Công thức định luật bảo toàn khối lượng và bài tập có lời giải từ A

Or you want a quick look:

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ định nghĩa định luật bảo toàn khối lượng là gì và công thức định luật bảo toàn khối lượng kèm theo các dạng bài tập thường gặp có lời giải chi tiết để các bạn cùng tham khảo nhé Nội dung bài viết Định luật bảo toàn khối lượng là gì? Định luật bảo toàn khối lượng hay còn gọ là định luật Lomonosov – Lavoisier là một định luật cơ bản trong lĩnh vực hóa học, được phát biểu như sau: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất đã tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành. Công thức định luật bảo toàn khối lượng Giả sử bạn có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D, khi đó công thức định luật bảo toàn khối lượng sẽ được viết như sau: mA + mB = mC + mD . Trong đó: mA, mB, mC, mD là khối lượng của mỗi chất Ví dụ: Bari clorua kết hợp với natri sunphat sẽ tạo ra bari sunphat và natri clorua. Vậy khi áp dụng công thức trên, ta có: mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua Lưu ý: Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại. Tham khảo thêm:

READ  Cách tính điểm xét tuyển của Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (SPHN2)
Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng Ví dụ 1: a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.b) Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn. Lời giải: a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng . b) Một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn vì trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không mất đi. Ví dụ 2: Trong phản ứng ở thí nghiệm trên, cho biết khối lượng của natri sunfat Na2SO4 là 14,2g khối lượng của các sản phẩm bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl theo thứ tự là 23,3g và 11,7g. Hãy tính khối lượng của Bari clorua BaCl2 đã phản ứng. Lời giải: Phương trình chữ của phản ứng: Natri sunfat + Bari clorua → Bari sunfat + Natri clorua Theo định luật bảo toàn khối lượng mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl ⇒ mBaCl2 = mBaSO4 + mNaCl – mNa2SO4 = 23,3 + 11,7 – 14,2 = 20,8g. Ví dụ 3: Đốt cháy 4 g chất M cần 12,8 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ mCO2 : mH2O = 11 : 3. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt bằng bao nhiêu? Lời giải Gọi khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 11a và 3a Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng mM + mO2 = mCO2 + mH2O ⇒ 4 + 12,8 = 11a + 3a ⇒ 16,8 = 14a => a = 1,2 ⇒ mCO2 = 13,2g và mH2O = 3,6g Ví dụ 4: Canxi cacbonat là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hoá học sau: Canxi cacbonat → Canxi oxit + Cacbon đioxit. Biết rằng khi nung 280 kg đá vôi (CaCO3) tạo ra 140 kg vôi sống (CaO) và 110 kg khí cacbon đioxit. Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi Lời giải Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng mCaCO3 = mCao + mCO2 = 140 + 110= 250 %CaCO3 = (250: 280) . 100% = 89,3% Ví dụ 5: Khi nung đá vôi tới 90% khối lượng (chính bằng phần trăm chứa canxicacbonat) thu được 11,2 tấn canxi oxit và 8,8 tấn cacbonic. Khối lượng đá vôi lấy đem nung bằng bao nhiêu? Lời giải Canxi cacbona→canxi oxit + cacbonic Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mcanxi cacbonat = mcanxi oxit + mcacbonic ⇒ mcanxi cacbonat = 11,2 + 8,8 = 20(tấn) Khối lượng đá vôi lấy đem nung là: 2090%.100% = 22,22( tấn) Ví dụ 6: Đốt cháy hết 9 g kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 g hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2 trong không khí. a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng. Lời giải a) Công thức về khối lượng của phản ứng: mMg + mO2 = mMgO b) Khối lượng của khí oxi tham gia phản ứng: mO2 = mMgO – mMg ⇒ mO2 = 15 – 9 = 6(g) Hy vọng sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi các bạn có thể nhớ được công thức định luật bảo toàn khối lượng để áp dụng vào làm bài tập nhé
READ  Số hữu tỉ là gì? Các dạng bài tập số hữu tỉ có lời giải từ A
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply