92 vị rắn ẩn tu chùa Long Thiền, nghe thỉnh chuông là bò ra nghe kinh

Or you want a quick look: Chùa Long Thiền hay còn gọi là chùa Cây Thị

Ngôi chùa cổ hoang sơ có 92 vị rắn ẩn tu

Chùa Long Thiền hay còn gọi là chùa Cây Thị Toạ lạc tại thôn Xuân Hoà, xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa đã có từ 200 năm, đây là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng với nhiều câu chuyện ly kỳ của thành phố Phan Thiết mà trong đó có những bí ẩn về loài rắn nghe kinh chưa có lời giải.

Sở dĩ có tên gọi Chùa Cây Thị vì theo lời tương truyền của dân làng, khi xưa cạnh chùa mọc lên cây thị đại thụ, vòng thân to đến 7 người ôm không xuể, đứng cách xa hơn chục cây số vẫn thấy rõ tán cây. Tuy nhiên sau này, do bom đạn của chiến tranh khiến chùa đổ nát và cây cổ thụ xưa cũng không còn.

Chùa Long Thiền hay còn gọi là chùa Cây Thị

Chùa Long Thiền hay còn gọi là chùa Cây Thị

Chùa cây Thị vốn được cho là nơi tọa lạc rất nặng âm khí vì trước kia đây là vùng đất nghĩa địa, cũng chính là nơi để các cụng cụ tổ chức lễ mai táng. Chính vì những huyền bí, hoang sơ và linh thiêng của vùng đất, không chỉ có người dân không dám đến đây mỗi khi chiều tà mà trước kia có rất nhiều sự trụ trì ở đây nhưng cuối cùng cũng xin bỏ đi nơi khác, đến nay, sư trụ trì Thích Nữ Hạnh Châu đến tiếp quản được gần 20 năm.

Hai thiếu nữ Nguyễn Thị Phụng (tức sư cô Thích Nữ Hạnh Châu) và Nguyễn Thị Hoàng (tức sư cô Thích Nữ Hạnh Ngọc) từ nhỏ vốn mê mẩn kinh phật, thường rủ nhau lên chùa nghe tiếng kinh. Năm xấp xỉ tuổi đôi mươi, đôi chị em Phụng - Châu chắp tay xin bố mẹ được phép xuất gia nhập chùa. Cô em út của hai sư cô song sinh cũng theo tu tại một ngôi chùa khác ở Bình Thuận. “Gia đình có ba chị em gái thì cả ba đều đi tu cả. Lúc đầu bố mẹ có ngăn cản nhưng bởi ai cũng quyết tâm đành chiều ý các sư”, sư cô Thích Nữ Hạnh Ngọc mỉm cười trải lòng.

READ  Ưu điểm nổi bật Bồn cầu Inax C-702VRN so với các dòng sản phẩm khác

Những ngày đầu mới về tiếp quản chùa, gần như cổ tự xuống cấp xập xệ. Ngôi chùa nhỏ, dột nước khắp nơi chẳng khác nào căn nhà cấp bốn lâu ngày bỏ hoang, xung quanh chùa chẳng có ai dám dựng nhà sinh sống.

Vừa thỉnh chuông, một nùi 7 vị rắn xà xuống nghe kinh niệm Phật

Câu chuyện tâm linh huyền bí ngôi chùa rắn nghe kinh đắt đầu từ khi hai chị em sư cô song sinh về tiếp quản ngôi chùa, những câu chuyện ly kỳ về đàn rắn trong chùa bắt đầu xuất hiện. Bấy giờ xung quanh chùa đâu đâu cũng gặp rắn. Thậm chí lúc hái rau không chú ý, tay bốc nhầm đầu rắn là chuyện thường, lúc ngủ rắn còn cuộn cạnh bên giường.

Lo sợ, ngày ngày hai vị sư cô làm cây để vợt rắn đem đi nơi khác thả, tích cực phát dọn cỏ cây nhưng đuổi đi rồi, đàn rắn lại bò về, chúng xuất hiện khắp nơi. Rắn bò vào nhà là hiện tượng gì? Phải xử lý thế nào?

Cứ nghe tiếng chuông thỉnh kinh là đàn rắn lại thả mình xuống sàn lộp bộp, lộp bộp... (Ảnh: vuidulich.vn)

Cứ nghe tiếng chuông thỉnh kinh là đàn rắn lại thả mình xuống sàn lộp bộp, lộp bộp... (Ảnh: vuidulich.vn)

Có hôm mở thùng gạo chuẩn bị nấu cơm đã thấy con rắn cuộn thành cục đen sì nằm lù lù. Nhiều con to gần bằng hai ngón tay người lớn gộp lại”, vị sư cô khẽ rùng mình nhớ lại. Đi ngủ cũng có rắn, toilet cũng có rắn. Có nhiều vị chấp tác phải bỏ về, không thể có gan nào mà ở lại.

READ  Chùa Linh Ứng Đà Nẵng - điểm du lịch tâm linh linh thiêng Đà Nẵng

Chưa hết, hễ mỗi lần sư cô cùng Phật tử thỉnh chuông, nghe tiếng chuông, nghe tiếng tụng kinh niệm Phật, từ nóc chánh điện lại xuất hiện hàng chục con rắn xanh. Đàn rắn sau hồi lâu ngóc đầu “lắng nghe” kinh Phật lại quăng mình rơi lộp độp xuống nền chánh điện.

“Chúng rơi xuống trúng cả lưng các sư, bò lổm nhổm xung quanh mấy người đang tụng kinh. Có hôm sợ quá, nhiều người phải vùng chạy ra ngoài”, vị sư cô kể. Đàn rắn lục ngóc đầu nghe kinh Phật đều đặn như cơm bữa.

Lạ hơn nữa, chúng không hề tấn công người và có sự phân bố rõ rệt: Rắn mình xanh ẩn nấp trên nóc chánh điện, xung quanh vườn chùa là rắn thân đen. Sự lạ lặp đi lặp lại khiến ai nấy nghĩ rằng, đàn rắn xanh kia là hoá thân của bậc thiền sư quá cố từng tu hành ở chùa cổ.

Bấy giờ chị em vị sư trụ trì bèn khấn nguyện rằng nếu quả thật các sư tổ hoá thân vào rắn, xin đừng xuất hiện mỗi khi Phật tử tụng kinh niệm Phật nữa. Bởi nếu tiếp tục xuất hiện sẽ khiến mọi người sợ hãi, không ai dám tụng kinh tiếp nữa. Quả như lời khấn nguyện, kể từ sau đó đàn rắn xanh xuất hiện thưa hẳn dù vẫn sinh sống trên nóc chùa.

Hai chị em ni sư trụ trì kêu đức Phật, Tam bảo gia hộ, chứ nhất quyết không bỏ chùa ra đi. Và chuyên tâm tụng kinh Niệm Phật để cầu siêu thoát cho đàn rắn, cho đàn rắn được tĩnh tâm ẩn tu.

Xây chùa mới, niệm Phật, xin đàn rắn lánh đi nơi khác

READ  Những nét tinh tế trong ẩm thực cung đình Huế | Vuidulich.vn

Trước ngày tháo dỡ chùa cũ vào năm 2003, bà lên thắp nhang nhẩm niệm: “Có thí chủ tốt bụng cúng dường Tam bảo xây mới chùa đàng hoàng hơn. Các Ngài linh thiêng xin tạm lánh nơi khác”.

Nguồn: Kênh STD

Ngôi chùa rắn nghe kinh, không ai có thể lí giải được chuyện dù mọi hôm đàn rắn xanh xuất hiện như nấm trên nóc chánh điện, nhưng hôm tháo mái chùa khởi công xây dựng, đám thợ không hề bắt gặp con rắn nào.

Cũng từ khi xây mới, giống rắn sinh sống xung quanh chùa rời đi đâu không ai rõ. Có lẽ không ít người sẽ hoài nghi những lời kể trên nhưng với cư dân địa phương, chuyện rắn nghe kinh, gieo mình lộp độp xuống nền chánh điện chùa Cây Thị thì ai cũng nhiều lần tận mắt thấy.

Bà Ngô Thị Năm (77 tuổi), nhà ngay đầu đường lớn dẫn vào chùa xác nhận: “Ai chẳng biết rắn ở chùa Cây Thị nhiều vô kể. Thời gian đầu vì sợ rắn cắn, mấy sư cô định bỏ chùa nhưng dân làng năn nỉ mãi, đêm đêm vào chùa ngủ chung để trấn an mấy sư. Đàn rắn sống nhiều nhất ở vị trí sau lưng tượng Phật ở chánh điện, tôi nhìn thấy đã ớn lạnh cứng luôn cổ họng”.

Chính điện chùa Long Thiện (chùa Cây Thị). Ảnh: vuidulich.vn

Chính điện chùa Long Thiện (chùa Cây Thị). Ảnh: vuidulich.vn

Ngoài câu chuyện li kì về loài rắn, chùa Cây Thị còn nhiều chuyện kỳ bí khác, câu chuyện nước tại chùa thì mặn, trong khi đó, nước tại các hộ dân quanh chùa lại bình thường. Câu chuyện đến nay vẫn chưa có lý giải.

Bên cạnh đó, chùa Cây Thị còn là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, thanh tịnh. Đây là nơi để người dân dâng hương, cúng bái và là nơi tâm linh, niêm tin, cũng là nơi có vị trí thoáng đãng, tự nhiên và hài hòa đối với các du khách đã từng ghé qua. Từ khi nhờ công đức hai vị sư song sinh về trụ trì, chùa Cây Thị mới “thay da đổi thịt” trở thành cổ tự lớn nhất vùng như hôm nay.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply