Confucius Là Ai – Tại Sao Nói Nho Giáo (Confucianism) Và

Or you want a quick look:

Nước Trung Hoa không có quốc giáo, nhưng Khổng giáo và Đạo giáo đã chế ngự sân khấu tôn giáo. Trong khi Lão Tử là một nhà thần bí, thì Khổng Tử lại là một nhà đạo đức. Lão Tử dạy con người cái cách để lánh đời, và bày tỏ cách đó theo phương cách của Đạo. Khổng Phu Tử dạy dỗ dân chúng cách để vào đời, thuộc về thế giới nhằm cải thiện thế giới. Khổng giáo và Đạo giáo đã trở thành những tôn giáo, và những người sáng lập chúng đã trở thành những nhà tiên tri, dầu cho chính họ không phải là tiên tri.

Bạn đang xem: Confucius là ai

Chính Đức Khổng Phu Tử là người được dân chúng tôn kính khi bàn về luân lý và một triết lý cho cuộc sống nội tâm. Người ta bảo rằng Đức Khổng Tử mang tính bản xứ cũng như những đồng lúa vậy, và cũng có thực như là bức Vạn Lý Trường Thành ở Trung Hoa. Trong khi mô tả giáo thuyết của mình, ông đã dùng sự tương đương về các phần của một cây. Ông nói rằng bộ rễ đâm sâu thì toàn thân cây sẽ mọc thẳng. Điều nầy được áp dụng cho mọi mối tương giao cá nhân: trong gia đình, gia tộc, trong cộng đoàn, trong guồng máy cai trị. Nếu tình yêu và sự nhơn từ có ở đàng rễ thì nó sẽ kết trái hòa bình và trật tự trong quốc gia.

Trong bài học nầy, các bạn sẽ thấy rằng học thuyết lý tưởng và một triết lý không đủ để thắng hơn những điều ác của thế gian nầy. Quyền năng chỉ có thể đến qua Đức Thánh Linh, là Đấng có thể ban sức mạnh cho sự dạy dỗ, sự rao giảng và nếp sống của người tín đồ.

Làm quen với Khổng giáo.

Những niềm tin và tập tục của Khổng giáo.

Sự truyền thông của Khổng giáo.

Đánh giá về Khổng giáo.

LÀM QUEN VỚI KHỔNG GIÁO

Ý nghĩa

Từ ngữ Confucius là một từ tiếng Trung Hoa Khổng Phu Tử, có nghĩa là "thầy Khổng". Khổng là tên họ, đã được phiên ra hình thức chữ La Tinh thành Confucius do các giáo sĩ dòng Tên (dòng Jesuits) thời trước. Đức Khổng Phu Tử đã sống trong "thời kỳ bách (100) triết lý gia" ở thế kỷ thứ năm và thứ sáu trước công nguyên. Do đó đã sống khoảng đồng thời với Lão Tử của Đạo giáo, Đức Phật Thích Ca, giáo chủ Mahariva của tôn phái Jain, và chỉ một vài năm trước các triết gia Plato và Aristotle của Hy lạp.

Người Sáng Lập

Vào thời của Khổng Phu Tử, tình hình chính trị ở Trung Hoa rất là rối ren dưới triều đại nhà Chu. Trong nhiều năm dài, các chính trị gia, các nhà xã hội học và các triết gia đã đưa ra những giải pháp của họ cho sự hòa bình ở Trung Hoa, để tái lập nó thành một quốc gia hùng cường. Người Đạo giáo khoe mình rằng họ có giải pháp trong thái độ "không tranh đấu". Trong khi sự dạy dỗ nầy đã lan rộng cả Trung Hoa, thì một thanh niên sáng suốt đến từ một vùng khác trong nước, bắt đầu dạy dỗ những đề án hòa bình của mình.

Khổng Tử ra đời, là con út của một gia đình có mười một người con, vào năm 551 T.C, tại nước Lổ, ngày nay là Tỉnh Sơn Đông. Cha ông mất khi ông được ba tuổi, mẹ ông quyết định cho ông một sự giáo dục tốt nhất mà bà có thể làm. Sách vở thời đó được chép trên các thẻ tre và rất khó có được, nhưng ông đã học hành chăm chỉ, và đã học được mọi môn mình có thể học về lịch sử, thơ văn, và âm nhạc của Trung Hoa thời cổ. Vào khoảng mười lăm tuổi, ông quyết định sẽ trở thành một học giả và một thầy giáo. Năm mười chín tuổi, ông lập gia đình và có được một con trai, nhưng cuộc hôn nhân đó đã kết thúc bằng sự ly dị.

Khổng Tử rất quan tâm đến những vấn đề một bộ máy cai trị tốt, và ông đã có được một địa vị trong nước. Ông muốn các quan chức phải là những người thành thật và có học thức. Không bao lâu hệ thống giáo dục nầy của ông trở thành nổi tiếng. Nhưng vì những tư tưởng cách mạng của ông và vì sự đố kỵ của những người khác mà ông đã rời bỏ địa vị. Ông quyết định trở thành một thầy giáo hơn là làm một người cai trị. Chu du từ nước nầy đến nước khác, ông đã dạy những niềm tin của mình về một chính quyền khôn ngoan và thành thật. Sự trưỡng dưỡng trong khó nghèo của ông đã làm cho ông có cảm tình với người nghèo khổ, và giúp đỡ cho các học trò có tinh thần tranh đấu. Cuối cùng trường dạy của ông đã lên đến ba ngàn học trò. Các môn học ông dạy bao gồm lịch sử, thi ca, văn chương, trị quốc, khoa học tự nhiên, và âm nhạc. Bằng việc sử dụng các câu hỏi và bàn thảo, ông giống với Socrates. Theo truyền thuyết, Lão Tử và Khổng Tử đã có vài cuộc chạm trán quyết liệt. Các môn đệ của mỗi hệ thống đều khoe rằng thầy của họ tài ba hơn người kia.

Khổng Tử đã dùng những năm cuối cùng của mình để dạy dỗ và biên soạn môt số sách cổ điển của Trung Hoa. Vị sư phụ nầy đã qua đời vào năm 479 T.C và được các đệ tử ông cư tang, than tiếc. Sự tôn kính dành cho ông lớn lên, và theo thời gian, ông đã được thần thánh hóa như một vị thần. Suốt trong triều đại nhà Hán, vào khoảng năm 220 T.C. Hoàng đế triều Hán là Hán Vũ đã được một học giả môn phái Khổng giáo thuyết phục, và tuyên bố Khổng giáo là quan niệm học chính thức của Trung Hoa. Nó đã nhảy một bước lớn để hội nhập vào đất nước.

NHỮNG NIỀM TIN VÀ TẬP TỤC CỦA KHỔNG GIÁO

Khổng Giáo Và Tôn Giáo

Câu hỏi thường được đặt ra là : "Khổng giáo có phải là một tôn giáo không?" Một số người cho rằng Khổng Tử là người sáng lập ra một trong số các tôn giáo của thế giới. Những người khác thì cho rằng ông là một người theo thuyết bất khả tri luận (agnotic), nếu không nói là một người vô thần. Sự thật có thể nằm ở đâu đó giữa hai sự cực đoan nầy. Nếu Khổng Tử đề cập đến tôn giáo, thì đó là để cho phù hợp với các nghi lễ và sự thờ phượng tổ tiên. Nhưng điều ông quan tâm nhiều hơn, đó là cách dân chúng nên hành xử thế nào trong cuộc sống thường nhật. Ông là một triết gia, ông đã dạy một hệ thống luân lý, một lý thuyết về sự cai trị, và một loạt những mục tiêu xã hội mà chúng đã có ảnh hưởng cho người Trung Hoa trong hai mươi lăm thế kỷ qua.

Khổng Tử chỉ sử dụng hình thức lý luận và nhân bản, và chỉ theo nghĩa rộng thì mới có thể gọi ông là thần bí. Ông phê phán về mọi cái mà có vẻ như trái ngược với cảm thức ông thường hay là không phục vụ gì cho mục đích của xã hôi cả. Ông cảm thấy có hại khi bàn luận về cõi siêu nhiên, vì trong khi bàn luận như vậy, người ta có thể bỏ qua việc an sinh của con người. Một đệ tử hỏi ông về bổn phận của một người đối với các linh của người chết, ông đã trả lời: "Trước khi chúng ta chưa làm trọn bổn phận đối với người sống, thì sao lại bàn đến bổn phận đối với người chết? Hãy sốt sắn tận hiến chính mình cho bổn phận đối với sự nhân đạo, trong khi đó giữ lòng tôn kính các linh và giữ mình xa chúng (kính nhi viễn chi) thì mới gọi là khôn ngoan".

Ông có lòng kính trọng các nghi lễ. Có người bảo rằng nếu ngày nay ông là tín đồ Cơ Đốc Giáo, thì có lẽ ông đã là người có chức vụ cao trong nhà thờ. Một trong các môn đệ của ông đã đề nghị lùa đàn chiên đi để khỏi tế trăn non, ông không đồng ý nói: "Tử, ngươi yêu chiên còn ta ưa thích nghi lễ". Ông nói "Khi con người thực hành luật đạo đức, thì người đó đã làm theo ý trời".

READ  Hợp kim của sắt là gì? Các loại hợp kim của sắt

Có một lần, ông bị một đám người hăm dọa, các đệ tử của ông lo sợ ông bị mất mạng. Câu trả lời của ông là: "Nếu ý trời cho truyền thống nầy không bị thất truyền, thì dân chúng xứ Quảng làm gì được ta?".

Các Nguyên Tắc Luân Lý

Việc Tốt Chung. Khổng Tử đã dạy về năm đức tính thông thường (Ngũ Thường) để dẫn đến sự tốt đẹp chung. Ông sử dụng sự tương tự của một cây. Rễ của nó là Nhân, thân của nó là Nghĩa. Cành của nó là Lễ, tức những cách hành động hợp đạo đức. Hoa của nó là Trí, nghĩa là sự khôn ngoan, còn trái của no là Tín, nghĩa là sự trung thành. Tuy nhiên , quan trọng nhất trong đó là Nhân vì nó là động cơ thúc đẩy trong đời sống đạo đức. Lễ là sự biểu lộ bên ngoài của Nhân.

Lễ. Ý nghĩa của lễ khác nhau tùy mạch văn của nó, nhưng nó có nghĩa là sự lịch thiệp, sự tôn kính, sự hợp lẽ, sự ngay thẳng, trật tự đạo đức, nghi lễ. Khổng Phu Tử cảm thấy các vua thời xưa đã giữ luật trời và điều hòa những mối tương quan của loài người bằng lễ. Ông nói: "Lễ được đặt cơ sở trên trời, được làm thành khuôn mẫu dưới đất, và liên quan đến sự thờ lạy các linh. Nó bao gồm các nghi lễ mai táng, cúng tổ tiên, hôn nhân, và các cuộc viếng thăm ngoại giao. Nhờ có nó mà mọi người đều đúng đắn trong gia đình, trong quốc gia và trong thế giới . Ai đã đạt đến lễ thì sống, còn ai thất lễ thì coi như chết".

Khổng Phu Tử dạy rằng lễ là quan trọng đối với năm mối liên hệ (ngũ luân). Đó là: nhà cầm quyền và công dân (quân thần), cha và con (phụ tử), chồng và vợ (phu phụ), anh em (huynh đệ), kẻ già và người trẻ (tức bạn bè - bằng hữu). Với sự thực hành lễ thì sẽ có sự hòa hợp của vũ trụ giữa người, trời và đất (thiên địa nhân). Người đạo Lão chỉ trích ông vì đã dạy những thái độ phi tự nhiên, nhưng Khổng Phu Tử và đồ đệ của ông đã đưa lý tưởng của ông vào thực hành.

Một phần quan trọng của lễ là một luật lệ mà nó nhắc chúng ta nhớ đến Luật Vàng mà Đấng Christ đã ban cho chúng ta. Khổng Phu Tử gọi nó là Xử (đối xử) nghĩa đen là "kính trọng nhau trong tình cảm". Trong sách của ông sách Luận Ngữ, có câu chuyện kể rằng thầy Tử Cống hỏi Đức Khổng Tử: "Có một chữ mà dùng làm qui tắc thực hành trọn đời sống không?" Phu Tử trả lời: "Tương báo không phải là một chữ như vậy sao? Điều gì ngươi không muốn người khác làm cho mình thì đừng làm điều đó cho họ" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân -- ND). Vì nó được đưa ra theo một cách tiêu cực, nên có người gọi nó chỉ là "Luật Bạc" mà thôi. Khi Khổng Phu Tử chạm trán với luật lấy thiện trả ác của Đạo giáo, ông trả lời: "Lấy nhân từ trả nhân từ, nhưng báo trả điều ác bằng công lý".

Nhân. Sức mạnh thôi thúc bên trong để có lễ là sức mạnh ở bộ rễ, được gọi là nhân. Chữ nầy có thể dịch là: "lòng yêu thương, lòng tốt, lòng nhân đạo". Sự từ bỏ mình của nhân tạo kết quả trong mối tương quan thích đáng của con người về lễ, Khổng Phu Tử cố thuyết phục mọi người cộng tác vì sự tốt đẹp chung. Ông dạy rằng đức hạnh thật nằm trong cách biểu lộ ra của nhân tức là ý muốn tìm điều tốt cho kẻ khác. Chữ nhân trong Hoa ngữ bao gồm hai chữ, một chữ là chữ người, còn chữ kia là chữ hai (chữ nhân gồm bộ nhân và chữ nhị -- ND), Do đó, nó chỉ về cách đối xử tử tế với người khác ở bất cứ hàng ngũ nào, vì sự an lạc của mọi người.

Các Lý Thuyết Của Khổng Giáo Về Luân Lý

Sự Cai Trị Tốt (trị quốc)

Khổng Phu Tử đã hòa lẫn luân lý của ông vào chính trị. Ông xem sức mạnh quan trọng nhất để khôi phục cho nước Trung Hoa là lễ. Nó quan tâm trọng đối với mối tương giao giữa người cai trị và các công dân. Lễ có thể thay thế hệ thống phong kiến độc ác bằng một trật tự xã hội lý tưởng . Ông tin rằng nếu những người cai trị chấp nhận các nguyên tắc của ông, thì bầu không khí thuôc linh (tinh thần) của toàn đất nước sẽ được thay đổi. Ông tin tưởng nơi tính bản thiện của con người, và ông cảm thấy rằng nhân dân nói chung sẽ đáp ứng một cách ưu đãi trước sự tốt đẹp nơi nhà cầm quyền của họ. Ông nói rằng nếu một nước có người cai trị tốt trong một trăm năm, thì tội phạm sẽ chấm dứt và án tử hình sẽ bị bãi bỏ.

Đạo Làm Con

Một tập quán có từ lâu trước thời Khổng Tử là chữ hiếu, tức là "đạo làm con". Nó liên quan đến sự tôn kính, sự cung phục và sự vâng phục của người trẻ tuổi đối với những thành viên lớn tuổi trong gia đình. Nhất là bổn phận của con trai đối với cha, và nó là ưu tiên hàng đầu trong đời sống gia đình của người Trung Hoa. Khổng Phu Tử nhấn mạnh tập quán nầy trong sự dạy dỗ và kinh sách của ông, nó được người Trung Hoa nhiệt liệt đón nhận. Trong sách Luận Ngữ, Khổng Phu Tử đã nói: "Người trẻ tuổi là người con tốt trong gia đình và là một người biết vâng phục khi đi ra ngoài, phải ít nói, nhưng những gì người đó nói ra phải đáng tin cậy ... Để cho cha mẹ ngươi không có lý do gì phải lo lắng mà đau ốm".

Người Quân Tử

Khổng Phu Tử cảm thấy rằng người mà có một tấm lòng ngay thẳng (nhân) và hành động thanh nhã (lễ), thì đó là "người quân tử". Đây là một người quí phái chân chính, là người con luôn coi trọng gia đình mình, là người cha công bình và nhân từ. Nếu là quan chức, người đó biết trung thành; nếu là chồng, ngưòi đó biết cư xử công chính. Nếu là bạn, người đó sẽ thành thật và khôn khéo. Khổng Tử nói "Một người đàn ông chân chính phải biết nhận định chính mình và biết giữ lễ. Ai nhận định được như vậy... thì thiên hạ sẽ đi theo người đó". Đây là học thuyết về sự "Trung Dung", theo đó một người bước đi theo con đường ở giữa, không làm điều gì quá độ. Khổng Phu Tử nói rằng một con người tốt nhất, là con người sống trong trần gian nầy có thể thực hành năm điều. Đó là: Sự khiêm tốn, sự cao thượng, sự thành thật, sự cần mẫn và sự khoan dung. "Nếu ngươi khiêm tốn, ngươi sẽ không bị chê cười. Nếu ngươi thành thật, người ta sẽ tin cậy ngươi. Nếu ngươi khoan dung, ngươi sẽ hòa thuận với đồng nghiệp mình". Chính hạng người nầy có thể biến cải xã hội thành một đất nước hòa bình. Đó là ý nghĩa của việc làm người quân tử.

NHỮNG SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA KHỔNG GIÁO

Khổng Phu Tử đã để lại cho những người theo mình những Kinh sách nào? Trong sự nghiệp dạy dỗ của mình, ông đã sưu tập và soạn thảo những văn kiện thời cổ và đưa ra những lời giải thích. Có bốn sách và một cuốn sách của riêng ông được gọi là Ngũ Kinh.

* Kinh Thư, đó là cuốn sách về lịch sử. Đây là lịch sử của năm triều đại trước đó.

* Kinh Thi, đó là cuốn sách về thơ văn. Khổng Phu Tử tin rằng việc đọc thơ văn sẽ giúp để tạo nên đức tính của con người.

* Kinh Lễ Ký, đó là cuốn sách về các nghi thức và nghi lễ. Tác phẩm nầy dạy người quân tử hành động theo đường lối cổ truyền.

* Kinh Dịch, đó là cuốn sách về những sự thay đổi. Nó là một bộ sư tập về những đường liền và những đường đứt đoạn. Những đường nét đó được cho là có ý nghĩa quan trọng nếu người ta khám phá được chìa khóa.

READ  Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng và tính chất

* Kinh Xuân Thu, tức là Sách "biên niên sử của thời Xuân Thu". Đây là cuốn sách giải thích về nước Lổ vào thời Khổng Tử.

Những sự dạy dỗ của chính Đức Khổng Tử phần lớn là những lời giảng giải về Ngũ Kinh. Theo điều ông dạy, các môn sinh của ông chép lại những lời giảng giải của ông trên các thẻ tre. Về sau, chúng được biên soạn thành các sách và được gọi là Tứ Thư. Các sách nầy là:

* Sách Luận Ngữ. Đây là bộ sưu tập về các câu nói của Khổng Tử và của một số môn đệ ông. Chúng là nguồn tài liệu quan trọng nhất về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

* Sách Đại Học. Sách nầy được viết vào thời kỳ về sau hơn là vào thời Khổng Tử. Nó liên quan đến việc giáo huấn và đào tạo một người quân tử . Nó là cuốn sách đầu tiên phải học của người Trung Hoa cổ điển.

* Sách Trung Dung. Sách nầy liên quan đến mối tương quan giữa bản chất con người với trật tự đạo đức trong xã hội.

* Sách Mạnh Tử. Cuốn sách nầy có niên hiệu khoảng 300 T.C. và nó ghi lại một cách có hệ thống triết lý của Khổng Phu Tử.

Các đoạn sau đây được trích ra từ sách Luận Ngữ để cho ta một ví dụ về các câu nói của Đức Khổng Tử.

- Người quân tử khi xem xét việc, trước hết phải nắm được gốc rễ của sự việc, khi họ tiến lên thì con đường đúng sẽ mở ra cho họ.

- Đừng buồn vì người khác không biết mình mà đáng buồn vì mình không biết người khác.

- Thấy điều phải mà không làm là kẻ hèn nhát.

- Phạm tội với trời thì chẳng còn nơi nàokhác để cầu xin (Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo giả --ND).

- Người quân tử nghĩ đến tâm tánh, kẻ tiểu nhân nghĩ đến địa vị. Người quân tử nghĩ đến sự đền tội, kẻ tiểu nhân nghĩ đến sự đền ơn.

- Người biết cái đúng thì tốt hơn người ưa thích cái đúng.

- Phần thưởng dành cho người cố gắng lớn hơn sự ban thưởng, đó là đức tính.

- Chúng ta biết quá ít về sự sống thì làm thế nào chúng ta có thể biết về sự chết?

- Đừng đặt trước kẻ khác những gì mình không thích.

- Những điều cần thiết cho việc trị quốc tốt là: đủ lương thực, quân đôi hùng mạnh và lòng tin của nhân dân. Nếu buộc phải bỏ một trong những điều nầy thì hãy bỏ quân đội hùng mạnh. Nếu buộc phải bỏ hai điều, thì hãy bỏ thêm lương thực. Sự chết là phần của mọi người đến lúc tuổi già, nhưng nếu mất lòng tin của nhân dân, thì chẳng còn chi là bền lâu nữa.

- Hãy giữ vững điều chi tốt, rồi nhân dân sẽ tốt. Đức hạnh người tốt giống như gió, đức hạnh kẻ xấu giống như cỏ. Khi gió thổi thì cỏ phải cong theo.

- Biết người, đó là sự khôn ngoan.

- Người quân tử sẽ vui lòng ngay cả khi họ bất đồng ý, còn kẻ tiểu nhân sẽ chẳng vui lòng ngay cả khi họ đồng ý.

Xem thêm: Con Gái Của Diễn Viên Lan Phương

- Người tốt nói lời tốt, nhưng không phải mọi người nói tốt đều là người tốt. Người tốt, thì can đảm, nhưng không phải mọi người can đảm đều tốt.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHỔNG GIÁO

Trải hơn hai ngàn năm, sự dạy dỗ của Khổng Phu Tử đã có một tác dụng lớn trên hơn một phần tư dân số thế giới. Lúc đầu, người sáng lập nó cảm thấy mình là một người bị thất bại, và vào lúc ông qua đời, chỉ còn bảy mươi người tự xưng mình là môn đệ của ông. Họ gặp sự chống đối của người Đạo giáo, là những người đang quảng bá dạy dỗ của họ cùng lúc đó. Những đối thủ khác là những người theo thuyết hợp pháp (legalist) và phái Mặc Tử, họ cho rằng họ có một hình thức cai trị tốt hơn.

Vào thế kỷ thứ ba và thứ tư trước công nguyên, Mạnh Tử và Tăng Tử đã góp công nhiều để mở rộng sự dạy dỗ của Khổng Phu Tử. Mạnh Tử sống từ năm 372 - 289 T.C, truyện của người Trung Hoa tỏ cho thấy rằng cuộc đời của ông được ghi trong sách mang tên ông (Sách Mạnh Tử). Giống như Khổng Phu Tử, ông không quan tâm đến vấn đề tôn giáo, ông viết rất ít về các vị thần. Mục tiêu của ông là củng cố sự dạy dỗ của Khổng giáo về tính bản thiện của con người. Ông cảm thấy rằng lý do khiến cho một số người không có biểu hiện tốt chính là môi trường của họ. Với môi trường tốt, có thể mọi người đều sẽ trở thành tốt. Theo Mạnh Tử, môi trường xã hội tốt là một hệ thống phong kiến mà lấy nhân dân làm tâm điểm. Ông chống đối chiến tranh, nhưng ông cảm thấy rằng dân chúng có quyền kháng chiến chống lại một hệ thống áp bức.

Tăng Tử (298 -238 T.C.) là một người Khổng giáo nổi tiếng khác. Tuy nhiên, ông không chính thống như hai người kia (Khổng Tử và Mạnh Tử). Nhưng ông đã có một tác động lớn trên đất nước. Ông ủng hộ niềm tin nơi lễ, nhưng ông phủ nhận việc con người vốn bản thiện. Ông cảm thấy rằng con người sanh ra vốn là xấu, và chỉ có thể đạt đến sự tốt đẹp bằng việc đào luyện. Vì vậy, luật pháp, sự giáo dục, và sự hạn chế là cần thiết để cứu vãn xã hội . Việc nầy, tới phiên nó, đòi hỏi nhiều nghi thức hơn. Cộng thêm vào đó niềm tin của ông cho rằng các linh là những sức mạnh phi-vị-cách (không có ngôi vị), chúng ta có được một người phi tôn giáo nhất trong số tất cả các học giả ban đầu của Khổng giáo.

Tương phản với cái lịch sử hỗn loạn của kỷ nguyên trước nó, triều đại nhà Hán đã có trật tự hơn. Do đó, nhu cầu cần có những học giả được đào tạo đã nổi lên, và các môn sinh của Khổng Tử đã điền vào chỗ trống. Vào năm 136 T.C, họ đã trông coi sự giáo dục lớp người Trung Hoa trẻ. Dưới triều nhà Tống, Luận Ngữ đã trở thành giáo khoa chính trong hệ thống học đường và tiếp tục mãi cho đến nền Cộng hòa của Trung Hoa vào năm 1912. Sự tôn kính đối với Khổng Phu Tử đã gia tăng trong triều đại nhà Hán, chùa chiền và những buổi lễ lạc được thêm nhiều khắp nước Trung Hoa. Theo các thế kỷ trôi qua, hình tượng và sự cúng tế dành cho Khổng Phu Tử nhiều lúc đã bị loại bỏ, rồi lại được phục hồi. Với sự xuất hiện của chính thể Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chúng đã hoàn toàn bị loại bỏ. Vào năm 1934, sinh nhật của Khổng Phu Tử đã được công bố là ngày quốc lễ. Người Khổng Giáo khẳng định một cách tin tưởng rằng chế độ cộng sản, cũng như bất cứ chế độ nào khác, không thể trục xuất Khổng giáo ra khỏi Trung Hoa.

ĐÁNH GIÁ VỀ KHỔNG GIÁO

Trong phần đánh giá của chúng ta về Khổng giáo, chúng ta sẽ nói ngắn gọn một số điểm mạnh và yêu. Sau đó chúng ta sẽ chỉ ra một số nhịp cầu dẫn đến lẽ thật của Cơ Đốc giáo. Mục đích của chúng ta là giúp cho người Khổng giáo tiến đến chỗ biết Đấng Christ và sự sống dư dật.

Những Điểm Mạnh Của Khổng Giáo

Một số điểm mạnh của Khổng giáo là nó:

* khuyến khích sự nhân từ đối với đồng loại .

* tìm cách khuếch trương một chính quyền tốt/

* dạy một hệ thống luân lý tốt.

* phát huy đạo làm con tốt.

* có một luật vàng tương tự như luật của Đấng Christ.

* biết đánh giá giá trị của gia đình.

Những Điểm yếu của Khổng giáo là nó:

* giữ một quan niệm phi Kinh Thánh, cho rằng con người vốn bản thiện.

* không nhận biết một hữu thể tối cao.

* không dạy về tội lỗi và sự cứu rỗi.

* không có hứa hẹn nào về một hy vọng sau khi chết.

* không cung ứng một sự trợ giúp thiên thượng nào cho con người đang khi còn sống trên đất.

* nhấn mạnh luân lý và sự thuộc về đất chớ không nhấn mạnh sự thuộc về trời.

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt vuidulich.vn

* hình tượng hóa người quân tử chớ không phải Đức Chúa Trời siêu việt, Đấng có thể giúp con người bình thường trở thành một con người tốt hơn.

Định Giá Các Niềm Tin

Như trong những tôn giáo khác, Khổng giáo chưa quan tâm đủ về thực tại tối hậu. Quan tâm của nó chỉ là về luân lý chớ không phải là về tôn giáo. Khổng giáo đạt đến một hố thẳm mà nó không thể vượt qua được để đạt đến tình trạng thuộc linh lý tưởng. Giờ đây chúng ta hãy xét một số niềm tin mà chúng ta xem như là những nhịp cầu dẫn đến lẽ thật về Đấng Christ và sự sống dư dật.

Đề Tài: Luân Lý

Niềm Tin Của Khổng Phu Tử. Khổng Phu Tử đã dạy lễ là nguồn của những mối tương quan tốt trong gia đình, cộng đoàn và đất nước. Nhân là sức mạnh thôi thúc cho lễ. Nó can dự đến lòng yêu thương, lòng tốt và sự tự bỏ mình. Khổng Phu Tử dạy người ta nhìn nhận tình huynh đệ của con người.

Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Trật tự tốt đẹp bên ngoài và tình yêu thương bên trong là những phẩm chất đáng ao ước, nhưng một người không thể có những phẩm chất nầy, tức là không thể tự cứu mình. Cách duy nhất để có động cơ tình yêu và lòng tốt đối với kẻ khác là thông qua tình yêu của chính Con Đức Chúa Trời trong lòng chúng ta. Chúng ta phải nhận biết địa vị làm Cha của Đức Chúa Trời trước khi chúng ta có thể nhận biết tình huynh đệ của con người.

Lẽ Thật Kinh Thánh.

* I Giăng 4:19 "Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước".

* Ê phê sô 4:32 "Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy".

* I Giăng 3:23 "Nầy là điều răn của Ngài: là chúng ta phải tin đến Danh Con Ngài, tức là Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy".

* Rô ma 5:5 "Sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta".

Đề Tài: Luật Vàng

Niềm Tin Của Khổng Tử. Trong sách Luận Ngữ, Khổng Tử đã đưa ra một qui luật thực hành cho cuộc sống của một người. Ông gọi nó là sự tương báo. Điều gì bạn không muốn làm cho mình thì đừng làm điều đó cho kẻ khác. Vì nó được đề ra một cách tiêu cực, nên một số người gọi nó là "Luật Bạc".

Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Nếu bạn chưa quen với khúc Kinh Thánh mà các Cơ Đốc Nhân gọi là Luật Vàng thì hãy đọc trong Mathiơ 7:12 và nghiên cứu nó cho đến khi bạn hiểu được các nguyên tắc mà Chúa Jesus đã dạy. Tư tưởng của Luật Vàng đã được dạy hàng ngàn năm qua. Nhưng không có một tôn giáo nào của thời cổ cung ứng cái phương tiện để tuân giữ nó. Như Chúa Jesus đã nói, thông thường thì chúng ta đối xử tử tế với những người tử tế với mình. Ít có ai có thể yêu thương và tử tế với những người có ác ý với mình. Người thế gian đi theo luật cũ là lấy răng đền răng lấy mắt đền mắt. Nhưng Chúa Jesus đã cung ứng phương cách, phương tiện và quyền năng để làm trọn Luật Vàng.

Lẽ Thật Kinh Thánh.

* Ma thi ơ ơ 5:38-39 "Các ngươi có nghe lời phán rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Song ta bảo các ngươi, đừng chống cự kẻ dữ. Nếu ai vả bên má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn".

* Ma thi ơ 5:44,46 "Song ta nói cùng các ngươi. Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi... Nếu các người yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu?".

* Ma thi ơ 7:12 "Ấy vậy, hễ điều chi các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ".

* Giăng 14:16-17 "Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên Ui khác để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần Lẽ Thật ... ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi".

Đề Tài: Đạo Làm Con

Niềm Tin Của Khổng Phu Tử. Từ thời xưa, người Trung Hoa đã có một truyền thống tôn kính và vâng phục bậc trưởng thượng. Khổng Phu Tử đã chuẩn nhận nó và ông được ca ngợi về lập trường của ông.

Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Đây là một điểm mạnh mà nó cũng đã được đức tin Cơ Đốc giáo khuyến khích. Tuy nhiên, cần tăng sức mạnh quy luật nầy để áp dụng cho tất cả mọi người "ở xa". Do đó Chúa Jesus Christ đã bày tỏ rằng chân lý còn đòi hỏi nhiều hơn là đạo làm con. Ngài kêu gọi phải tận hiến cho chính mình Ngài, dẫu cho nếu phải từ bỏ cha mẹ và bà con. Điều nầy thật khó cho một số người, nhưng chân lý vĩnh hằng thì quan trọng hơn niềm vui hiện tại.

Lẽ Thật Kinh Thánh.

* Ma thi ơ 15:4 "Phải hiếu kính cha mẹ ngươi".

* Ma thi ơ 10:37-38 "Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta... ai không vác thập tự giá mình mà theo ta thì cũng không đáng cho ta".

* Mác 10:29-30 "Chẳng một người nào vì cớ ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa... cha mẹ... mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn... và sự sống đời đời trong đời sau".

Đề Tài: Tội Lỗi Và Sự Cứu Rỗi

Niềm Tin Của Khổng Phu Tữ . Khổng Phu Tử đã tin nơi tính bản thiện sẵn có của con người. Điều nầy có nghĩa là nếu con người không ác thì người đó chẳng cần sự cứu rỗi. Con người tự cứu mình và lập thiên đàng riêng của mình trên đất.

Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Rất nhiều bằng chứng chung quanh chúng ta mâu thuẫn với sự dạy dỗ của Khổng giáo về tội lỗi và sự cứu rỗi. Thế giới đầy dẫy những sự phi nhân bản của con người đối với con người. Con người có khuynh hướng làm điều ác và họ không thể tự cứu mình. Chúa Jesus Christ là hy vọng duy nhất của họ.

Lẽ Thật Của Kinh Thánh.

* Rô ma 3:10 "Chẳng có một người công chính nào hết, dẫu một người cũng không".

* Rô ma 3:23 "Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời".

* Giê rê mi 17:9 "Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật và rất là xấu xa, ai có thể biết được?".

* Giăng 10:10 "Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống và sự sống dư dật".

Khổng Phu Tử là một trong số người vĩ đại nhất của mọi thời đại, nhưng có một con người vĩ đại hơn ông đã xuất hiện. Khổng Phu Tử đã nghĩ ra một hệ thống luân lý tốt, nhưng điểm yếu của ông là không cung ứng một sự trợ giúp nào từ bên ngoài để hoàn thành lý tưởng của ông. Những con người nhân bản và những người lý tưởng đã đến rồi đi, vì họ đã tìm cách đáp ứng những nhu cầu của mình bằng những tài nguyên của con người. Điều đó không thể thực hiện được. Chúng ta cần sự trợ giúp từ bên ngoài để thắng hơn quyền lực của thế gian, của xác thịt và ma quỉ. Chúa Jesus Christ đã đên thế gian đẻ chia sẻ sự yếu đuôi và những nhu cầu của con người. Ngài đã đối diện với tội lỗi và Sa tan, và đã đắc thắng chúng. Ngài đã gánh tội lỗi và sự đau ốm của chúng ta trên thập tự giá của Ngài. Giờ đây, Ngài hứa ban cho chúng ta chính năng lực và uy quyền đó để đôi diện với những thực tại của đời sống. Ngài ban Đức Thánh Linh cho chúng ta để ở với chúng ta và thêm sức cho chúng ta trải qua những thử thách, những cám dỗ và những thảm cảnh. Tất cả những gì cần làm là chúng ta phải dâng hiến chính mình chúng ta cho Ngài, và tiếp nhận Ngài bằng đức tin vào trong lòng chúng ta. Một lần nữa, câu hỏi đặt ra cho tất cả mọi người là : "Còn Đấng Christ thì các ngươi nghĩ thế nào?".

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply