Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Or you want a quick look: Cảm biến vị trí trục khuỷu: (Crankshaft sensor)

Cảm biến vị trí trục khuỷu: (Crankshaft sensor)

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Hình ảnh và vị trí lắp đặt cảm biến trục khuỷu

Cảm biến vị trí trục khuỷu được coi là cảm biến quan trọng nhất trên động cơ, đảm nhận vai trò xác định tốc độ động cơ và vị trí của pitong. Khi cảm biến này bị lỗi thì động cơ có thể gặp hiện tượng Misfire, bị rung hoặc Backfires.

Cảm biến này thường làm việc cùng thời điểm với cảm biến trục cam giúp bộ điều khiển trung tâm vừa có thể nhận biết vị trí pit-tông lại vừa có thể nhận biết vị trí của các su-pap để tính được thời điểm đánh lửa và lượng nhiên liệu phun vào hợp lý nhất.

Thông thường, cảm biến vị trí trục khuỷu được lắp ở vị trí gần puly trục khuỷu, phía trên bánh đà hoặc trục khủy.

Cảm biến vị trí trục cam (Camshaft sensor)

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Hình ảnh và vị trí lắp cảm biến vị trí trục cam

Cảm biến vị trí trục cam thường làm việc song song với cảm biến vị trí trục khuỷu, có chức năng xác định vị trí của trục cam, đồng thời cung cấp thông tin cho bộ xử lý trung tâm để quyết định thời điểm phun nhiên liệu và đánh lửa tối ưu.

READ  Top 8 Tiệm trang điểm cô dâu đẹp nhất TP. Đồng Hới, Quảng Bình

Thông thường, cảm biến vị trí trục cam được gắn ở đỉnh xy-lanh hoặc ở nắp hộp chứa trục cam. Nếu cảm biến vị trí trục cam bị lỗi thì có thể xe sẽ khó khởi động, động cơ chết đột ngột, động cơ bỏ máy, không đáp ứng tăng tốc hoặc đèn check engine sẽ sáng.

Cảm biến vị trí bướm ga (TPS sensor)

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Cảm biến vị trí bướm ga có chức năng xác định độ mở của bướm ga để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu cho phù hợp

Với các dòng xe sử dụng hộp số tự động, vị trí bướm ga là thông số rất quan trọng giúp kiểm soát quá trình chuyển số. Cảm biến vị trí bướm ga sinh ra để xác định độ mở của bướm ga và gửi thông tin về bộ xử lý trung tâm nhằm điều chỉnh lượng nhiên liệu phun tối ưu theo độ mở bướm ga. Cảm biến này thường được bố trí phía trong cổ hút.

Nếu cảm biến vị trí bướm ga bị lỗi hoặc hỏng thì có thể sẽ khiến cho đèn check engine sáng, xe không tăng tốc kịp thời, bỏ máy, chết máy đột ngột, hộp số tự động sang số không bình thường.

Cảm biến áp suất khí nạp ( Map sensor)

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Cảm biến áp suất khí nạp cung cấp tín hiệu áp suất chân không để điều chỉnh lượng nhiên liệu cần thiết

Cảm biến áp suất khí nạp có nhiệm vụ cung cấp tín hiệu áp suất chân không dạng điện áp hoặc tần số cho bộ xử lý trung tâm để điều chỉnh lượng nhiên liệu cần thiết cung cấp cho động cơ.

READ  Top 5 bản mod Minecraft hay nhất năm 2021

Khi xe ở chế độ không tải hoặc nhả ga, áp suất chân không giảm nhưng khi tăng tốc hoặc tải nặng thì áp suất chân không lại tăng lên. Cảm biến này thường được gắn tại đường khí nạp ở cổ hút. Nếu cảm biến này bị hư hỏng thì có thể xe sẽ có những dấu hiệu như: đèn check engine sáng và báo lỗi MAP sensor, công suất động cơ kém, động cơ nổ không êm, xe tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn và nhả nhiều khói.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (Engine Coolant Temperature sensor)

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có chức năng đo nhiệt độ nước làm mát động cơ

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ và thông báo đến bộ xử lý trung tâm căn chỉnh thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải… Trên một số dòng xe, tín hiệu này còn có tác dụng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, kích hoạt quạt làm mát động cơ.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát động cơ và được gắn ở thân động cơ. Khi cảm biến này bị hư hỏng, xe sẽ thường có các dấu hiệu như đèn check engine sáng với mã báo lỗi hỏng cảm biến, việc khởi động xe trở nên khó khăn, mức nhiên liệu hao tổn nhiều hơn, thời gian làm nóng động cơ lâu…

READ  Top 7 Bài văn Phân tích giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước (Ngữ văn 7) hay nhất

Cảm biến lưu lượng khí nạp

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF) sẽ đo lượng khí nạp qua cửa hút và truyền kết quả về ECU giúp điều chỉnh lượng nhiên liệu phun đạt tỉ lệ chuẩn. Cảm biến này được gắn trên cổ hút. Nếu cảm biến bị hỏng thì đèn check engine sẽ sáng hoặc nhấp nháy, động cơ chạy không đều, không êm hoặc không chạy được, động cơ không phát huy được tối đa công suất, tốn nhiên liệu hơn…

Cảm biến kích nổ Knock sensor

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Cảm biến kích nổ có tác dụng phát hiện xung kích nổ bên trong động cơ

Cảm biến kích nổ sẽ phát hiện xung kích nổ sinh ra bên trong động cơ và truyền tín hiệu này đến ECU giúp điều chỉnh lùi thời điểm đánh lửa, ngăn hiện tượng kích nổ.

Thông thường, cảm biến kích nổ được gắn trên thân xy-lanh hoặc nắp máy. Nếu bị hư hỏng thì xe có thể có các dấu hiệu như: Sáng đèn check engine, đầu máy có tiếng gõ…

Cảm biến oxy (Oxygen sensor)

Chức năng của những loại cảm biến trên ô tô

Cảm biến oxy có chức năng đo lượng oxy còn thừa trong khí thải

Cảm biến oxy có chức năng đo lượng oxy còn thừa trong khí thải động cơ và báo về ECU giúp trung tâm điều khiển điều chỉnh lại tỉ lệ nhiên liệu và không khí cho phù hợp.

Cảm biến oxy được gắn trên đường ống xả. Nếu cảm biến này bị lỗi hoặc hư hỏng thì xe sẽ có một số dấu hiệu như: Đèn check engine sáng, tốn nhiên liệu một cách bất thường.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply