Hiểu theo nghĩa rộng, thông tin đối ngoại bao gồm tất cả mọi hoạt động truyền, nhận, xử lý tin tức và giải thích các thông tin hướng tới các quốc gia, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam) và người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm tạo ra sự hiểu biết và xây dựng hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam. Do vậy, thông tin đối ngoại. Dưới góc độ pháp lý, Điều 6 Nghị định 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại quy định:“Thông tin đối ngoại bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.”.
Bạn đang xem: Thông tin đối ngoại là gì
Trong đó, thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thông tin về tình hình quốc tế trên các lĩnh vực, về quan hệ giữa Việt nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh giữa Việt Nam với các nước, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngoài ra, thông tin đối ngoại còn bao gồm cả việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, tức là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.2. Vai trò của công tác thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại là một mảng công việc rất quan trọng trong công tác đối ngoại và công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước, là cầu nối và phương tiện để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa Việt Nam và các nước. Xét về lợi ích quốc gia, thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại sẽ giúp bạn bè quốc tế tiếp cận tình hình về Việt Nam một cách chính xác, qua đó hiểu đúng về đất nước, con người Việt Nam. Điều này giúp thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thu hút sự quan tâm của nhà kinh doanh, tổ chức tài chính tiền tệ, Chính phủ các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại còn góp phần hạn chế những thông tin sai lệch, bịa đặt về Việt Nam và ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cũng như các hoạt động phá hoại an ninh quốc gia của các phần tử chống đối. Trong bối cảnh các lực lượng thù địch đang ra sức tuyên truyền cho các giá trị phương Tây, bôi xấu, xuyên tạc các chính sách của Đảng và Nhà nước trong các vấn đề đối nội và đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại càng đóng vai trò quan trọng hơn, nhằm đem lại cho nhân dân nhận thức đúng đắn nhất về chính sách của Đảng và Nhà nước, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Xét về lợi ích của doanh nghiệp, thông tin đối ngoại giúp họ giới thiệu, tạo dựng uy tín,thương hiệu với đối tác nước ngoài,tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đặc biệt khiViệt Namđãgia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ký kết các hiệp định tự do thương mại, tham gia các sân chơi mới,có nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự phát triển của kinh tế thì vị trí của thông tin đối ngoại càng có tầm quan trọng.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại cuộc gặp mặt các đồng chí Trưởng cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài. (Ảnh: tuyengiao.vn)
3. Đối tượng của thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại hướng tới nhiều tầng lớp, thành phần xã hội với trình độ nhận thức, hiểu biết và có mối quan tâm khác nhau đến Việt Nam. Có thể phân chia thành hai nhóm đối tượng làđối tượng trong nướcvàđối tượng ngoài nước, cụ thể như sau:
3.1. Đối tượng ngoài nước,bao gồm: Các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, chính giới, học giả, các cơ quan thông tấn báo chí, nhà kinh doanh, nhân dân các nước và hơn 4 triệu kiều bào ta ở nước ngoài.
Xem thêm: Một Lần Bất Tín Vạn Lần Bất Tin Nghĩa Là Gì, Một Lần Bất Tín Vạn Lần Bất Tin
- Đối với các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, chính giới: Đây là nhóm đối tượng đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của các nước, đồng thời có thể là lực lượng hậu thuẫn cho chính sách của các nước đối với Việt Nam. Thông tin mà ta cần cung cấp cho những đối tượng này là các chủ trương, chính sách lớn của đất nước ta và những vấn đề có liên quan trực tiếp tới quan hệ song phương, đa phương hoặc những thông tin mà đối tác cần có liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực của Việt Nam.
- Giới kinh doanh: Bao gồm các công ty, các nhà đầu tư kinh tế, tài chính. Trong bối cảnh nước ta cần kêu gọi đầu tư, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể tranh thủ nhóm đối tượng này, cần tích cực cung cấp cho họ thông tin về chính sách kinh tế, các biện pháp khuyến khích đầu tư, các lợi ích kinh tế cụ thể mà họ có thể thu hoạch khi đầu tư và hợp tác với Việt Nam.
- Giới học giả: gồm các nhà nghiên cứu, các giáo sư giảng dạy tại các trường đại học hoặc các trung tâm nghiên cứu. Tại các quốc gia, nhóm đối tượng này có vai trò tư vấn trong việc tham gia hoạch định hoặc thẩm định chính sách đối nội và đối ngoại. Do đó, tùy theo khả năng, ta nên tranh thủ nhóm đối tượng này qua việc cung cấp thông tin, trao đổi, tiếp xúc, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.- Với quần chúng nhân dân các nước: đối với nhóm đối tượng này, hình thức thông tin cần đa dạng, phong phú, chủ yếu thông qua các sự kiện của Việt Nam được tổ chức ở nước ngoài và đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng. - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Với khoảng 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và định cư ở các quốc gia trên khắp thế giới, cộng đồng người Việt đóng vai trò cầu nối văn hóa và cầu nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước sở tại. Do đó, người Việt Nam ở nước ngoài vừa là nhóm đối tượng đặc biệt, vừa là lực lượng tham gia thực hiện công tác này một cách tự nhiên. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới việc đáp ứng các nhu cầu thông tin và tình cảm của người Việt Nam ở nước ngoài, với kênh truyền hình (VTV4) được phủ sóng vệ tinh tới tất cả các quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới, hàng ngàn trang báo điện tử, trang thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhiều ấn phẩm truyền thông phục vụ riêng cho đối tượng này, giúp cho kiều bào ta ở nước ngoài có nguồn thông tin đa dạng về Tổ quốc.
3.2. Đối tượng trong nước, bao gồm: Cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của các nước, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam; các nhà đầu tư, kinh doanh, chuyên gia quốc tế tại Việt Nam; các đoàn khách quốc tế thăm viếng, khách du lịch, đặc biệt là đội ngũ phóng viên báo chí nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (bao gồm phóng viên thường trú và phóng viên nước ngoài đến Việt Nam tác nghiệp trong thời gian ngắn). Đây là nhóm đối tượng trực tiếp chứng kiến tình hình chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa của đất nước ta. Ngoài việc hợp tác với các cơ quan chính phủ và địa phương trong việc hỗ trợ phát triển, theo dõi tình hình về nhân quyền, tôn giáo, tự do báo chí…. nhóm đối tượng này còn thường xuyên xây dựng các báo cáo hàng năm về tình hình trên mọi lĩnh vực của Việt Nam, trực tiếp đưa ra kiến nghị và thực hiện các chính sách quan hệ của các quốc gia với nước ta. Bên cạnh đó, họ cũng có thể tạo ra dư luận thuận lợi hoặc bất lợi cho Việt Nam. Do vậy, mục đích của công tác thông tin đối ngoại là đem lại cho họ những ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Riêng với đội ngũ phóng viên, báo chí nước ngoài, đây là kênh thông tin quan trọng bởi tin tức về Việt Nam của họ được đông đảo dư luận thế giới quan tâm, theo dõi. Trừ những phóng viên và các hãng thông tấn báo chí cố tình tập trung vào những vấn đề nhạy cảm mà ta không có nhu cầu tuyên truyền, đa số các hãng thông tấn báo chí nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đang gián tiếp giúp chúng ta thực hiện thông tin đối ngoại. Nhờ kênh thông tin này mà hình ảnh về đất nước Việt Nam ở nước ngoài đang dần thay đổi. Do vậy phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vừa là đối tượng của thông tin đối ngoại, vừa là chủ thể thực hiện công tác thông tin đối ngoại.
4. Lực lượng thông tin đối ngoại
Theo quy định của Nghị định 72/2015/NĐ–CP, lực lượng tham gia thực hiện công tác thông tin đối ngoại gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí trực thuộc Chính phủ…), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, công tác thông tin đối ngoại còn được thực hiện bởi đông đảo các cơ quan truyền thông đại chúng, đoàn thể quần chúng nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài…
Trên thực tế, do tầm quan trọng ngày càng cao của công tác thông tin đối ngoại, trong thời gian qua, công tác này đã được quan tâm triển khai thực hiện trên phạm vi rộng khắp các bộ, ban, ngành, cơ quan truyền thông, báo chí, các doanh nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức đoàn thể nhân dân, cơ quan, tổ chức đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các địa phương trong cả nước.