Cic Là Gì? Nợ Xấu Tiếng Anh Là Gì, Nợ Xấu In English, Translation, Vietnamese vuidulich.vn

Or you want a quick look:

*(TBKTSG Online) – Hãng tin Bloomberg vừa có một tin đáng chú ý với cái tít viết rất gọn: “China Said to Plan $155 Billion of Sour Loan-Equity Swaps”.

Bạn đang xem: Nợ xấu tiếng anh là gì

Cách nói thông thường “China is said to plan…” (Nghe nói Trung Quốc đang có kế hoạch) khi chuyển thành tít báo có thể gây hiểu nhầm vì lúc đó không còn động từ to be. Báo lúc nào cũng nói gọn, kiểu như “Navy Officer Accused of Spying…” viết đầy đủ thành A Navy officer was accused of spying…. Hay “School officer fired after video showed him…” là tít, còn viết trong tin thì trở thành “A school officer was fired…”

Nợ xấu – một từ chúng ta nghe riết thành quen – tiếng Anh được diễn đạt bằng nhiều cụm từ khác nhau, với dân chuyên môn thì có sự khác biệt còn dân báo chí thì coi như cứ dùng thoải mái; từ “bad debt” đến “nonperforming loan” và trong tít này là sour loan hay ở dưới là soured credit.

Như vậy cả tít mang nghĩa: Có tin cho rằng Trung Quốc có kế hoạch chuyển 155 tỉ đô-la nợ xấu thành cổ phần.

Mục tiêu của việc chuyển đổi này được lượng định: “Conversions of that magnitude may reduce the banking industry’s nonperforming ratio by one percentage point and may lift banks’ annual net profit by an average of 4 percent”.

READ  Ngõ Hẻm Tiếng Anh Là Gì ? “Hẻm” Trong Tiếng Anh: Định Nghĩa, Ví Dụ vuidulich.vn

Chú ý percent là phần trăm còn percentage point là điểm phần trăm – hai bên khác nhau. Ví dụ nợ xấu từ 7% giảm xuống còn 6% thì nói giảm một điểm phần trăm (tức tương đương mức giảm 14,3%). Lấy số tròn để minh họa cho dễ thấy: từ 10% xuống còn 5% thì giảm năm điểm phần trăm; còn nói theo kiểu phần trăm thì đó là giảm 50%, tức giảm một nửa. Cái này báo chí Việt Nam thường không chú ý để viết cho chính xác,

Chính sách của Trung Quốc được trích từ lời của Thủ tướng nước này, ông Lý Khắc Cường nhắm vào một mục tiêu rất cụ thể: “Premier Li Keqiang said at last month’s National People’s Congress that the country may use debt-equity swaps to cut the leverage ratio of Chinese companies and to mitigate financial risks”.

Xem thêm: Công Thức Tính Lãi Suất Danh Nghĩa Là Gì, Phân Biệt Lãi Suất Thực Tế Và Lãi Suất Danh Nghĩa

Trong câu trên có khái niệm leverage ratio đáng chú ý. Một doanh nghiệp thường vay ngân hàng và bỏ vốn làm ăn. Tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu, hay đòn cân nợ, là leverage ratio – càng cao thì càng rủi ro. Ví dụ Việt Nam quy định các doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá ba lần. Như vậy chuyển debt thành equity tức giảm hệ số này và đồng thời giảm được các rủi ro tài chính.

READ  Nhà Gil Lê Ở Đâu Là Người Gặp Người Yêu? Tiểu Sử Ca Sĩ Gil Lê

Leverage ratio hiện đang là vấn đề thời sự trên thị trường tài chính thế giới - nên theo dõi.

Thông thường đến phần này thì bài báo sẽ phải nêu thực trạng nợ xấu như thế nào để phải có chính sách chuyển đổi và Bloomberg viết đúng bài bản:

“Bad debt in China’s banking industry jumped 51 percent last year to 1.27 trillion yuan, data from the bank regulator show. Mounting provisions for soured credit is crimping earnings growth at the largest banks and hurting their ability to pay dividends, profit reports showed last week”.

Miêu tả như thế cũng đã rõ ràng, chỉ còn lại khái niệm provision là cái gì mà càng nhiều thì càng làm lợi nhuận teo tóp?

Tiếng Việt gọi provision là dự phòng, trích lập dự phòng, nghe cũng chẳng rõ thêm bao nhiêu. Đã cho vay thì có rủi ro không thu được nợ nên tất cả các khoản cho vay đều có “dự phòng chung” (general provision) còn khi khoản vay đã trở thành nợ xấu thì bên cho vay phải trích ra một khoản tiền để lỡ không đòi được nợ thì có cái để đắp vào – nợ xấu càng nhiều thì trích lập càng tăng theo – đó chính là “mounting provisions for soured credit”.

Kế hoạch này liệu có hiệu quả không, có giúp Trung Quốc thoát cảnh nợ xấu đè nặng hệ thống ngân hàng nước này không – sẽ là đề tài cho một bài khác.

READ  Thuyết minh là gì? Khái niệm về văn thuyết minh
See more articles in the category: wiki

Leave a Reply