Chùa Đất Sét Sóc Trăng | Ngôi chùa Tam Giáo Đồng Nguyên đặc biệt

Or you want a quick look: Chùa Đất Sét có gì

Chùa Đất Sét ở Sóc Trăng là ngôi chùa đặc biệt với nhiều kỷ lục và nhiều đặc trưng độc đáo. Bên trong với gần 2000 tượng đất sét khác nhau từ Thần, Phật đến những con linh thú đặc trưng. Ngoài ra 4 cặp nến khổng lồ nặng hàng trăm kg đốt nhiều năm trời chưa tắt khiến nhiều người trầm trồ. Cùng Miền Tây Có Gì tìm hiểu chi tiết A-Z về ngôi chùa này nhé!

Giới thiệu chùa Đất Sét có gì
Giới thiệu chùa Đất Sét có gì

Chùa Đất Sét có gì

Đây là ngôi chùa khá độc đáo với nhiều kỷ lục trong sách guinness Việt Nam. Ngoài ra tôn giáo tam giáo đồng nguyên ở đây cũng là một nét đặc trưng thú vị.

Chùa Đất Sét ở Sóc Trăng
Chùa Đất Sét ở Sóc Trăng

Gần 2000 pho tượng đất sét còn nguyên vẹn

Theo số liệu của báo Zing New thì nơi đây có đến 1991 tượng bằng đất sét lớn nhỏ khác nhau. Trong đó với hơn 1000 pho tượng Phật, Thần khác nhau. Một con số tượng Phật “khủng” đủ ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.

Bức tượng tinh xảo ở chùa Đất Sét
Bức tượng tinh xảo ở chùa Đất Sét

Những tượng Phật này được ông Ngô Kim Tòng - Vị trụ trì đời thứ 4 của Bửu Sơn Tự (Tên gọi chính thống của chùa Đất Sét) nhào nắn ra. Sau đây là các tượng hình linh thú do ông Ngô Kim Tòng nắn ra.

  • Tượng bạch Hổ
    Tượng bạch Hổ
  • Tượng Kỳ Lân
    Tượng Kỳ Lân
  • Tượng sư tử vàng
    Tượng sư tử vàng
  • Tượng Sư Tử
    Tượng Sư Tử
  • Tượng voi trắng
    Tượng voi trắng

4 cặp nến KHỔNG LỒ đốt 50 năm chưa tắt

Đặc biệt 8 cây đèn cầy với 6 cây lớn nặng gần 200kg (Cao khoảng 2,6m) và 2 cây nhỏ gần 100kg. Ước tính phải đốt gần 100 năm mới có thể cháy hết 1 cây đèn cầy. Hiện tại cặp đèn cầy nhỏ 100kg đang được đốt từ năm 1970 và đến nay đã khoảng 50 năm nhưng vẫn chưa hết đèn bên trong.

READ  Tâm sự về nghề làm biển quảng cáo từ một người bạn!
Cặp nến khổng lồ chùa Đất Sét
Cặp nến khổng lồ chùa Đất Sét

Tìm hiểu về tam giáo đồng nguyên

Ông Ngô Kim Tòng từ nhỏ được ăn học theo đạo Nho. Tuy vậy khi kế nghiệp cha theo hệ phái “Ngô Cư Sỉ Học Phật Tu Nhơn” của dòng họ Ngô, ông bắt đầu ăn chay trường và học tập Phật giáo. Từ đó ông thổi cái hồn mới vào ngôi chùa của dòng họ Ngô với những tượng thờ Nho giáo và Đạo giáo như Vương Mẫu Nương Nương, Ngọc Hoàng Thượng Đế,… Đến những tượng thần Phật, linh thú khác nhau trong ngôi chùa. Biến nơi đây thành một nơi thờ tam giáo đồng nguyên độc đáo tại Sóc Trăng.

Không gian bên trong chùa Đất Sét
Không gian bên trong chùa Đất Sét

Trong chùa Đất Sét còn lưu giữ hơn 1000 tượng đất sét khác nhau (Theo thống kê đến năm 2012 có 1.991 tượng đất sét lớn nhỏ). Đa phần các tượng và vật dụng trong chùa đều được làm bằng đất sét. Những hiện vật đặc trưng như: Pho tượng “Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận” có đến 1000 cánh vuidulich.vnáp Đa Bảo cao 3,5 m, có 13 tầng với 208 cửa vị thần, phía chân tháp có 126 con rồng nâng đỡ.

Wikipedia.org
  • Địa tạng Bồ Tát
    Địa tạng Bồ Tát
  • Mô phỏng Phật giảng dưới gốc bồ đề
    Mô phỏng Phật giảng dưới gốc bồ đề
  • Thập Điện Minh Vương
    Thập Điện Minh Vương

Đường đi đến chùa Đất Sét

Ngôi chùa nằm ngay trung tâm thành phố Sóc Trăng, đi về hướng bệnh viện Sản - Nhi Sóc Trăng. Nếu đi từ Cần Thơ sẽ mất khoảng 70km và nếu đi từ Sài Gòn là khoảng 220km. Bạn có thể tham khảo Google về địa chỉ chùa Đất Sét.

Địa chỉ: 286 Tôn Đức Thắng, Phường 5, Sóc Trăng, Việt Nam.

Lịch sử chùa Đất Sét

Đầu thế kỷ 20 ngôi chùa được thành lập, đây là ngôi chùa của dòng họ “Ngô Cư Sĩ Học Phật Tu Nhơn”. Theo quy định thì trụ trì luôn là con cháu trong dòng họ Ngô.

Bửu Sơn Tự - Chùa Đất Sét
Bửu Sơn Tự - Chùa Đất Sét

Tuy vậy đến thời ông Ngô Kim Tòng thì ngôi am nhỏ của dòng họ Ngô mới bắt đầu phát triển. Ông là vị trụ trì thứ 4 nối nghiệp cha mình là ông Ngô Kim Đính từ năm 38 tuổi. Và bà Ngô Thị Bạch Tuyết là người chị thứ 2 cùng quản lý ngôi chùa Đất Sét này cùng ông.

READ  Cách chụp ảnh ngoại cảnh đẹp và chất nhất chỉ với #11 tuyệt chiêu
Bà Ngô Thị Bạch Tuyết là người chị của ông Ngô Kim Tòng
Bà Ngô Thị Bạch Tuyết là người chị của ông Ngô Kim Tòng

Từ nhỏ ông đã có thể chất khá yếu và thường xuyên đổ bệnh. Từ đó ông không đến trường học tập nhiều mà chuyển sang đam mê đất sét. Ông tự mài mò, học tập cách nặng tượng đất sét.

Nơi thờ ông Ngô Kim Tòng
Nơi thờ ông Ngô Kim Tòng

Sau đó từ năm 20 tuổi ông đã bắt đầu nặng những tượng đất sét đầu tiên đặt vào chùa. Từ đó suốt 42 năm ông đã nặng gần 2000 tượng đất sét khác nhau đặt tại chùa. Đặc biệt ngoài nặng tượng, ông cũng đã cho chế tạo 4 cặp nến khổng lồ đến giờ vẫn còn trưng bày tại chùa.

Cặp nến cháy 50 năm vẫn chưa tắt
Cặp nến cháy 50 năm vẫn chưa tắt

Tham khảo thêm một ngôi chùa khá độc đáo khác: Vân Sơn Tự tại Côn Đảo.

Kiến trúc chùa Đất Sét

Nơi đây xây dựng theo lối kiến trúc chùa xưa ở Việt Nam. Bước vào sẽ thấy một cổng tam quan đề Bửu Sơn Kỳ Hương (Theo tên chính thức là chùa Bửu Sơn, cái tên chùa Đất Sét là tên dân gian gọi). Nổi bật với màu đỏ và vàng đan xen. Phía trên là mái ngói và tượng rồng ở trên mái.

Chánh điện chùa Đất Sét
Chánh điện chùa Đất Sét

Nhưng điều lạ lùng mà nhiều người không biết là từ cổng tam quan bước vào thì chúng ta đi từ phía sau của chùa vào. Chùa xây dựng từ lâu và theo hướng phong thủy ngược hoàn toàn mặt lộ. Nhiều người hay đi từ cổng sau vào thẳng chùa, nhưng thật chất bạn phải đi thẳng ra phía sau để đi đúng hướng từ chánh điện vào.

Lối vào chùa Đất Sét
Lối vào chùa Đất Sét

Ở “phía trước” chùa là khuôn viên rộng với tượng Bồ Tát Quan Âm cao hơn 2m và 2 đồng tử hầu hai bên. Ngoài ra phía bên hông còn có tượng mô phỏng Phật thuyết pháp 5 vị Kiều Trần Như. Và mộ phần của ông Ngô Kim Tòng với 2 tượng Tiên Hạc 2 bên.

Mộ phần ông Ngô Kim Tòng
Mộ phần ông Ngô Kim Tòng

Đặc biệt bên trong có nhiều hiện vật ấn tượng ngoài 4 cặp nến khổng lồ:

Pho tượng “Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận” có đến 1000 cánh sen.

Tháp Đa Bảo cao 3,5 m, có 13 tầng với 208 cửa vị thần, phía chân tháp có 126 con rồng nâng đỡ.

Nhiều điêu khắc bằng đất sét khá tinh xảo
Nhiều điêu khắc bằng đất sét khá tinh xảo

Khách du lịch nói gì về chùa Đất Sét

Bạn Thành Tuyên đánh giá 5/5: “Đây là ngôi chùa của người hoa, kiến trúc hoa. Điểm đặc biệt là ngôi chùa này ko có vị sư nào trụ trì cả đây như là 1 chổ thờ của gia đình ng Hoa thôi sau nó đc phát triển lên như ngày hôm nay nhưng vẫn do gia đình giữ gìn và phát huy, đại khái như từ đường v. Chùa theo thuyết tam giáo: Nho, Thích, Lão nhưng khác vs đạo Cao Đài. Có dịp rất mong các bạn ghé đến đây tham quan một công trình tôn giáo của người Hoa.”

READ  Nguồn gốc của bánh chưng cội nguồn của lịch sử Việt Nam - VIET - EDU TECHNOLOGY AND EDUCATION JSC
  • Lối đi bên trái chánh điện chùa Đất Sét
    Lối đi bên trái chánh điện chùa Đất Sét
  • Lối đi bên phải chánh điện chùa Đất Sét
    Lối đi bên phải chánh điện chùa Đất Sét
  • Phía sau sân chùa là tượng Bồ Tát Quan Âm
    Phía sau sân chùa là tượng Bồ Tát Quan Âm

Bạn Minh Phương Dương đánh giá 5/5: “Nơi linh thiên để cầu nguyện, đến đây tôi lại nhớ kỉ niệm. 1 đứa bé ăn xin bệnh thiểu năng, cho bé 5.000đ 2 đứa khác thấy vậy chạy lại tôi không cho, đứa bé thiểu năng này lại cho 2 đứa kia mỗi đứa 2.000đ vậy còn lại chỉ có 1.000đ. thấy vậy tôi cho bé thêm 5.000đ nữa nếu không dặn chắc cho 2 đứa bé kia nữa rồi. Suy ngẫm sao mà người ta chia sẽ với nhau không cần tính toán gì hết vậy. Nếu có trở lại đây tôi sẽ chia sẽ cho bé này mặc dù chỉ chút ít để ủng hộ tinh thần thôi”.

Khách du lịch nói gì về chùa Đất Sét
Khách du lịch nói gì về chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét là một địa danh với nhiều kỷ lục và nhiều nét độc đáo riêng. Từ đó nơi đây trở thành địa điểm không thể thiếu khi đến du lịch Sóc Trăng. Hay những người hành hương khi đến miền Tây.

Vấn nạn trẻ em ăn xin ở chùa Đất Sét

Tôi từng đi đến đây khá nhiều lần và đều chứng kiến cảnh nhiều trẻ ăn xin trước chùa. Vừa dừng xe bước xuống là bọn trẻ đã bu lại xin tiền. Thật khó khăn từ chối và càng rối loạn hơn khi bạn chỉ cho tiền 1 đứa mà bỏ qua những đứa còn lại. Bọn chúng sẽ theo chân bạn từ đầu đến cuối. Một vấn nạn không hề tốt tí nào trước cổng chùa và là nơi thu hút nhiều khách du lịch, hành hương.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply