công thức làm tròn lên trong excel

Or you want a quick look: 1. Hàm làm tròn ROUND

Trong các bảng tính số liệu trên Excel, việc làm tròn số là điều cần thiết để làm gọn số liệu tính và bảng tính. Khi làm tròn số thì việc tính toán tiếp theo cũng sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Trên Excel, để làm tròn số chúng ta có thể sử dụng các hàm Excel khác nhau.

Mỗi một hàm số làm tròn sẽ đều làm tròn số theo nhiều cách khác nhau, để người dùng có thể lựa chọn phục vụ cho nhu cầu xử lý dữ liệu trong bảng Excel. Bài viết sẽ tổng hợp các cách làm tròn số trong Excel bao gồm: làm tròn số lên bằng roundup, làm tròn số xuống bằng rounddown và một loạt hàm làm tròn khác như mround, ceiling, floor, trunc… mời các bạn theo dõi.

  • Cách sử dụng hàm ConcateNate trên Excel
  • Cách dùng hàm AVERAGEIF trên Excel
  • Cách sử dụng hàm SUMPRODUCT trên Excel

1. Hàm làm tròn ROUND

Hàm ROUND có công thức là =ROUND(number,num_digits). Trong đó number là số cần làm tròn, num_digits là số chữ số cần làm tròn. Bạn đọc tham khảo hướng dẫn dùng hàm ROUND trên Excel chi tiết trong bài viết Cách dùng hàm Round trong Excel.

READ  Toán lớp 5: Tổng nhiều số thập phân trang 51

2. Hàm làm tròn lên trong Excel: ROUNDUP

Hàm có công thức =ROUNDUP(number,num_digits).

Hàm này sẽ làm tròn số lớn hơn số gốc và giá trị lớn hơn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng hàm. Trong đó num_digits nếu là giá trị dương sẽ làm tròn phía sau phần thập phân còn giá trị âm sẽ làm tròn đến hàng chục, trăm…

3. Hàm làm tròn xuống ROUNDDOWN

Hàm có công thức =ROUNDDOWN(number,num_digits).

Hàm ROUNDDOWN sẽ ngược với hàm ROUNDUP, kết quả sẽ là giá trị nhỏ hơn giá trị gốc của số.

Hàm ROUNDDOWN

4. Làm tròn số với hàm MROUND

Hàm có công thức =MROUND(number,multiple).

Hàm sẽ làm tròn đến bội số của số khác. Trong đó multiple là số cần làm tròn đến bội số của nó. Number là giá trị muốn làm tròn.

Khi number và multiple khác dấu thì hàm sẽ báo lỗi #NUM. Nếu number và multiple cùng dấu thì kết quả chính là số đó.

Kết quả của hàm MROUND làm tròn lên khi number chia multiple lớn hơn hoặc bằng 1/2 multiple, và ngược lại làm tròn xuống khi bé hơn 1/2 multiple.

  • =MROUND(5,2) = 6. Do 5/2 > 2/2, bội số của 2 gần nhất mà lớn hơn 5 là 6.
  • =MROUND(12,5) = 10. Do 12/5 < 5/2, bội số của 5 gần nhất mà nhỏ hơn 12 là 10.
  • =MROUND(33,5) = 35. Do 33/5 > 5/2, bội số của 5 gần nhất mà lớn hơn 33 là 35.
  • =MROUND(-88,5) báo lỗi #NUM. Đây là trường hợp báo lỗi #NUM khi multiple và number không cùng dấu nhau.
READ  Cùng xem thử bạn giống với nhân vật nổi tiếng nào?

Hàm MROUND

5. Làm tròn số bằng hàm CEILING và hàm FLOOR

Các hàm có những cú pháp như sau:

  • = CEILING(Số cần làm tròn, significance).
  • = FLOOR(number, significance).

Trong đó Significance là số cần làm tròn đến bội số của nó, number và Significance trái dấu hàm sẽ báo lỗi #NUM, number là bội số của Significance thì kết quả sẽ ra chính số đó.

Nhìn chung 2 hàm này sẽ có cách thực hiện tương tự hàm MROUND, đều làm tròn tới bội số gần nhất của số nào đó. Nhưng hàm CEILING sẽ làm tròn số ra xa số 0, còn hàm FLOOR làm tròn trở về số 0.

Hàm CEILING và FLOOR

6. Hàm EVEN, hàm ODD làm tròn số

2 hàm này sẽ làm tròn số đến số nguyên chẵn nhất và nguyên lẻ nhất. Cả 2 hàm đều làm tròn xa số 0.

Công thức 2 hàm là = EVEN(number) / = ODD(number).

Hàm EVEN, hàm ODD

7. Hàm INT, TRUNC

Hàm INT sẽ làm tròn một số thành số nguyên. Ta có cú pháp hàm INT là = INT(number).

Hàm INT

Ta có cú pháp hàm TRUNC là = TRUNC(number [, num_digits]).

Trong đó num_digits là một số nguyên, chỉ cách mà bạn muốn cắt bớt số.

  • num_digits > 0: nếu number là một số thập phân, thì num_digits chỉ ra số con số thập phân mà bạn muốn giữ lại (sau dấu phẩy).
  • num_digits = 0 hoặc không nhập: bỏ hết phần thập phân của số.
  • num_digits < 0: làm tròn số thành một số nguyên và làm tròn số sang trái thành một bội số của 10.
READ  Thông tư 28/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP phát triển cụm công nghiệp

Khi num_digits khác 0, hàm ROUND làm tròn, còn hàm TRUNC chỉ cắt bỏ bớt số mà không làm tròn.

Lưu ý, đối với số dương thì hàm INT và hàm TRUNC cho kết quả giống nhau. Khi đó num_digits của TRUNC = 0 hoặc không có. Nhưng là số âm thì hai hàm sẽ cho ra kết quả khác nhau.

Hàm TRUNC

Trên đây là các cách để làm tròn số trong Excel, với những trường hợp làm tròn số khác nhau. Tùy theo mục đích và nội dung yêu cầu làm tròn số kiểu nào trong bảng số liệu mà bạn lựa chọn hàm làm tròn số cho phù hợp.

Xem thêm:

  • Cách sử dụng hàm Vlookup trong Excel
  • Cách sử dụng hàm LEN trong Excel
  • Cách sử dụng hàm SUMIF trong Excel

Chúc các bạn thực hiện thành công!

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply