Chùa Pháp Hoa – Điểm tâm linh giữa lòng Sài Gòn | SaiGon Star Travel

Or you want a quick look: Chùa Pháp Hoa ở đâu?

Sài Gòn không chỉ nổi tiếng là thành phố sôi động, sầm uất và náo nhiệt. Nơi đây còn là địa điểm tâm linh nổi tiếng, tiêu biểu nhất là chùa Pháp Hoa. Cùng tìm hiểu về nét kiến trúc đặc sắc của ngôi chùa này thông qua bài viết dưới đây.

Chùa Pháp Hoa ở đâu?

Nhiều du khách khi đến Sài Gòn đều có chung một câu hỏi chùa Pháp Hoa ở đâu? Đây là địa điểm tâm linh nổi tiếng ở thành phố lớn, sôi động và sầm uất. Chùa Pháp Hoa nằm ở số 870 đường Trường Sa, phường 14, quận 3. Tọa lạc ngay trung tâm của quận nên du khách có thể dễ dàng tìm thấy.

Chùa nằm gần cầu Lê Văn Sỹ, để thuận tiện nhất bạn nên lựa chọn đường Trần Quốc Toản rồi lên cầu sẽ thuận đường hơn. Chỉ cần đi qua cầu và nhìn sang bên phải là mọi người có thể thấy chùa Pháp Hoa.

chua-phap-hoa-diem-tam-linh-giua-long-sai-gon-1

Chùa Pháp Hoa quận 3

Lịch sử hình thành và kiến trúc của chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa Phú Nhuận được thành lập năm 1928. Người sáng lập ra ngôi chùa này là hòa thượng Đạo Hạ Thanh. Trước đây ngôi chùa rất đơn sơ và giản dị, trải qua nhiều biến cố lịch sử cũng như trùng tu tôn tạo nhiều mới có được diện mạo như ngày nay. Vào năm 2015 chùa được trung tâm bảo tồn di tích - Sở văn hóa thể thao và du lịch của thành phố Hồ Chí Minh công nhận là di tích lịch sử.

READ  Ngọc Chiến miền quê cổ tích

Ngôi chùa đứng sừng sững và đẹp lung linh thơ mộng bên cạnh kênh Nhiêu Lộc. Chỉ cần đứng từ xa du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng và yên bình của ngôi chùa mang tên Pháp Hoa này.

chua-phap-hoa-diem-tam-linh-giua-long-sai-gon-2

Lối đi vào trong chùa trồng rất nhiều cây xanh cùng những giỏ hoa phong lan đẹp đang thi nhau đua sắc. Cùng với con kênh Nhiêu Lộc mang lại cảm giác thanh bình và yên ả mỗi khi đến đây.

Đi qua cổng là một khoảng sân nhỏ được trưng bày nhiều cây xanh, mang lại sự tươi mát cho chùa. Vì tọa lạc ngay trung tâm của quận nên ngôi chùa này hạn chế về diện tích. Chùa Tháp Hoa chỉ có một tòa chính điện 3 tầng được chia thành các gian là nơi thờ tụng của 1 vị phật.

Bên cạnh điện chính sẽ có 2 dãy nhà là nơi lưu trữ hồ sơ sổ sách, phòng nghỉ của các tăng ni phật tử. Ngôi chùa sẽ trở nên lung linh và huyền ảo hơn khi được thắp những ánh đèn vàng tỏa xuống dòng kênh xanh mát.

chua-phap-hoa-diem-tam-linh-giua-long-sai-gon-5

Chùa Pháp Hoa quận 3 sáng và lung linh nhất về đêm

Một số lưu ý khi đến chùa Pháp Hoa

Nếu du khách muốn tìm kiếm sự yên bình, thanh tĩnh thì hãy lựa chọn thời gian đến chùa Pháp Hoa Thích Quảng Đức vào những ngày thường và từ sáng sớm. Thời điểm này thường có ít tăng ni phật tử. Thời gian mở cửa: buổi sáng từ 6h đến 11 giờ 30 phút. Buổi chiều từ 13h30 đến 9 giờ tối.

READ  Top 10 Kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới

Những ai tin vào tướng số và thích xem bói thì cũng không nên bỏ qua chùa Pháp Hoa này nhé. vị chủ trì của chùa uyên bác, có thể xem chính xác tướng số và tử vi cho những ai có nhu cầu.

chua-phap-hoa-diem-tam-linh-giua-long-sai-gon-6

Chính điện chùa Pháp Hoa (Ảnh: ST)

Lễ hội Phật Đản tại chùa Pháp Hoa

Lễ Phật Đản được xem là đại lễ trong năm và hầu hết chùa nào cũng tổ chức. Chùa Pháp Hoa quận 3 thường tổ chức lễ hội này vào tháng 4 âm lịch hàng năm. Sự kiện này thu hút nhiều tăng ni phật tử tham gia. Vào ngày lễ chùa treo nhiều đèn lồng từ trong ra ngoài và dọc theo bờ của con kênh.

Trong ngày đại lễ chùa thu hút nhiều người đến làm lễ, cầu phúc, thả đèn hoa đăng. Tất cả đã tạo nên một hình ảnh rất đẹp và sẽ là một trải nghiệm thú vị không thể quên khi được trải nghiệm.

chua-phap-hoa-diem-tam-linh-giua-long-sai-gon-3

Trải nghiệm thả hoa đăng cực ý nghĩa ở chùa Pháp Hoa Sài Gòn

chua-phap-hoa-diem-tam-linh-giua-long-sai-gon-4

Những hoa đăng nhiều sắc màu (Ảnh: vuidulich.vn_97)

Đến Sài Gòn du khách không chỉ đến thăm nhiều khu du lịch, di tích lịch sử mà còn được vãn cảnh nhiều ngôi chùa, trong đó có chùa Pháp Hoa. Hãy bổ sung tên ngôi chùa này vào danh sách những địa điểm tham quan du lịch Sài Gòn để có cơ hội trải nghiệm những điều thú vị nhất nhé.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ
READ  Hoa phượng: Nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng trong đời sống

Leave a Reply