CIC là gì? Nợ xấu là gì? Những thông tin liên quan đến CIC

Or you want a quick look:

Nợ xấu là gì? CIC là gì? Mối quan hệ giữa CIC và nợ xấu như nào? Chức năng của CIC? Cách thức hoạt động của CIC ra sao? Đó là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu CIC là gì cũng như những vấn đề xung quanh để biết vì sao CIC lại quan trọng với ngân hàng cũng như khách hàng nhé.

Nội dung chính bài viết

Khái niệm CIC là gì?

Hồ sơ CIC là gì? Bị lưu vào hồ sơ này có nghĩa như nào? Nhiều người đi vay vốn ngân hàng, không thanh toán đúng hạn không thể thanh toán được khoản vay đều bị lưu vào hồ sơ CIC. Vậy bạn đã biết CIC là gì?

  • CIC được biết đến là Trung tâm thông tin ứng dụng, là từ viết tắt của credit information center. CIC là tổ chức sự nghiệp Nhà nước trực thuộc bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • CIC mang chức năng lưu trữ và thu nhận, xử lý, phân tích cũng như dự báo về các thông tin tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức nhằm phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.

Chức năng của CIC là gì?

Khi bạn đăng kí một khoản vay bất kỳ như vay thế chấp, vay tín chấp… tại ngân hàng thì hệ thống tín dụng của ngân hàng đó sẽ ghi nhận và cập nhật thông tin cũng như chi tiết khoản vay lên CIC nhằm mục đích để ngân hàng Nhà nước có thể quản lý. Vây chức năng của CIC là gì?

Là minh chứng xác định tín dụng của người đi vay

CIC là cầu nối để các ngân hàng cũng như những tổ chức tín dụng có căn cứ để xác minh tín dụng của một cá nhân hay tổ chức bất kỳ. Do đó, CIC giúp kiểm tra thông tin tín dụng, từ đó giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng quyết định liệu khách hàng có được vay tín dụng hay không.

Cập nhật, tổng kết và phân loại danh sách khách hàng đi vay

CIC còn có chức năng cập nhật khách hàng đi vay từ các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính, từ đó phân loại, sắp xếp sao cho phù hợp theo từng tiêu chí ứng với điểm của từng cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp.

chức năng của cic là gì CIC là gì? Nợ xấu là gì? Những thông tin liên quan đến CIC

Cách thức hoạt động của CIC là gì?

  • Quy trình hoạt động của CIC được xây dựng trên các thông tin về khoản vay, tên khách hàng đi vay, tên ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho vay/
  • Sau khi nhận được đầy đủ các thông tin theo tiêu chí nhất định, CIC sẽ cập nhật và liên tục tổng hợp các cơ sở dữ liệu mới nhất. Từ đó có những thông tin mới nhất để trình báo cho người sử dụng hệ thống biết được lịch sử cũng như uy tín tín dụng của người đi vay.
  • Với những thông tin của CIC, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng mới quyết định có cho khách hàng vay hay không.

cách thức hoạt động của cic là gì CIC là gì? Nợ xấu là gì? Những thông tin liên quan đến CIC

Nợ xấu là gì? Mối quan hệ giữa CIC và nợ xấu là gì?

Nợ xấu có mối quan hệ gì với CIC? Tại sao khi quyết định cho khách hàng vay hay không thì các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần thông tin nợ xấu từ CIC?

Khái niệm nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì? Nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ mà được phân loại vào nhóm 3 (gọi là nhóm dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (là nhóm nghi ngờ) và nhóm 5 (là nhóm có khả năng bị mất vốn cao).  

Hiểu theo bản chất, nợ xấu chính là các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc (và) trả gốc trên 90 ngày. Bên cạnh đó, tùy theo quy định của từng ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để đưa ra khả năng thanh toán của khách hàng.

Chính vì thế, nợ xấu được căn cứ theo hai yếu tố là:

  • Nợ quá hạn trên 90 ngày
  • Khả năng trả nợ đáng lo ngại

Trên hệ thống của CIC, khách hàng sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm sau:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn

Tại sao khoản vay xếp hạng vào nhóm nợ xấu?

Khi bạn có CIC tốt, không có nợ xấu trên CIC sẽ có điểm tín dụng tích cực, đây chính là điều kiện tiên quyết giúp bạn vay tín dụng thành công tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Việc giảm thiểu rủi ro khi CIC xếp vào nợ xấu sẽ giúp bạn có được uy tín tín dụng tốt. Một số lý do khiến khoản vay của bạn được xếp hạng vào nhóm nợ xấu như:

  • Không thanh toán trong nhiều tháng hay thanh toán khoản vay chậm
  • Không thanh toán các khoản nợ trong thẻ tín dụng
  • Không đủ khả năng để thanh toán được khoản nợ khiến tài sản thế chấp có thể bị xử lý
  • Bị kiện khi không thanh toán với cá nhân hoặc với doanh nghiệp

cic là gì và hình ảnh minh họa CIC là gì? Nợ xấu là gì? Những thông tin liên quan đến CIC

Khi nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?

CIC sẽ được các ngân hàng và tổ chức tài chính liên tục cập nhật thông tin về khách hàng đi vay, khoản vay cũng như quá trình thanh toán khoản vay đó. CIC sẽ tổng hợp lại thành một cơ sở dữ liệu giúp phản ánh lịch sử tín dụng của các khách hàng. Với câu hỏi khi nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không sẽ được trả lời như sau:

  • Nhóm 1: Ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào mức độ trả quá hạn của khách hàng, có thường xuyên hay không. Nếu như việc thanh toán chậm liên tục xảy ra thì sẽ đánh giá khả năng thanh toán không tốt, có thể rơi vào nhóm 2.
  • Ranh giới giữa nhóm 1 với nhóm 2: Trong khoảng giữa hai nhóm này có thể được chuyển sang nhóm 3, nhóm 4 thậm chí nhóm 5 tùy vào cách đánh giá tín dụng của mỗi tổ chức hoặc ngân hàng.
  • Thực tế, khi khách hàng bị CIC nhóm 2 thì không một ngân hàng nào có thể hỗ trợ tài chính và chỉ có có những công ty tín dụng mới cho vay, ví dụ như FE Credit, Prudential Finance… Tùy nhiên cũng còn tùy thuộc vào lý do thanh toán chậm trước đây là gì, phương án có thể thanh toán sắp tới.
  • Khi khách hàng bị nợ xấu CIC ở nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 thì mọi ngân hàng và công ty tài chính đều từ chối cho vay.
  • Trong thời hạn 2 năm, bạn mới có thể tiếp tục vay vốn nếu như có nhu cầu. Tuy nhiên, một số ngân hàng có tiêu chí khắt khe như khi khách hàng có CIC chạm nhóm 3 thì sẽ không bao giờ cấp tín dụng cho bạn vay nữa.

Với những khái niệm CIC là gì, nợ xấu là gì cũng như câu trả lời trên đây mong rằng đã giúp ích cho bạn khi đang tìm hiểu vay tín dụng.

Làm gì để tránh rơi vào nhóm nợ xấu?

Để tránh rơi vào tình trạng bị nợ xấu, điểm tín dụng bị hạ thấp trong hệ thống CIC, trước khi đi vay bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Cân nhắc chi tiết khoản vay, khả năng chi trả, điều kiện có thể chi tiêu trong mỗi tháng, mức lãi suất cũng như thời gian đáo hạn, phí đáo hạn sớm trước khi quyết định đi vay.
  • Luôn đảm bảo khả năng chi trả của mình cho khoản vay theo định kỳ đã được quy định trong hợp đồng. Lời khuyên cho bạn là nên chọn khoản vay có mức chi trả không quá 40% với tổng thu nhập hàng tháng.
  • Không đăng kí vay khi điểm tín dụng, lịch sử tín dụng trong hai năm gần nhất không khả thi.
  • Nếu từng bị nợ xấu, bạn nên hỏi tư vấn viên ngân hàng trước khi quyết định có vay tiếp hay không. Đừng nên cố gắng đi vay để mất thêm phí “bôi trơn” và thời gian không cần thiết.

Trên đây là những thông tin hữu ích về CIC là gì, nợ xấu là gì cũng như các vấn đề liên quan đến CIC. dinhnghia.com.vn hi vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu của bản thân. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề bài viết nợ xấu là gì, CIC là gì, mời bạn để lại nhận xét để cùng phân tích thêm nhé!

Xem thêm >>> Dư nợ cho vay là gì? Dư nợ giảm dần là gì? Một số khái niệm cơ bản khi vay

Xem thêm >>> Vay thế chấp là gì? Sự khác nhau giữa VAY THẾ CHẤP với VAY TÍN CHẤP

Xem thêm >>> Vay tín chấp là gì? Lợi ích, Hạn chế và Một số lưu ý

Xem thêm >>> Nợ xấu và những thông tin liên quan đến nợ xấu

See more articles in the category: wiki
READ  Phan Cẩm Hường Là Ai

Leave a Reply