Cây lược vàng có tác dụng gì trong chữa bệnh và làm đẹp?

Or you want a quick look: Cây lược vàng là cây gì? Tìm hiểu chung về cây lược vàng

Cây lược vàng có tác dụng gì trong chữa bệnh và làm đẹp? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Cây lược vàng là cây gì? Tìm hiểu chung về cây lược vàng

Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), cây lược vàng còn có tên là (địa) lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm. Đây là loại thảo mộc ưa bóng râm. Ở ngoài trời, loài cây này được tìm thấy ở nơi có khí hậu ấm và trong bóng râm.

Cây lược vàng (hay còn gọi là lan rũ, cây bạch tuộc, giả khóm, lan vòi…) có tên khoa học là Callisia fragrans thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Loại cây này theo tài liệu của Nga thì có nguồn gốc từ Nam Mỹ và đã được trồng khắp thế giới hơn 100 năm. Lược vàng thộc cây thân thảo, lá sáp. Thân của cây có thể phát triển tới khoảng 1 mét và lá có thể dài đến 25cm. Nếu lá dài, tiếp xúc mạnh với ánh sáng mặt trời thì sẽ có màu tím thay vì màu xanh thường thấy.

Lá cây lược vàng thuộc loại lá đơn, gân lá song song, phiến lá có hình ngọn giáo. Hoa của cây có mùi thơm nhẹ, thường xếp thành 1 trục dài và cong thành chùm. Cụm hoa thường gồm khoảng 6 đến 12 hoa, có màu trắng, cuống hoa dài khoảng 1,5 x 3mm.

READ  Google Dịch - Học Điện Tử

Cây lược vàng sử dụng được bộ phận nào?

Hầu hết các bộ phận của cây lược vàng bao gồm lá, thân và rễ đều có thể sử dụng để làm dược liệu. Các bộ phận này có thể thu hái quanh năm.

Thông thường lá cây lược vàng được hái vào lúc sáng sớm là tốt nhất để có thể đảm bảo được dược tính. Đây cũng là bộ phận mang lại nhiều công dụng nhất. 

Sau khi thu hái các bộ phận của cây lược vàng, người ta sẽ đem đi rửa sạch, sau đó có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng dần.

Thành phần hóa học của cây lược vàng

Một số nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng thành phần hóa học trong cây lược vàng có thể ứng dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là thành phần hóa học của loại cây này:

  • Một số loại flavonoid như kaempferol isoorientin, quercetin.
  • Sulfolipid, triacyglyceride, di galactosyl glyceride thuộc nhóm lipid.
  • Một số axit hữu cơ.
  • Nhóm acid béo paraffinic và olefinic.
  • Sắc tố carotenoid và chlorophyll.
  • Phytosterol.
  • Một số nguyên tố vi lượng khác như Fe, Cr, Ni, Cu.
  • Các loại vitamin như PP, B2.

Nhờ những thành phần hóa học kể trên mà cây lược vàng có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu đờm, tiêu viêm, lợi thủy… Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu còn phát hiện hoạt chất Flavonoid, vitamin C, P trong loại cây này còn có khả năng làm bền mạch máu.

Hơn nữa nhờ thành phần Quercetin mà cây lược vàng cũng có khả năng chống oxy hóa cao. Hoạt chất này được biết đến là có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và các khối u.

Cây lược vàng có tác dụng gì? Công dụng của cây lược vàng là gì?

Tác dụng cây lược vàng  

  • Hỗ trợ các bênh về răng miệng: Cây lược vàng có thể giảm đau nhức răng hiệu quả nhờ các chất kháng viêm tự nhiên trong thành phần của nó. Người bị đau răng có thể nhai trực tiếp lá của cây lược vàng để khắc phục tình trạng viêm, nhiệt miệng, đau nhức răng miệng…
  • Trị mụn nhọt: Nhờ thành phần vitamin B2 và PP mà loại cây này có thể mang đến những hiệu quả tích cực trong việc trị mụn. Bên cạnh đó những hoạt chất trong cây lược vàng như triacyglyceride, quercetin hay paraffinic cũng có tác dụng tích cực trong việc đào thải độc tố, làm giảm viêm nhiễm trên da.
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp: Làm giảm đau nhức xướng chính là một trong những tác dụng của cây lược vàng ngâm rượu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng lá lược vàng tươi để cải thiện điều này thay vì dùng rượu ngâm lược vàng.
  • Hỗ trợ chữa ho: Theo nhiều nhà khoa học, cây lược vàng được đánh giá có tác dụng như một loại thuốc kháng viêm, kháng virus. Do đó, sử dụng cây lược vàng có thể làm giảm các triệu chứng viêm họng, ho rất tốt.
READ  Lịch sử lớp 4 Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê

Tác dụng của cây lược vàng trong làm đẹp

Nhờ tác dụng kháng viêm tự nhiên mà nhiều hãng dược mỹ phẩm đã dùng chiết xuất của cây lược vàng để cải thiện tình trạng viêm hay mụn nhọt trên da.

Bên cạnh đó loại cây này cũngcó khả năng tăng cường nội tiết tố giúp chị em có thể duy trì vóc dáng và giúp da khỏe mạnh hơn.

Cây lược vàng chữa được những bệnh gì? Cách sử dụng cây lược vàng

Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh vảy nến từ cây lược vàng

  • Bài thuốc 1: Bạn chuẩn bị 5 đến 6 lá lược vàng rồi đem rửa sạch và đun với 2 bát nước. Sau khi nước sôi, bạn tiếp tục đun bằng lửa nhỏ li riu cho đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Bạn dùng nước chia làm 2 lần và sử dụng uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Bạn dùng 4 đến 6 lá lược vàng tươi rửa sạch rồi đem đi giã nát và vắt lấy nước để uống dần. Ngoài ra, bạn có thể lấy bã lược vàng chà nhẹ lên vùng da bị viêm hoặc vảy nến nhé.

Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm họng bằng lược vàng

  • Bài thuốc 1: Bạn chuẩn bị 3 đến 4 lá lược vàng sau đó đem rửa sạch và thái nhỏ. Tiếp theo, bạn nhai trực tiếp lá lược vàng trong khoảng 10 phút để các tinh chất trong lá tiết ra. Mỗi ngày nên nhai khoảng 3 lần, kiên trì trong nhiều ngày là sẽ cải thiện được tình trạng viêm họng.
  • Bài thuốc 2: Dùng 50 gam lá lược vàng (loại lá bánh tẻ không quá già mà cũng không quá non) rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt để uống hàng ngày. Khi uống bạn nhớ cho thêm vài giọt giấm chuối vào khuấy đều lên uống. Mỗi ngày uống 1 lần, uống liên tục trong 5 ngày thì dừng lại. Ngừng uống 5 ngày trước khi bắt đầu uống đợt thuốc.
READ  Soạn Sinh 9 Bài 13: Di truyền liên kết | Vuidulich.vn

Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày bằng lược vàng

Bạn giã nhuyễn lá lược vàng, sau đó vắt lấy nước và trộn nước ép lá lược vàng với mật gấu. Sử dụng hỗn hợp này để uống sau bữa ăn.

Lưu ý: Không nên lạm dụng lá lược vàng với liều lượng lớn, đề phòng trường hợp làm tụt huyết áp.

Cây lược vàng có tác dụng gì

(Nguồn tham khảo: https://soyte.namdinh.gov.vn/ & Viện nghiên cứu Y khoa Mecare)

Hi vọng rằng qua bài viết bày bạn đã biết được cây lược vàng có tác dụng gì trong chữa bệnh và làm đẹp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website Mobitool để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

Tham khảo thêm:

  • Nụ hoa tam thất có tác dụng gì? 8 tác dụng của nụ hoa tam thất
  • Rau ngổ (rau ngò ôm) có tác dụng chữa bệnh gì?
  • 10 tác dụng của quả mâm xôi (phúc bồn tử) với sức khỏe
  • 10 Tác dụng của tinh bột nghệ với sức khỏe và làm đẹp
  • Cây hương thảo rosemary là cây gì? Có tác dụng gì? Cách trồng cây hương thảo tại nhà
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply