Trong biên bản xử phạt thường có ghi thời gian nộp phạt. Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào? Mobitool xin trả lời theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và văn bản pháp luật liên quan khác.
1. Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
Theo khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
=> Trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận được quyết định/biên bản xử phạt thì người vi phạm có nghĩa vụ thực hiện việc nộp phạt
Điều 78 luật này quy định: nếu trong thời hạn nêu trên mà người vi phạm không thực hiện theo quyết định (nộp phạt) thì sẽ bị áp dụng các chế tài sau:
- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;
- Phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.
=> Số tiền nộp phạt khi chậm nộp sẽ được tính theo công thức:
Số tiền nộp phạt = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp).
2. Cách tính ngày chậm nộp phạt
Số tiền nộp phạt bạn phải nộp (bao gồm cả tiền chậm nộp phạt) được tính phụ thuộc vào số ngày chậm nộp.
Vậy số ngày chậm nộp được tính thế nào?
Theo quy định tại điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 105/2014/TT-BTC thì:
Số ngày chậm nộp tiền phạt gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày người vi phạm nộp phạt.
Cụ thể:
- Trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì ngày tính tiền nộp chậm là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày giao nhận quyết định xử phạt;
- Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền nộp chậm là sau 10 ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ;
- Trường hợp không có xác nhận ngày giao nhận quyết định, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ, nhưng không do cố tình không nhận quyết định xử phạt thì ngày tính tiền nộp chậm là sau 12 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
- Trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thông báo cho Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt về thời điểm được coi là giao quyết định xử phạt để tính tiền chậm nộp phạt.
3. Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông để không bị phạt
Vậy, người vi phạm phải nộp phạt trong thời gian nào để không bị phạt?
Người vi phạm để tránh bị phạt tiền nộp chậm thì nên nộp phạt theo các thời điểm sau:
- Thời gian ghi trong giấy phạt, biên bản, quy định xử phạt (thời gian này có thể ít hơn 10 ngày kể từ ngày bạn vi phạm và nhận được quyết định xử phạt)
- 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt
4. Nộp phạt giao thông ở đâu?
Người vi phạm nộp phạt bằng cách nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
- Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
- Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó, ngoài các hình thức nộp phạt nêu trên, hiện tại, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
5. Không nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
Không nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt nào?
Để biết thêm các hình thức xử phạt mà người vi phạm có thể bị áp dụng khi không nộp phạt vi phạm giao thông, mời các bạn đọc bài: Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?
Trên đây, Mobitool đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề “Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài liên quan:
- Các lỗi vi phạm giao thông có thể nộp phạt tại chỗ và mức phạt cụ thể 2021
- Hình thức xử phạt hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông
- Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2021 bị xử lý thế nào?
- Thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông 2021
- Lỗi lái xe gây tai nạn chết người
Trong biên bản xử phạt thường có ghi thời gian nộp phạt. Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào? Mobitool xin trả lời theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và văn bản pháp luật liên quan khác.
1. Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
Theo khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
=> Trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận được quyết định/biên bản xử phạt thì người vi phạm có nghĩa vụ thực hiện việc nộp phạt
Điều 78 luật này quy định: nếu trong thời hạn nêu trên mà người vi phạm không thực hiện theo quyết định (nộp phạt) thì sẽ bị áp dụng các chế tài sau:
- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;
- Phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.
=> Số tiền nộp phạt khi chậm nộp sẽ được tính theo công thức:
Số tiền nộp phạt = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp).
2. Cách tính ngày chậm nộp phạt
Số tiền nộp phạt bạn phải nộp (bao gồm cả tiền chậm nộp phạt) được tính phụ thuộc vào số ngày chậm nộp.
Vậy số ngày chậm nộp được tính thế nào?
Theo quy định tại điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 105/2014/TT-BTC thì:
Số ngày chậm nộp tiền phạt gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày người vi phạm nộp phạt.
Cụ thể:
- Trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì ngày tính tiền nộp chậm là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày giao nhận quyết định xử phạt;
- Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền nộp chậm là sau 10 ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ;
- Trường hợp không có xác nhận ngày giao nhận quyết định, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ, nhưng không do cố tình không nhận quyết định xử phạt thì ngày tính tiền nộp chậm là sau 12 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
- Trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thông báo cho Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt về thời điểm được coi là giao quyết định xử phạt để tính tiền chậm nộp phạt.
3. Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông để không bị phạt
Vậy, người vi phạm phải nộp phạt trong thời gian nào để không bị phạt?
Người vi phạm để tránh bị phạt tiền nộp chậm thì nên nộp phạt theo các thời điểm sau:
- Thời gian ghi trong giấy phạt, biên bản, quy định xử phạt (thời gian này có thể ít hơn 10 ngày kể từ ngày bạn vi phạm và nhận được quyết định xử phạt)
- 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt
4. Nộp phạt giao thông ở đâu?
Người vi phạm nộp phạt bằng cách nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
- Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
- Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó, ngoài các hình thức nộp phạt nêu trên, hiện tại, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
5. Không nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
Không nộp phạt vi phạm giao thông thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt nào?
Để biết thêm các hình thức xử phạt mà người vi phạm có thể bị áp dụng khi không nộp phạt vi phạm giao thông, mời các bạn đọc bài: Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?
Trên đây, Mobitool đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề “Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài liên quan:
- Các lỗi vi phạm giao thông có thể nộp phạt tại chỗ và mức phạt cụ thể 2021
- Hình thức xử phạt hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông
- Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2021 bị xử lý thế nào?
- Thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông 2021
- Lỗi lái xe gây tai nạn chết người