Cộng Đồng Người Việt Vùng Hoa Thịnh Đốn Là Gì, Hoa Thịnh Đốn vuidulich.vn

Or you want a quick look:

HOA THỊNH ĐỐNdưới mắt một du khách Việt

Hoa Thịnh đốn (HTD) là tên Việt ngữ của thành phố Washington, District of Columbia, thủ đô của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nằm giữa hai tiểu bang Maryland và Virginia, bên bờ biển đại Tây Dương, HTD là một khu đất hình vuông, mỗi cạnh 9 dặm, hai đường chéo trực chỉ đông-Tây, Nam-Bắc. Dân số HTD khoảng 600 ngàn người, 2/3 làm việc cho chính phủ liên bang.

Bạn đang xem: Hoa thịnh đốn là gì

Mỗi năm, hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về ghé thăm HTD. Thành phố này nổi tiếng không những vì là trung tâm quyền lực của thế giới tự do, mà còn vì là một thành phố có di tích lịch sử, sinh hoạt văn hóa, và kiến trúc độc đáo nhất thế giới được vị tổng thống đầu tiên, George Washington, chọn làm thủ đô của Hoa Kỳ năm 1800, HTD đã do kiến trúc sư người Pháp, Pierre l"Enfant họa kiểu. Ngay chính giữa miếng đất vuông là Trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ mang tên Capitol Hill, nhìn xuống cả thành phố bằng những con đường chéo như nan bánh xe, xuyên qua những khu phố, viện bảo tàng, thư viện, phòng triển lãm, thính phòng, kiến trúc dinh thự, tượng đài kỷ niệm, sông & hồ nước, công viên, v.v… Bất cứ ở nơi nào và hướng nào ở HTD người ta cũng thấy hiện ra lịch sử lập quốc, cũng như những biểu tượng của nền văn minh Hoa Kỳ.

Thành phố HTD tưởng đã bị yểu tử năm 1814 khi Quân đội Anh hoàng chiếm đóng và đốt gần hết các công ốc. Cả 5 năm sau HTD mới được coi như hoàn toàn được tái thiết lại.

Từ trên máy bay, hay trên đường phố, ở đâu cũng thấy hình tháp vuông mầu trắng, thẳng đứng như cây bút chì dựng ngược của đài kỷ niệm Washington, nhất là lúc về đêm có đèn điện soi sáng. Khi lên gần đỉnh tháp cao 555 bộ này nhìn xuống cửa kính đủ 4 phía, du khách sẽ nhận ra: ở phía Bắc, Tòa Bạch Ốc, tượng trưng cho Hành Pháp; Ở phía Tây, đài kỷ niệm kiểu Hy Lạp của Tổng thống Lincoln, người đã huỷ bỏ chế độ nô lệ da đen; Ở phiá Nam, đài kỷ niệm Tổng thống Jefferson, một lãnh tụ tie6n phong của Hoa Kỳ về dân chủ; Và phía Tây, Capitol Hill, biểu tượng của Lập Pháp Hoa Kỳ, xế cạnh tòa nhà Supreme Court tượng trưng cho ngành Tư Pháp Hoa Kỳ.

đó là những khung cảnh có thể cảm nhận ngay được, chứ như có lái xe vòng quanh Ngũ Giác đài, tổng hành dinh của quân lực hùng hậu nhất thế giới, khó mà có thể biết rằng cao ốc này có diện tích văn phòng rộng nhất thế giới. HTD còn có rất nhiều những thứ không nơi nào khác có, thí dụ như phi thuyền Eagle đã từng được phóng lên mặt trăng, được trưng bầy ở viện bảo tàng National Air and Space.

Trước năm 1975, người Việt ở HTD, ngoài du sinh viên còn có các nhân viên ngoại giao làm việc tại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa, tổng số chỉ vài chục. Sau biến cố Tháng Tư năm 1975, số người Việt gia tăng nhanh và cao. Theo thống kê 1990 của Hoa Kỳ, tổng số người Việt sinh sống vùng HTD lên tới 30 ngàn người, chia ra như sau: District of Columbia gần một ngàn, 20 ngàn ở Virginia, và 9 ngàn ở Maryland.

Cựu Kiwi ở vùng HTD đếm được 7 người, ngang ngửa với Bắc và Nam California, là những "trung tâm cựu Kiwi" có đông thành viên nhất ở Bắc Mỹ. Cựu Kiwi ở HTD đại diện cho nhiều thành phần khác nhau: Có người đã từng là thuyền nhân vượt biển; Có người đã làm trưởng trại tị nạn; Có người đã trải qua nhiều năm tù cải tạo trong nhiều trại tù từ Nam ra Bắc; Có người ở ẩn, chưa có cựu Kiwi nào khác được gặp mặt; Có người viết và nói rất nhiều trong công việc làm hàng ngày nhưng không hề liên lạc với các cựu Kiwi khác; Có người làm ăn rất thành công về tiền bạc; Có người vẫn độc thân thứ thiệt y như hồi còn ở Tân Tây Lan! Vì hội đủ mọi loại người như thế cho nên, nếu có dịp ghé thăm, chắc chắn bạn sẽ tìm ra người tri kỷ, thích hợp với sở thích của mình.

READ  So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực – Sinh học lớp 10

HTD có hai phi trường quốc tế, đó là National ở ngay trong trung tâm thành phố, và Dulles, ở ngoại ô khoảng 25 dặm. Giữa đường từ Dulles vào thành phố có khu thương xá Eden là trung tâm thương mãi lớn nhất của người Việt tại vùng HTD. Ở đây người Việt có thể tìm lại được không khí và chất liệu Việt Nam với ba, bốn chục cơ sở tiểu thương gồm chợ thực phẩm, nhà hàng, các quán cà phê, tiệm sách báo, băng nhạc, tiệm nữ trang, quần áo, v.v…

Nói đến HTD không thể không nói tới lobby, tức là vận động. Vận đông các vị dân cử ở Quốc Hội Hoa Kỳ thảo luận và ban hành các luật lệ, và các viên chức ở Tòa Bạch Ốc, bằng cách phổ biến đường lối, quan điểm, đề nghị giải pháp, hay thỉnh nguyện có lợi cho mình, cho tổ chức/công ty của mình, hay cho quyền lợi của dân tộc mình. Trong giờ làm việc, hành lang của các văn phòng của các vị dân cử lúc nào cũng nườm nượp các lobbyist gồm đủ các sắc dân: lobbyist Nhật Bản vận động đừng giới hạn số xe hơi Nhật được nhập cảng; lobby Pháp vận động duy trì trợ cấp giá nông phẩm; lobbyist Do Thái vận động gia tăng viện trợ, lobbyist Cuba vận động duy trì cấm vận, v.v… Phải từng là lobbyist, bạn mới biết được sự cần thiết của một đôi giầy có đế tốt, và một chai nước uống cỡ lớn!

Ngoài ra, chỉ ở HTD các đại diện các sắc dân trên thế giới mới có những diễn đàn quốc tế như National Press Club, đài phát thanh VOA (Voice of America), những "vưạ tư tưởng" như The Heritage Foundation, v.v… Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi thấy những tổ chức vận động nổi tiếng của người Việt đã được thành lập và hoạt động lâu dài ở HTD. Nhiều buổi điều trần ở Quốc Hội Mỹ, nhất là về nhân quyền và thuyền nhân, đã diễn ra với thuyết trình viên là người Việt, đã được hệ thống truyền hình C-SPAN phổ biến rộng rãi trên thế giới đạt được nhiều thành qủa vận động nhất phải kể: Hội Thân Nhân Tù Cải Tạo đã khiến hàng vạn cựu tù nhân cộng sản được di dân qua Hoa Kỳ; SEARAC và LAVAS, hai tổ chức tranh đấu không mỏi mệt cho quyền tị nạn của thuyền nhân. Ngược lại, Nghị Hội Người Việt (National Congress of the Vietnamese in America) vẫn chưa vận động được kết qủa nào đáng kể nào để xứng đáng với tên mình!

HTD cũng là nơi mà các tổ chức, hội đòan người Việt ở các nơi khác không ngại tốn kém, di chuyển từ xa tới để tổ chức các buổi ra mắt, hay hội họp quan trọng chỉ mong gây được sự chú ý của nhiều người.

Nếu bạn đã có một thời ngẩn ngơ trước vẻ thơ mộng của con sông Avon ở Christchurch ngày nào, chắc bạn sẽ thích giòng sông Potomac. Giòng nước này chảy vòng quanh và xuyên qua HTD. Theo lời một cựu Kiwi ở địa phương, phải ngồi trên du thuyền Odyssey lững lờ trên sông Potomac, tai nghe ban nhạc đại hòa tấu Washington hòa nhạc Mozart và Beethoven sống, mắt ngắm cảnh thành phố lúc chiều xuống, mới biết thế nào là thiên đàng hạ giới! Ở chỗ khác, nước sông Potomac chảy trũng mạnh xuống qua những tảng đá lớn thành những giòng thác hùng vĩ không khác gì những thác nước nổi tiếng của Đà Lạt ở cao nguyên Việt Nam.

Đà Lạt và HTD còn có chung một thứ đáng kể nữa là hoa anh đào. Lời bản nhạc ca ngợi Đà Lạt, "Ai lên xứ anh đào, đừng quên mang về một cành hoa..." có vẻ cũng thích hợp cho HTD vào tháng Tư mỗi năm.

Xem thêm: 12/12 Là Ngày Gì - Vì Sao 12/12 Được Coi Là Ngày Hội Mua Sắm

Còn nếu bạn muốn ngồi uống cà phê, nhìn "Dập dìu tài tử, giai nhân" ở hè đường vào chiều, tối như ở Paris hay Sài Gòn, hãy đến khu đại Học Georgetown, trung tâm sinh hoạt về đêm của HTD. Cuộc vui buổi tối ở đây hấp dẫn đến độ một cựu Kiwi địa phương, chỉ sau hai, ba lần đi chơi thử, đã khăn gói dọn luôn vào Georgetown ở, để tiện lợi thường trực tại chỗ, cả đêm lẫn ngày!

READ  Người Ít Nói Tiếng Anh là gì: Định nghĩa, Ví dụ vuidulich.vn

Du khách khác không biết thích thứ gì ở HTD nhất, chứ riêng tôi, chẳng có gì vui bằng được ngồi, vừa húp bún ốc có vài giọt cà cuống, hay nhai chả giò đẫm nước mắm chanh thật cay, vừa tán dóc, hay ôn lại chuyện cũ với các thân hữu sinh sống ở HTD. Nhất là bây giờ, ngoài cái White House ở số 1600 đại lộ Pennsylvania, cựu Kiwi còn có thể tụ tập ở Little White House do một cựu Kiwi mới xây xong ở Mc. Lean, Virginia.

Nói đến đồ ăn, tôi không thể quên một tiệm phở trên đường Wilson, vùng Arlington. So với California, phở ở đây, cũng như bài trí của tiệm, chỉ ở mức trung bình, mà giá lại mắc. Thế mà khoảng một tiếng tôi ngồi trong tiệm, Mỹ đen có, Mỹ trắng có, Ả Rập cũng có, đàn ông và đàn bà, tấp nập, sì sụp thưởng thức đủ mọi loại tái, nạm, gầu, gân, sách! Tôi chưa thấy ở đâu - kể cả Paris và California - lại có nhiều người ngoại quốc hâm mộ món ăn phổ thông của Việt Nam mình như thế.

Muốn được nhìn tận mắt những căn nhà đẹp, bạn nên tìm đường đến, để lái xe thật chậm và nhiều lần, đại lộ Massachusetts, quãng Circle. Ở đây, hai bên đường là hàng trăm các dinh thự đủ mọi loại, kiến trúc khác nhau, kiểu nào cũng thật mỹ thuật của các quốc gia trên thế giới dùng làm sứ quán ngoại giao với chính phủ Hoa Kỳ. Đối với tôi, đây chính là những cái dream house, tưởng chỉ có trong tưởng tượng, đã được ai xây ngay ở tại HTD nàỵ

Nói đến những cái hay, cái lạ của HTD mà không đề cập đến những cái dở thì qủa thật không đầy đủ và thiếu công bình. Dù là thủ đô của siêu cường lãnh đạo thế giới tự do, HTD cũng có nhiều cái chẳng hay ho gì; Hơn nữa, HTD là Thủ đô của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chứ đâu phải là Thủ đô của người Việt tị nạn! (đó là chưa kể thị hiếu vốn đã hơi khác người của các cựu Kiwi!).

Nếu đã từng lái xe ở HTD, du khách chắc khó có thể quên được hệ thống xa lộ ở đây. Theo một thân hữu đã sinh sống ở HTD nhiều chục năm, thì hệ thống này khởi thủy lâu đời từ lúc HTD chưa là thủ đô, nên bị lỗi thời, dù đã được đắp vá thêm, nhưng không có một master plan từ đầu, khiến các đường lối giao thông ở HTD không hợp lý và thật khúc mắc. Mang danh "Thổ Công" mà thân hữu này thỉnh thoảng cũng vẫn anh dũng ... lạc đường không thua gì du khách ngây thơ và lạc quan như tôi! Cũng chính nhờ bị lạc đường mà một lần tôi được thấy hình thù khách sạn Watergate, nơi đã xẩy ra sự kiện đưa đến sự mất chức của cố Tổng thống Nixon. Không biết bao giờ tôi mới đến được đào Nguyên (!), chứ nhiều lần lạc đường khác - như lúc bị lạc vào một khu rừng buổi đêm tối, nhiệt độ dưới độ đông nước đá, mà nhìn chung quanh chẳng thấy người ta, nhà cửa, hay le lói một ánh đèn nào - đã làm tôi bị hoảng sợ, và tốn rất nhiều thì giờ trước khi tìm được đường ra. Không giống như hệ thống xa lộ ở California, khi du khách biết là mình mới lạc đường ở HTD, càng lái xe để tìm cách chữa chạy sự lạc đường ấy càng dễ bị lạc xa thêm, và càng khó có thể chữa chạy hơn!

Thời tiết HTD không thể coi là ôn hòa vì có đủ những thái cực gây bất tiện cho du khách. Muốn tìm lại không khí nóng ẩm làm cho người ta mờ cả mắt, tắt cả thở, và tê cả đầu của Sài Gòn, thay vì mất công và tốn tiền du lịch về Việt Nam, bạn hãy ghé thăm HTD lúc mùa Hè. Tháng Bẩy năm ngoái, tôi đã biết thế nào là "Mùa Hè đỏ Lửa" ở HTD, và đã như được sống lại sau khi được xối chỉ bằng nước lạnh! Hãy tạm quên đi bệnh ung thư, vi khuẩn AIDS, độ cholesterol, ông boss hay các khách hàng khó tính, tuổi thọ của bạn chắc chắn sẽ bị giảm sụt nếu bạn phải lái xe hơi trong mùa Hè ở HTD mà không có cái máy lạnh tốt.

Bạn chưa biết thế nào là White Christmas ư? Hãy ghé HTD lúc mùa đông. Tôi có ở HTD đầu năm nay, ngay sau khi cơn bão tuyết lớn nhất trong lịch sử 70 năm qua của HTD đã trút xuống đường phố gần 3 bộ tuyết, làm 5 người chết ở Virginia, và khiến cả thành phố phải đóng cửa suốt 5 ngày. Nhìn cảnh vật chung quanh trắng xóa cứ tưởng như mình đang ở một thế giới nào khác. Lần cuối ở phi trường Dulles với dự báo thời tiết cho biết bão tuyết đang ập tới, phi trường có thể bị đóng cửa bất cứ lúc nào, tôi đã hồi hộp - y như khi xem phim Hitchcock - chăm chú theo dõi máy bay của mình được de-icing, và mừng như hú vía khi máy bay cất cánh được!

READ  Tổng Hợp Từ Vựng Tiếng Anh Về Vùng Miền Nam Tiếng Anh Là Gì ? vuidulich.vn

Nếu bạn mới đến HTD lần đầu mà không có ai đưa đón, hãy chuẩn bị tiền túi dư gỉa cho lệ phí đậu xe. Ở Crystal City cạnh phi trường National, lệ phí đậu xe trung bình là 20 Mỹ kim một ngày. Nhiều khách sạn tính thêm tiền đậu xe cả 10 Mỹ kim một ngày bên trên tiền phòng bạn đã phải trả. Quen đậu xe không mất tiền ở California, tôi xót cho cái túi tiền bé nhỏ từ làng xã hẻo lánh của tôi phải đài thọ lối sống ... thủ đô văn minh nhưng hơi tốn kém này, đồng thời thương cho dân HTD, hàng ngày cứ phải ngoan ngoãn đóng ... hụi chết cho chủ nhân các bãi đậu xe!

Ngoài ra, đối với người Việt, rất nhiều thứ sẵn có ở Thủ đô Người Việt tị nạn ở California lại không thấy có ở HTD. Thí dụ: những thợ may áo dài đẹp, các tiệm ăn chuyên môn các món ăn đặc biệt của mỗi miền Nam, Trung, Bắc, những dịch vụ y tế đầy đủ và tân kỳ thật tiện lợi của các chuyên viên y, dược, nha, nhãn khoa Việt Nam, hay những thứ lỉnh kỉnh nhưng cần thiết như lá trầu tươi, khế, sầu riêng, lá lốt, na, xoài, nhãn tươi, giò chả, bánh cuốn mới ra lò, sách báo, băng nhạc Việt Nam mới xuất bản, v.v… Các danh ca, ban nhạc Việt Nam nổi tiếng thỉnh thoảng vẫn từ Little Saigon qua trình diễn trong các buổi đại nhạc hội ở HTD, vì luôn luôn được hàng ngàn khách mộ điệu địa phương mua vé, tận tình đón chào.

Nếu chưa biết HTD là gì, bạn nên tìm dịp ghé thăm thành phố thủ đô của Hoa Kỳ. Nếu đã có dịp ghé HTD, có lẽ bạn lại phải tìm cách đến xem lần nữa vì muốn xem cho hết, muốn biết cho đủ có lẽ phải tốn cả tháng! đến để xem Hoa Kỳ tại sao chỉ mới hơn 200 năm lập quốc mà đã dẫn đầu cả thế giới, đến để thẩm định bằng mắt thấy, tai nghe, người Việt ở đây có tiến bộ hơn người Việt ở các nơi khác ở hải ngoại hay không.

Có đến HTD, là người Việt, bạn đừng quên ghé thăm đài kỷ niệm Chiến binh Hoa Kỳ tử trận ở Việt Nam. Đài này ở ngay cạnh - phía đông bắc - đài kỷ niệm Tổng thống Lincoln. Mỗi lần nhìn vào những mặt đá cẩm thạch đen bóng - bóng đến độ bạn có thể nhìn thấy bóng mình như xen lẫn với những hình bóng người khác trong đó - khắc tên 58.000 tử binh Hoa Kỳ, tôi lại liên tưởng đến hơn 3 triệu người Việt từ cả hai miền Bắc và Nam, quân và dân, đã chết trong cuộc chiến Việt Nam: Bao giờ Việt Nam mới có một đài kỷ niệm ghi nhận biến cố ghê gớm đó cho dân tộc Việt Nam? Ai đã chết để cho ai được sống? Bao giờ vết thương Việt Nam mới ngưng thôi há miệng và hết rỉ máu ?...

Là cựu Kiwi, bạn nên đến HTD để có dịp so sánh lòng hiếu khách của những cựu Kiwi đang sinh sống ở đây khác thế nào so với những cựu Kiwi ở khắp năm châu, bốn bể. Hãy hỏi những cựu Kiwi đã ghé HTD để biết bạn còn thiếu thứ gì trong đời sống này ?..

Rồi bạn sẽ hiểu tại sao dù đã nhiều lần ghé HTD - mà lần nào cũng bị lạc đường lúc lái xe - tôi vẫn nhớ những kỷ niệm đã có với, và vẫn mong có dịp ghé thăm thành phố qủa xứng đáng là Thủ đô của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ văn minh này, thêm một lần nữa..

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply