phải trả

Các chi phí đầu tư, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu tập hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng bất động sản, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các tài khoản liên quan

Khi các khoản chi phí trích trước đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh, kế toán ghi giảm khoản chi phí trích trước và ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Khi toàn bộ dự án bất động sản hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trước còn lại, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh)

e) Trường hợp dùng sản phẩm sản xuất ra chuyển thành TSCĐ để sử dụng, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

g) Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:

Nợ các TK 155, 156

Có TK 632 – GVHB

h) Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng, kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thu, số đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:

Nợ các TK 111, 112, 331…

Có các TK 152, 153, 154, 155, 156 (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ)

k) Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

READ  Quyết định 746/QĐ-BHXH - Học Điện Tử

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – GVHB.

  • Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

a) Đối với doanh nghiệp thương mại:

Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 611 – Mua hàng

Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa đã xuất bán được xác định là đã bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

b) Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ:

Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 155 – Thành phẩm

Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” ghi:

Nợ TK 632 – GVHB

Có TK 157 – Hàng gửi đi bán

Giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho, giá thành dịch vụ đã hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 631 – Giá thành sản phẩm

Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ tài khoản 155 “Thành phẩm”, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 632 – GVHB

Cuối kỳ, xác định trị giá thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 632 – GVHB

Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

IV. 7 Sai lầm kế toán thường mắc phải

  1. Phương pháp Tính giá vốn hàng bán (HTK) không thống nhất giữa các kỳ. Việc DN áp dụng phương pháp không nhất quán dẫn tới số liệu không mang tính chất so sánh giữa các kì kế toán và so với DN khác, không đảm bảo nguyên tắc nhất quán quy định tại Chuẩn mực kế toán hiện hành số 01.
  2. Việc ghi nhận hàng tồn kho không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ như không ghi phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng, không có biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho…
  3. Xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam ghi nhận HTK theo nguyên tắc giá gốc, trừ một số doanh nghiệp đặc thù như các doanh nghiệp chứng khoán thì họ xác định giá trị theo giá trị hợp lý của tài sản.
  4. Ghi nhận nhập kho không có hóa đơn chứng từ hợp lệ: mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn mua hàng không đúng quy định (thu mua hàng nông sản chỉ lập bảng kê mà không viết hóa đơn thu mua hàng nông sản theo quy định của Bộ tài chính).
  5. Không làm thủ tục nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập kho gộp chung cho cả một khoảng thời gian dài.
  6. Chưa lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý; bảng tổng hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán
  7. Hạch toán sai: không hạch toán theo phiếu xuất vật tư và phiếu nhập kho vật tư đã xuất nhưng không dùng hết mà chỉ hạch toán xuất kho theo số chênh lệch giữa phiếu xuất vật tư lớn hơn phiếu nhập lại vật tư.

V. Một số câu hỏi thường gặp

#1. Tại sao giá vốn hàng bán/ HTK bị âm?

Giá vốn hàng bán có thể âm khi Số phát sinh bên Có 632 nhiều hơn Số phát sinh bên Nợ 632 cụ thể là khi DN hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho với giá trị rất lớn trong khi không phát sinh giao dịch bán hàng đáng kể.

Đối với các trường hợp âm giá vốn thì doanh nghiệp cần tính toán loại trừ khi phân tích

Ngoài ra: Trường hợp HTK của doanh nghiệp bị âm thì có thể do doanh nghiệp tính toán sai, DN cần xem lại thiết kế hệ thống phần mềm và cách thức kiểm soát của kế toán đối với HTK của DN mình.

#2. Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?

Để trả lời câu hỏi này, như mình nêu ở Mục I – Giá vốn hàng bán gồm:

Những chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán ra của DN. Số tiền này bao gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa. Giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.

Trên đây, ES-GLOCAL vừa chia sẻ với các bạn bài viết chủ đề Giá vốn hàng bán. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho chúng tôi theo đường dẫn: mobitool.net/hoi-dap/

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply