Chùa Cái Bầu Quảng Ninh ở đâu? Lịch sử? Thờ ai? Đường đi?

Or you want a quick look: 1. Chùa Cái Bầu ở đâu?

Chùa Cái bầu có vị trí đắc địa gần vùng biển du lịch Bãi Dài - Quảng Ninh. Do vậy, một tour du lịch chùa Cái Bầu sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ngày hè nóng bức, là sự kết hợp hoàn hảo giữa du lịch tâm linh và một kỳ nghỉ mát vui vẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn khám phá những nét thú vị về chùa Cái Bầu và gợi ý những tip nhỏ có ích chuyến du lịch của các bạn.

1. Chùa Cái Bầu ở đâu?

Chùa Cái Bầu Quảng Ninh tọa lạc tại một khu đất nằm xa sự ồn ào, náo nhiệt của những khu dân cư nhịp trong thành phố, ngày đêm có những tiếng sóng vỗ vào bờ vịnh Bái Tử Long.

chua-cai-bau

Hình ảnh chùa Cái Bầu

Địa thế của chùa cũng rất độc đáo, lưng chùa tựa vào thế núi có sắc xanh miền sơn cước, phía trước là biển mênh mông một màu xanh ngọc.

Chùa Cái Bầu hay còn được người dân quanh vùng gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm.

Ngồi chùa nằm ở thôn 1, xã Hạ Long thuộc huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Nơi được coi là thiên đường du lịch biển.

Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm hay đền Cửa Ông, Cặp Tiên,…đã tạo nên chuỗi hành trình tâm linh kéo dài và trải khắp phía Đông Bắc đất nước.

2. Lịch sử chùa Cái Bầu Vân Đồn

Lịch sử Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm ghi lại, ngôi chùa chính là sự tiếp nối được xây dựng lại trên mảnh đất một ngôi đền cổ cách đây 700 năm có tên gọi là Phúc Linh Tự.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử phương Bắc đô hộ, rồi hàng trăm năm nữa kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa Cái Bầu bị tàn phá nặng nề hầu như không còn lại gì.

lịch sử thiền viện trúc lâm giác tâm

Đến năm 2007 chùa được tu bổ và khang trang lại hầu như toàn bộ kiến trúc và khánh thành vào 12/2009.

3. Chùa Cái Bầu thờ ai?

Đây vốn là ngôi đền mà nhân dân ta dựng lên để thờ tự và tỏ lòng biết ơn với những vị tướng nhà Trần.

Đã có công chống lại đế chế Nguyên - Mông hùng mạnh và hung hãn thời đó - thế kỉ XIII.

Tại vị trí của chùa đó là nơi diễn ra trận đánh đầu tiên, là thế trận bàn đạp cho chiến thắng hiển hách trên sông Bạch Đằng năm 1288.

Như vậy đây là một sự kết hợp giữa đền với chùa chưa từng có tiền lệ trong những ngôi chùa ở Việt Nam.

READ  Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc | Vuidulich.vn

4. Kiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm

Tuy mới được khánh thành, nhưng các nghệ nhân và kiến trúc sưu dựng chùa rất coi trọng khắc họa và giữ lại tối đa.

Những nét cổ kính để chùa Cái Bầu vẫn giữ được những nét cổ kính như nó vốn có từ những hình ảnh điêu khắc, hình hoa, lá trang trí, gạch, dáng bậc thang,…

Kiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm

Chính điện của chùa Cái Bầu có diện tích rộng lớn lên đến hơn 6000m2, được xây theo kiến trúc gồm 2 tầng.

Tầng trên của chính điện là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sau là bức điêu khắc cảnh một gốc cây bằng đồng.

Theo lời các sư trong chùa thì đó chính là hình ảnh nơi mà Đức Phật giác ngộ và tu hành đầu tiên.

Đây còn là nơi đặt tượng của Bồ Tát và Sư Lợi để thờ tự với ý nghĩa cầu cho sự linh thiêng về trí tuệ và từ bị hướng Phật.

Bốn phía tường lại được trang trí bằng những những bức tranh chạm khắc bằng đông rất đặc trưng chỉ có ở chùa Cái Bầu.

Những bức vẽ đã tái hiện lại cuộc đời của đức Phật đáng kính, mỗi du khách đến đây không chỉ ngắm nhìn, chiêm nghiệm tận mắt để bày tỏ lòng thành kính với đức Phật qua những hiểu biết về cuộc đời của người.

Cũng giống như chùa Yên Tử hay chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Cái Bầu cũng dành một không gian đặc biệt rộng lớn ở tầng một làm nhà thờ tổ.

chua-cai-bau-van-don-quang-ninh
Cổng chùa Cái Bầu nhìn ra phía biển

Đây là nơi thờ tự các vị tổ như: Bồ Đề Đạt Ma, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, đại Sư Pháp Loa,…Đó là những có công sáng lập và phát triển đạo Phật và Thiền phái trúc lâm.

Đứng từ tầng 1 của chùa nhìn ra phía trước là Vịnh Bái Tử Long với một màu xanh ngọc ngút tầm mắt.

Nghe thấy cả tiếng sóng vỗ, tiếng chuông chùa hòa quyện vào nhau tạo nên âm thanh trầm mặc, tịnh tâm.

Người ta nói đó là “âm thanh tan biến” bởi nó có khả năng làm tan biến mọi âu lo và phiền muộn của cuộc sống xô bồ.

Du khách như đang lạc vào chốn bình yên, thiên đường của đất Phật.

Chùa Cái Bầu còn đặc biệt về văn hóa đi chùa. Đây là một trong những ngôi chùa hiếm hoi không có hiện tượng chèo kéo khách tiêu cực thường thấy mà du khách thường gặp phải khi đi hành hương ở những ngôi chùa khác.

Không tồn tại cả những cửa hàng bán hàng dong tấp nập với đủ thứ hàng hóa được mời chào với mức giá trên trời.

chua-cai-bau-van-don
Chùa Cái Bầu nhìn ra biển

Thậm chí cả việc đốt vàng mã cúng không tồn tại. Bởi theo lời những vị sư trong chùa, cái tâm hướng Phật chính là sự thành kính rồi.

Đặc biệt, thiền viện trúc lâm giác tâm còn là nơi phục vụ món đặc sản cơm chay của chùa cho tất cả du khách miễn phí.

Trong tương lai chùa Cái bầu sẽ còn được mở rộng thêm nữa, dự kiến sẽ là : khu thất đường, thiền đường, và còn cả một pho tượng khổng lồ với chiều cao trên 50m vẫn đang trong quá trình xây dựng và thi công.

5. Phương tiện và đường đi đến Chùa Cái Bầu

Chùa Cái Bầu nằm cách thủ đô hà Nội khoảng 200km, nên các bạn có thể lực chọn những phương tiện như sau:

READ  Thêm một vụ lùm xùm như Tịnh thất Bồng Lai ở Long An | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - vuidulich.vn
  • Đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân:

Đây là hai phương tiện lý tưởng để bạn có thể chủ động cả về thời gian và cung đường đi. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên tìm hiểu về các cung đường có thể đến được chùa Cái Bầu nhanh nhất.

Các bạn có thể đi theo con đường từ quốc lộ 5 qua Hải Dương, rồi đi tiếp qua Quốc lộ 183 đến chùa Cái Bầu.

Hoặc đi theo hướng đường 5 qua Sài Đồng, bạn rẽ hướng đường 1 đến Bắc Ninh đi tiếp theo đường 18.

Hoặc nữa là bạn có thể di chuyển ban đầu tương tự như cung đường 1. Nhưng có sự thay đổi đó là khi đi hết quốc lộ 5, đến đoạn thành phố Hải Dương, bạn rẽ lên quốc lộ 10 tiếp đến là 18A .

duong-di-chua-cai-bau
Bản đồ đường đi chùa Cái Bầu

Trên đường đi cần chú ý tốc độ và đi đúng làn đường để đảm bảo an toàn giao thông. Đi cả quãng đường như vậy sẽ mất khoảng 4h đồng hồ.

  • Đi xe khách:

Từ Hà Nội về Quảng Ninh có rất nhiều xe khách chạy cùng tuyến từ các bến xe trên địa bàn thành phố từ 6.00h sáng cho đến 20.00h tối.

Với giá vé xe khoảng từ 100.000đ đến 130.000đ / lượt.

Tuy nhiên xe khách thường ít tuyến chạy thẳng đến chùa Cái Bầu, nên bạn có thể tìm xe đi đến thành Phố Hạ Long, hoặc Vân Đồn rồi từ đó bắt xe bus chỉ với 10.000đ, đi xe ôm hoặc taxi đến.

Một kinh nghiệm chọn xe khách cho các bạn đó là nên tìm những nhà xe chất lượng như Hoàng Long, kumho, …

Đây là những xe có dịch vụ phục vụ tốt nhất và không có hiện tượng bắt khách dọc đường gây mất thời gian.

chùa cái bầu tỉnh quảng ninh

  • Di chuyển bằng tàu:

Tương tự như xe khách, nếu bạn chọn phương tiện là tàu tuyến Hà Nội - Hạ Long thì điểm trả khách của tàu là tại Hạ Long nên bạn sẽ phải bắt thêm một tuyến xe bus hoặc xe ôm, taxi để đến chùa Cái Bầu.

Tàu đi Quảng Ninh thông thường ngày có 2 chuyến xuất phát từ ga Gia Lâm. Giá vé tàu là 80.000đ và với đối tượng là học sinh, sinh viên giá vé được chiết khấu 15%.

Còn đối với những du khách đến từ những tình thành khác xa hơn. Các bạn có thể lựa chọn phương tiện là xe khách thuê theo nhóm hoặc đi du lịch theo tour để nhận được sự phục vụ tốt nhất.

6. Kinh nghiệm tham quan chùa Cái Bầu

Những tour du lịch Quảng Ninh với chùa Cái Bầu

Quảng Ninh vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng với biển Vịnh Hạ Long, Cửa Ông, Vân Đồn… Ngoài ra, những điểm du lịch tâm linh rất hấp dẫn du khách như Chùa Yên Tử, chùa Ba Vàng.

chùa cái bầu thờ ai

Những địa điểm du lịch trên đều có địa chỉ quanh thành phố Hạ Long không xa.

Do đó, các công ty du lịch thường hay cung cấp những tour du lịch đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu khách hàng với những sự kết hợp như: tour Cửa Ông- thiền viện trúc lâm giác tâm- chùa Ba Vàng trong ngày; tour Vịnh Hạ Long- lễ hội chùa Cái Bầu- tour chùa Ba Vàng - lễ hội chùa Cái Bầu,…

Rất đa dạng các tour du lịch để phục vụ cho mọi nhu cầu của những đối tượng khách hàng khác nhau.

READ  Top 30 hình ảnh thuyền buồm trên biển tuyệt đẹp - Ảnh Đẹp

Khách sạn gần chùa Cái Bầu Vân Đồn

Gần chùa Cái bầu cũng có rất nhiều khách sạn phục vụ cho du khách khi đến đây. Tuy nhiên các bạn cũng cần chú ý lựa chọn những khách sạn có chất lượng tốt về phục vụ, sạch sẽ, giá cả phải chăng.

Sau đây là một vài gợi ý về những khách sạn gần chùa Cái Bầu được nhiều người đánh giá tốt như:

  • Khách sạn Ati - Bái Tử Long với mức giá phòng từ 400.000đ - 1.000.000đ/ ngày đêm.
  • Khách sạn Ann Quan Lạn với mức giá rẻ hơn 400.000đ - 900.000đ
  • Khách sạn Huy Hoàng Quan lạn 400.000đ- 600.000đ.

Ngoài ra, nếu các bạn chọn điểm dừng chân là các nhà nghỉ khu vực lân cận thì sẽ có chi phí rẻ hơn vào khoảng 300.000-600.000đ /ngày đêm.

Tuy vậy, mức giá thuê phòng tại các khách sạn còn tùy thuộc vào thời điểm là ngày thường hay lễ tết. Nếu là vào lễ tết thì giá thuê phòng sẽ cao hơn rất nhiều.

chua-cai-bau-gioi-thieu
Một góc thiền viện trúc lâm giác tâm

Như vậy Chùa Cái Bầu - Vân Đồn Quảng Ninh là một điểm du lịch rất thú vị. Du khách có thể thoải mái kết hợp những tour du lịch mình muốn.

Ăn gì khi đi du lịch chùa Cái Bầu

Chùa Cái Bầu không có bất cứ hoạt động kinh doanh, mua bán nào, từ đồ lưu niệm đến đồ ăn. Vì vậy, nếu đi trong ngày, bạn nên chuẩn bị trước đồ ăn, thức uống để chống đói.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xin cơm chay MIỄN PHÍ tại chùa.

Nếu đi chùa theo đoàn đông người, sau khi lễ phật, bạn cũng có thể tới các nhà hàng để thưởng thức những món hải sản đặc trưng của khu vực Vân Đồn như: Mực, tu hài, cá biển,…

Các địa điểm du lịch gần chùa Cái Bầu

Nằm tại thành phố Hạ Long, một trong những địa điểm nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Quảng Ninh, vì vậy bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn để thăm quan xung quanh chùa cái bầu.

lịch sử chùa cái bầu

Nếu tới đây du lịch vào mùa hè, khi lễ chùa xong, bạn hoàn toàn có thể đến du lịch tại đảo Tuần Châu, vịnh Hạ Long,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi tham quan cùng lúc 3 địa điểm Chùa Cái Bầu > Chùa Ba Vàng > Đền Cửa Ông.

Nếu đã đến với Cái Bầu, bạn cũng không nên bỏ qua cơ hội để thăm quan 2 ngôi chùa còn lại.

7. Một số lưu ý khi đi du lịch tại chùa Cái Bầu.

+ Thiền viện trúc lâm giác tâm là chốn linh thiêng, vì vậy, bạn luôn phải có ý thức giữ gìn vệ sinh cho chùa, không ăn mặc phản cảm, nói tục, chửi bậy, gây mất trật tự nơi cửa phật.

đi du lịch chùa cái bầu

+ Nên mang theo các loại mũ, nón, ô dù để tránh được tình trạng mưa nắng thất thường vào mùa hè.

+ Nếu đi du lịch theo tour 3 địa điểm tâm linh, bạn nên mua quà trước ở đền Cửa Ông, vì 2 địa điểm còn lại không có bất cứ hoạt động kinh doanh, mua bán nào.

Đến chùa Cái Bầu vừa là hành hương bái Phật lại vừa là một chuyến đi nghỉ ngơi hít thở không khí trong mát của biển cả Quảng Ninh.

Đọc tiếp: Chùa Yên Tử ở đâu?- Khám phá nơi đất tổ phật giáo Việt

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply