Or you want a quick look: Review chùa Một Cột Hà Nội 2021
Chùa Một Cột Hà Nội là một ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và có giá trị lịch sử vô cùng quý giá. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu thông tin về chùa một cột như địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa hay thuyết minh về chùa Một Cột Hà Nội thì hãy xem ngay thông tin dưới đây!
Review chùa Một Cột Hà Nội 2021
Chùa một cột ở đâu, giờ mở cửa, giá vé?
- Địa chỉ: Chùa Một Cột, Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 7h - 18h
- Vị trí: Chùa một cột Hà Nội nằm ở trong khuôn viên của Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Giá vé tham quan chùa một cột: người dân Việt Nam được miễn phí vé tham quan chùa một cột, khách ngoại quốc thu 25k/lượt.
Chùa một cột xây dựng năm nào?
Dựa theo cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thi thì chùa một cột được xây dựng vào thời nhà vua Lý Thái Tông, khi thời tiết đang trong mùa Đông tháng 10 năm Kỷ Sửu 1049.
Thuyết minh về ngôi chùa một cột
Có khá nhiều tài liệu lịch sử nói về ngôi chùa một cột nhưng không biết chắc cái nào là chính xác hoàn toàn:
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thi: Chùa một cột có tên khác đó là chùa Diên Hựu (ý chỉ phúc lành dài lâu) hay Liên hoa đài (ý chỉ bông sen nở giữa hồ). Kể rằng, có một đêm nọ, nhà vua Lý Thái Tông nằm mơ thấy phật Quan Âm ngồi trên tòa sen hiện thân và đưa nhà vua đến cột đá giữ hồ Linh Chiểu. Sau khi nhà vua kể lại sự tình cho quần thần thì nhà sư Thiền Tuệ đã khuyên nhà vua dựng một ngôi chùa trên cột đá để cầu phúc cho vua sống lâu. Chùa được xây dựng theo hình dáng của bông sen và trong chùa có tạc pho tượng phật quan âm ngồi trên tòa sen.
Theo văn bia dựng năm Cảnh Trị 3 1665: Chùa một cột được xây dựng từ thời thuộc Đường, nhà đường có cho dựng một cột đá giữa hồ, trên cột đá có xây thêm tòa lầu và đặt tượng phật để thờ cúng. Đây là một ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng của vùng. Đến thời của vua Lý Thái Tông thì nhà vua là người sùng đạo phật nên cũng noi theo dấu cũ mà thường tới đây cầu khấn. Khi đó nhà vua vẫn chưa có hoàng tử nối dõi và một đêm nọ, nhà vua nằm mơ thấy phật Quan Thế Âm Bồ Tát hiển linh mời lên lầu rồi trao cho vua một đứa bé. Bất ngờ không lâu sau hoàng hậu có thai hoàng tử nên đã sửa ngôi chùa để thuận tiện hơn cho việc thờ cúng cũng như tỏ lòng biết ơn Quan Âm.
Theo sách Thăng Long cổ tích khảo: vị trí của ngôi chùa một cột trước đây là một nơi hoang vu không có người dân sinh sống và chỉ có duy nhất một hồ nước. Khi đó nước ta đang là một thuộc địa của nhà Đường, Cao Biền là quan sai được cử đến làm An Nam đô hộ và thấy đây là sống lưng của con rồng đang đi nên cho xây trụ đồng ở đó để chặt đứt long mạch. Sau đó khi có dân đến ở thì họ đã lập thôn ấp gọi là thôn Nhất Trụ. Đến khi lấy lại được hòa bình và tới đời Vua Lý Thái Tông, nhà vua mãi vẫn chưa có hoàng tử nên nhà vua rất hay đi chùa để cầu tự. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy đức Phật bà Quan Thế Âm hiện lên trên tòa sen mời đến thôn Nhất Trụ, trên tay ẵm Tiên đồng ban cho nhà vua. Không lâu sau Hoàng Hậu sinh hạ được một vị hoàng tử. Vì để tỏ lòng biết ơn nên nhà vua cho dựng một ngôi chùa giữa hồ với hình dáng giống như nhà vua gặp trong mơ để thờ đức phật bà Quan thế Âm và đặt tên là chùa Diên Hựu với mong muốn ngôi chùa sẽ mang lại phúc lành dài lâu cho giang sơn.
Quá trình chủng tu, xây dựng chùa một cột
+ Năm 1105 chùa được vua Lý Nhân Tông cho tu sửa và dựng thêm hai tháp lợp sứ trắng.
+ Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một miếng chuông lớn đặt tên là ” Giác thế chung” với mong muốn thức tỉnh lòng thế nhân.
+ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chùa Một Cột đã bị phá hủy nặng nề và tới năm 1955 thì di sản này được tôn tạo lại.
+ Năm 1962, quần thể chùa Một Cột được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia
+ Năm 2012 chủa một cột được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.
Kiến trúc của chùa một cột
Chùa một cột Hà Nội được xây dựng với kiến trúc vô cùng độc đáo bao gồm 3 phần chính đó là:
+ Cột trụ: cột trụ của chùa một cột có hình trụ đứng với chiều cao 4m và đường kính rộng 1,2m
+ Đài Liên Hoa có hình vuông với cạnh 3m, xung quanh có cột gỗ đỡ
+ Mái chùa lợp bằng ngói vảy truyền thống mang nét kiến trúc của ngôi chùa cổ Việt Nam
Hướng dẫn đường đi tới chùa một cột
Nếu như bạn không muốn tự tìm đường thì có thể gọi grab, taxi để được đưa đón tận nơi.
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể lựa chọn đi xe bus qua chùa một cột như: 09A, 09ACT, 18 xuống tại điểm 18A Lê Hồng Phong rồi đi bộ vào chùa một cột.
Xem thêm một số thông tin hữu ích liên quan khác:
- Kinh nghiệm du lịch Hà Nội 2021
- Những địa điểm du lịch gần Hà Nội đi trong ngày
Trên đây là kinh nghiệm đi chùa một cột Hà Nội kèm review, hình ảnh chi tiết mà bạn có thể tham khảo. Nếu như bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới chùa một cột thì có thể để lại câu hỏi để được giải đáp trong vòng 24h. Chúc bạn có chuyến đi chơi vui vẻ!