Kinh nghiệm đi phượt Thác Bản Giốc (Cập nhật 08/2021)

Or you want a quick look:

Cùng Phượt - Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước (tiếng Trung: 德天-板約; bính âm: Détiān - Bǎnyuē), là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

Giới thiệu Thác Bản Giốc

Kinh nghiệm đi phượt Thác Bản Giốc (Cập nhật 08/2021) Phần thác phụ hiện nằm bên lãnh thổ Việt Nam, phần thác chính được chia đôi theo các hiệp ước về biên giới lãnh thổ (Ảnh - Mèo Già)

Theo quan điểm của Trung Quốc thì thác chính và thác phụ là hai thác riêng biệt, thác chính (Đức Thiên) có chiều rộng 100 m, độ sâu 60 m và độ cao là 70 m. Theo quan điểm của phía Việt Nam, thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m. Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.

Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina, thác Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã thì thác Bản Giốc là thác xuyên quốc gia lớn thứ hai trên thế giới. Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Kinh nghiệm đi phượt Thác Bản Giốc (Cập nhật 08/2021) Thác Bản Giốc khi nhìn từ phía Trung Quốc (Ảnh - gudaduo)

Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn (歸春河, âm Hán Việt là “Quy Xuân hà”). Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh. Lòng sông ở đó đột ngột trụt xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.

Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng với hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác khoảng hơn 5 km có động Ngườm Ngao, dài 3 km.

Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.

Đi thác Bản Giốc mùa nào đẹp

Kinh nghiệm đi phượt Thác Bản Giốc (Cập nhật 08/2021) Nên đi Bản Giốc vào mùa mưa, thác có nhiều nước sẽ đẹp hơn (Ảnh - lengkiong)

Nhiều bạn trước khi đi đều cố công tìm kiếm xem đi phượt Thác Bản Giốc thì nên đi vào mùa nào, mùa nào đi Thác Bản Giốc đẹp nhất? Các bạn chỉ cần để ý một chút sẽ thấy, đi thác thì phải đi vào mùa mưa lúc đó lượng nước đổ về từ đầu nguồn sẽ nhiều khiến thác đẹp lung linh huyền ảo. Mùa mưa Cao Bằng nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung thường vào mùa hè, khoảng từ tháng 6 đến tháng 9. Chính vì vậy, lựa chọn đi Bản Giốc vào mùa này sẽ đẹp hơn, tuy nhiên vì mùa mưa miền Bắc thường kéo theo lũ quét khá nguy hiểm nên nếu đi các bạn nên chọn thời điểm sau khi kết thúc khoảng thời gian mưa cho an toàn.

READ  Kinh nghiệm đi chợ Bến Thành: ăn gì, mua gì, đi lại ra sao?

Hướng dẫn đi tới Thác Bản Giốc

Cách Hà Nội vào khoảng gần 400km, đi phượt thác Bản Giốc bằng xe máy sẽ là một lựa chọn thú vị với những nhóm có đông người, đi bằng xe máy các bạn còn có thể kết hợp phượt Hà Giang hoặc phượt Mẫu Sơn để làm tròn một cung đường

Phượt thác Bản Giốc bằng xe máy

Kinh nghiệm đi phượt Thác Bản Giốc (Cập nhật 08/2021) Nếu có thể, hãy đi đến Bản Giốc bằng xe máy (Ảnh - Glenn Phillips)

Đi bằng xe máy các bạn cũng có 2 lựa chọn. Nếu mang theo xe máy từ Hà Nội các bạn có thể tranh thủ đi Bản Giốc trong 2 ngày cuối tuần, khởi hành từ tối thứ 6 (tuy nhiên nếu 3 ngày thì thoải mái hơn nhiều) theo lịch trình Hà Nội - Bắc Kạn - Cao Bằng - Trùng Khánh - Thác Bản Giốc - Cao Bằng - Thất Khê - Lạng Sơn - Hà Nội.

Nếu không muốn chạy xe máy từ Hà Nội, các bạn có thể đi xe khách giường nằm lên Tp Cao Bằng, lên tới nơi thì thuê xe máy ở Tp Cao Bằng rồi đi thác Bản Giốc, xong xuôi thì quay lại trả xe rồi lại lên ô tô về Hà Nội, cách này nhàn hơn nhưng đi kiểu vậy hơi chán. Bạn có thể gửi xe máy cùng ô tô đi lên Cao Bằng từ tối thứ 6, sáng thứ 7 có mặt ở Cao Bằng rồi đi Bản Giốc, lúc về vẫn chạy theo đường Lạng Sơn cho nhanh.

Dành cho các bạn thích các cột mốc biên giới

Từ Cao Bằng các bạn đi lên thác Bản Giốc, đến Quảng Uyên có một ngã 3 giữa 2 đường TL 206 và TL 207, 2 đường này nối thành 1 vòng tròn và có điểm chung là thác Bản Giốc. Chiều đi các bạn hãy đi đường 206, chiều về từ thác Bản Giốc đi thẳng theo đường 207 sẽ có một đoạn khá dài đi dọc sông Quây Sơn và gặp rất nhiều cột mốc biên giới Việt Trung.

Phượt thác Bản Giốc bằng xe khách

Phương án này phù hợp với các bạn không có khả năng chạy xe máy, nhất là nhóm các bạn nữ đi với nhau. Từ Hà Nội các bạn bắt xe khách giường nằm lên Tp Cao Bằng, tiếp theo từ đây các bạn đi xe Thành Luân với lịch trình Cao Bằng - Động Ngườm Ngao - Thác Bản Giốc, xe chạy liên tục từ 6h30 đến 15h30 với tần suất mỗi chuyến cách nhau 1h, chuyến cuối cùng từ Bản Giốc về là khoảng 14h nên các bạn cần chú ý.

Nếu không muốn chuyển xe ở Tp Cao Bằng, các bạn có thể đi xe Vĩnh Dung vào đến tận chợ Trùng Khánh rồi từ đây bắt xe ôm đi Ngườm Ngao và Bản Giốc.

Lưu trú khi Du lịch Thác Bản Giốc ?

Homestay ở Thác Bản Giốc

Hiện ở ngay khu vực thác Bản Giốc có khu nghỉ dưỡng 4 sao Sài Gòn - Bản Giốc của công ty Saigon Tourist, nếu có điều kiện các bạn có thể đặt phòng khách sạn và nghỉ tại đây. Resort này cách thác Bản Giốc khoảng 700m nên khá tiện.

Khu vực Thác Bản Giốc hiện cũng có khá nhiều người dân cung cấp dịch vụ homestay phục vụ du khách, bao gồm cả dịch vụ lưu trú và phục vụ ăn uống. Nếu tới đây muốn tìm hiểu văn hóa người dân bản địa, các bạn có thể lựa chọn ở homestay, rất hợp lý.

Một số homestay tốt ở Thác Bản Giốc

Xem thêm bài viết: Các homestay ở Thác Bản Giốc (Cập nhật 8/2021)

Khách sạn nhà nghỉ ở Trùng Khánh

Phương án khác, các bạn có thể nghỉ đêm tại Trùng Khánh rồi sáng hôm sau từ đây chạy ra thác Bản Giốc (khoảng hơn 20km).

Xem thêm: Khách sạn nhà nghỉ tại Trùng Khánh, Cao Bằng (Cập nhật 8/2021)

Chơi gì khi đi phượt Thác Bản Giốc

Đi thác thì rõ ràng chỉ có chơi thác thôi đúng không? Nói vậy chứ trên đường đi Bản Giốc có khá nhiều điểm hay ho mà các bạn có thể kết hợp để đi cùng, mấy khi có dịp du lịch Cao Bằng mà

Hồ Thang Hen

Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, Hồ Thăng Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ lớn nhỏ trong vùng rừng núi của huyện Trà Lĩnh. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ Thăng Hen có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Một điều đặc biệt kỳ thú khi người dân nơi đây cho biết cứ vào khoảng 10 năm một lần, bỗng dưng nước hồ Thăng Hen cạn gần hết và chỉ sau một vài ngày nước lại dâng lên. Và ấn tượng nữa là khi vào mùa lũ nước hồ Thăng Hen vẫn giữ được màu xanh ngọc bích đặc trưng, trong khi các hồ khác trong vùng chuyển màu đỏ lựng.

READ  Top 7 Ngôi Làng Giàu có Nhiều Tỷ Phú Nhất Việt Nam hiện nay 2021 - Ngân hàng 24h

Hồ Thăng Hen có huyền thoại rất thú vị. Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trai tên là Sung thông minh tuấn tú. Chàng thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày vinh quy bái tổ. Về quê, chàng kết hôn cùng nàng Boóc xinh đẹp. Mải quyến luyến bên người vợ xinh đẹp mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh. Đến đêm thứ bảy chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh. Giữa đêm tối trong rừng hoang, Chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng ngày nay là 36 cái hồ lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau của tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh. Tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống chính là hồ Thăng Hen ngày nay.

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động có chiều dài 2.144m. Động gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (tức cửa gió, quanh năm mát lạnh) và cửa Bản Thuôn phía sau núi thuộc Bản Thuôn.

Theo tiếng Tày, “ngườm” là “động”, “ngao” là “hổ”; “Ngườm Ngao” có nghĩa là động hổ. Động Ngườm Ngao được chia thành ba khu chính: Khu Tứ trụ thiên đình, khu trung tâm và khu kho báu. Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc - ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt xây dựng. Tháng 06/2013, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công tại núi Phia Nhằm cách thác Bản Giốc 500m. Các hạng mục của chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc như Tam quan chùa, lầu tượng Bồ Tát, Tam bảo, nhà tổ… được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam.

Tại đây còn có đền thờ vị anh hùng Nùng Trí Cao - một nhân vật, biểu tượng Văn hoá thế kỷ XI tại Cao Bằng. Công trình được xây dựng trên diện tích 2 ha với kinh phí khoảng 38 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động, các tập đoàn và các nhà hảo tâm đóng góp và tài trợ

Cột mốc biên giới Việt - Trung

Trong số 1.971 cột mốc cắm ở 7 tỉnh biên giới phía bắc, Cao Bằng có nhiều cột mốc nhất (634 cột mốc), nên được gọi là tỉnh có ‘thế mạnh cột mốc’ - thế mạnh mà đã phải đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi, xương máu. Các bạn yêu thích việc check-in với các cột mốc biên giới có thể tham khảo và kết hợp khi đi du lịch Cao Bằng. Khu vực thác Bản Giốc hiện có các mốc 835 và 836 mà bạn có thể dễ dàng tiếp cận chụp ảnh mà không cần xin phép như các khu vực khác (dọc theo bờ sông Quây Sơn các bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều mốc chạy dọc bờ sông này, đây là đoạn biên giới tự nhiên giữa 2 nước)

Xem thêm bài viết: Cột mốc biên giới Việt Trung từ 801-900

Ăn gì khi du lịch Thác Bản Giốc

Là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Cao Bằng, thác Bản Giốc cũng có đầy đủ những món ăn ngon Cao Bằng mà bạn có thể thưởng thức trong suốt hành trình của mình. Ngoài ra, thác Bản Giốc còn có một món ăn đặc sản là cá Trầm Hương. Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác, trước đây ở phía dưới chân thác có rất nhiều cá trầm hương. Người dân dễ dàng đánh bắt và bán nhiều ở chợ Trùng Khánh. Tuy nhiên ngày nay loài cá này ngày càng ít đi và trở thành một đặc sản.

READ  Quảng Bình - QUANG PHÚ ĐỒNG HỚI RESORT | Vuidulich.vn

Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.

Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt… vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng.

Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.

Lịch trình đi phượt Thác Bản Giốc

Hà Nội - Ba Bể - Cao Bằng - Bản Giốc

Lịch trình này các bạn đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 3 đi Thái Nguyên Bắc Cạn, ghé qua hồ Ba Bể, chạy xuyên qua Đèo Gió, Đèo Giàng rồi lên Tp Cao Bằng.

Ngày 1: Hà Nội - Ba Bể

Từ Hà Nội khởi hành đi Bắc Kạn rồi ghé vào Ba Bể, dọc đường đi nếu muốn bạn có thể ghé qua một số địa điểm du lịch ở Thái Nguyên. Tối ngủ tại Ba Bể, có thể lựa chọn ở các homestay ở bản Pác Ngòi

Ngày 2: Ba Bể - Tp Cao Bằng - Pác Bó - Tp Cao Bằng

Sáng từ Ba Bể khởi hành đi Tp Cao Bằng, đến nơi các bạn có thể lựa chọn một nơi để nghỉ buổi tối, tham khảo danh sách khách sạn nhà nghỉ tại Tp Cao Bằng rồi để đồ ở khách sạn. Từ đây tiếp tục đi Pác Bó, tham quan xong thì lại quay lại ở Tp Cao Bằng nhé.

Ngày 3: Tp Cao Bằng - Trùng Khánh - Thác Bản Giốc

Từ Tp Cao Bằng đi thẳng lên Thác Bản Giốc, có thể ghé qua cửa khẩu Tà Lùng, thăm một số mốc biên giới ở Cao Bằng. Tiếp đó đi lên Trùng Khánh ghé động Ngườm Ngao, Thiền viện Trúc Lâm rồi đi Thác Bản Giốc. Chiều từ đây quay lại Tp Cao Bằng để nghỉ ngơi.

Ngày 4: Trùng Khánh - Cao Bằng - Hà Nội

Ngày này khởi hành sớm từ Tp Cao Bằng quay về Hà Nội

Hà Nội - Mẫu Sơn - Bản Giốc - Ba Bể - Hà Nội

Lịch trình này kết hợp đi du lịch Lạng Sơn rồi mới qua Cao Bằng, sau đó sẽ về Hà Nội qua đường Bắc Kạn - Thái Nguyên, tạo thành 1 cung đường tròn

Ngày 1: Hà Nội - Lạng Sơn - Mẫu Sơn

Ngày đầu tiên, xuất phát từ Hà Nội các bạn đi theo đường Lạng Sơn rồi đi tiếp lên đỉnh Mẫu Sơn, tối ngủ tại Mẫu Sơn

Ngày 2: Mẫu Sơn - Thất Khê - Tp Cao Bằng - Trùng Khánh

Buổi sáng có thể dành chút thời gian khám phá đỉnh Mẫu Sơn, tiếp đó các bạn từ Mẫu Sơn đi Đồng Đăng rồi sang Thất Khê để đi Cao Bằng. Dọc đường này có một số địa điểm du lịch ở Lạng Sơn như Bia Thuỷ Môn Đình, cửa khẩu Hữu Nghị, Đền Mẫu Đồng Đăng mà các bạn có thể sắp xếp ghé thăm luôn. Qua Tp Cao Bằng các lên thẳng Trùng Khánh để hôm sau đi Bản Giốc cho tiện nhé.

Ngày 3: Trùng Khánh - Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao - Tp Cao Bằng - Quốc lộ 3 - Hồ Ba Bể

Ngày này các bạn dạo chơi Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, một số địa điểm du lịch gần đó rồi khoảng đầu giờ chiều đi ngược theo QL 3 về Ba Bể, tối ngủ Ba Bể

Ngày 4: Ba Bể - Hà Nội

Dành khoảng nửa ngày để khám phá Ba Bể rồi sau đó từ đây đi ngược về Hà Nội

Tìm trên Google

  • kinh nghiệm du lịch Thác Bản Giốc 2021
  • du lịch Thác Bản Giốc tháng 8
  • tháng 8 Thác Bản Giốc có gì đẹp
  • review Thác Bản Giốc
  • hướng dẫn đi Thác Bản Giốc tự túc
  • ăn gì ở Thác Bản Giốc
  • phượt Thác Bản Giốc bằng xe máy
  • Thác Bản Giốc ở đâu
  • đường đi tới Thác Bản Giốc
  • chơi gì ở Thác Bản Giốc
  • đi Thác Bản Giốc mùa nào đẹp
  • địa điểm chụp ảnh đẹp Thác Bản Giốc
  • homestay giá rẻ Thác Bản Giốc
See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply