Or you want a quick look: 1. Cây Kim Ngân
Cây cảnh mini nên mua loại nào để vừa đẹp, vừa hợp phong thủy? 18 loại cây để bàn dưới đây sẽ góp phần mang lại may mắn, “hút tài lộc” vào không gian sống và làm việc của bạn.
Có thể nói, sự hiện diện của cây xanh không chỉ giúp điều hòa không khí, tô điểm nét xanh tươi mới mà còn mang theo ý nghĩa phong thủy, giúp mang lại tài lộc cho gia chủ. Không những thế nếu bạn đang muốn trang trí cho căn phòng nhỏ của mình hoặc làm mới bàn làm việc thì những loại cây cảnh dưới đây là lựa chọn vô cùng thích hợp. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo nhé!
1. Cây Kim Ngân
Kim ngân là loại cây được đánh giá cao về phong thủy, mang lại may mắn, giàu có cho người sở hữu. Kim ngân thích hợp với khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Cây to có thể đặt ngoài trời, trước hiên nhà, cây nhỏ trồng trong chậu để đặt trên bàn. Hiện nay, loài cây có cái tên mang ý nghĩa “tiền vàng” này ngày càng được lựa chọn để trang trí nội thất ở nhiều nơi trên thế giới.
Cây có hai loại chính là kim ngân xoắn và kim ngân thẳng. Dựa theo cách trồng có thể phân loại là kim ngân chậu gốm và kim ngân thủy sinh (kim ngân trồng trong nước, không cần tưới). Cả 2 loại này đều có lá và rễ như nhau. Chỉ khác nhau ở phàn thân. So sánh giữa 2 loài này thì kim ngân xoắn sẽ đẹp hơn kim ngân đứng bình thường. Kim ngân có nhiều kích cỡ.
Đặc điểm của cây kim ngân:
Một cây kim ngân để bàn có kích thước khoảng 15 - 20 cm. Cây lớn nhất cao tới 6 mét, cây dẻo dai bền chắc. Lá kim ngân xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm. Một số tài liệu ghi chép thì cây nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng, đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục với 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm.
Quả kim ngân có hình oval giống như quả trứng, đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt. Quả khô nứt rụng ra khoảng 10 - 20 hạt. Tuy nhiên có thể ở môi trường và điều kiện không phù hợp mà rất hiếm khi thấy kim ngân nở hoa. Một chậu kim ngân nhỏ xinh có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngân, hoặc gắn lên đó chiếc nơ trang trí, sẽ trở thành món quà, món đồ trang trí rất ý nghĩa.
Ý nghĩa cây kim ngân phong thủy:
Trong phong thủy cây giúp mang lại nhiều tiền tài, đồng thời gìn giữ tài sản cho gia chủ. Có thể nói trong phong thủy về cây thì cây Kim Ngân luôn là lựa chọn tốt nhất vì cây hợp tất cả các mệnh, các tuổi. Ngũ hành không xung khắc và thêm 3 yếu tố phong thủy chính đầy thu hút:
- Ngũ lộc phát: cây có tán đều 5 lá mang ý nghĩa ngũ lộc phát. Ngũ lộc chính là “tiền”, ”tài” , ”lộc”, ”tấn”, ”phát“. Hội tụ đủ 5 yếu tố về phong thủy trên cây chỉ trong một chậu cây. Đó cũng chính là lý do khiến cây kim ngân ngày càng được nhiều người yêu thích.
- Về khí: cây Kim Ngân còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
- Trong công danh sự nghiệp: cây mang lại may mắn về tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiến. Mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Cách chăm sóc cây kim ngân:
Cũng giống như các loài cây cảnh mini và cây để bàn khác. Cây kim ngân cũng có những yêu cầu về chăm sóc riêng.- Nhiệt độ: Cây sống được ở nhiệt độ từ 4°C - 35°C nhưng nhiệt độ phát triển tốt nhất là ở nhiệt độ 18°C đến 26°C. Mức nhiệt độ này thường là trong văn phòng hoặc nhà ở nơi có khí hậu tương đối mát mẻ và dễ chịu. Không khí nơi để cây có thể tháng hoặc không thoáng khí đều được vì tính lọc không khí của cây rất cao.- Ánh sáng: Cây thuộc loại sinh trưởng và phát triển tốt, có thể thích nghi với mọi môi trường nên ta có thể để chúng trong môi trường ánh sáng nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên đều được.- Dinh dưỡng: Để cây phát triển khỏe mạnh, chúng ta cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách đều đặn, nhưng dinh dưỡng ở đây có thể là những viên thuốc B1 hoặc phân bón chậm tan (một loại phân bón được ép thành cục, rất sạch và không có mùi). Khi dùng chất dinh dưỡng như vậy ta sẽ có một chậu cây kim ngân đẹp, đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng vẫn dữ được sạch sẽ cho không gian.
Tưới cây: một tuần tưới từ 2-3 lần. Để cây trong môi trường có ánh sáng tốt và nhiệt độ từ 27*C-40*C.
Đặt cây Kim Ngân ở đâu trong nhà?
Thuộc dòng cây phong thủy nên việc chọn vị trí đặt cây kim ngân để tốt cho phong thủy cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số chú ý khi chọn vị trí để cây hi vọng sẽ giúp cho các bạn chọn được một chậu cây và vị trí để cây thích hợp cho mình.
- Trên bàn làm việc: Chậu kim ngân khi để trên bàn làm việc mang lại may mắn cho công việc của bạn. Sự nghiệp ngày càng phát đạt và mối quan hệ với đồng nghiệp, với sếp sẽ trở lên tốt hơn. Từ đó giúp cho bạn ngày càng thăng tiến hơn trong sự nghiệp.
- Trên bàn phòng khách hoặc trên cửa sổ: Xét về tính phong thủy, những cây lá tròn như cây trường sinh, cây lan ý giúp giữ sinh khí trong nhà, bảo vệ ngôi nhà. Còn những cây lá dài như cây kim tiền và kim ngân, cây lưỡi hổ sẽ như người gác cửa bảo vệ những điều xấu vào ngôi nhà.
- Trên quầy thu ngân, trước cửa hàng, cửa tiệm: Với ý nghĩa may mắn hút tiền bạc cây sẽ mang lại phong thủy tốt cho công việc kinh doanh, buôn bán của bạn. Khách hàng nhờ đó mà tới nườm nượp, tiền vào như nước.
Làm quà tặng: Cây kim ngân xoắn vốn được biết đến là cây mang lại nhiều may mắn và tài lộc, khi bạn tặng một người đồng nghiệp, một người bạn chắc chắn người đó sẽ rất cảm kích vì bạn đã mang đến cho họ sự may mắn và hạnh phúc.
2. Cây Kim Tiền
Cây Kim Tiền có đặc điểm nổi bật là phần lá xanh thẫm, to khoảng ngón tay cái mọc đối xứng hai bên cành lá. Các nhánh to khoẻ vươn lên cao, sống tốt cả trong môi trường thiếu ánh sáng và không khí. Kim tiền được xem là loại cây “phú quý” có tác dụng “phát tài phát lộc” nhờ đặc điểm sinh sôi và không ngừng phát triển các nhánh.
Đặc điểm của cây kim tiền:
Cây Kim tiền hay còn được gọi là cây kim tiền lộc - cây kim phát tài, thuộc họ cây rễ chùm, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, mọng nước, gốc phình to. Rễ cây phát triển tốt biến thành các củ rễ. Cây kim phát tài có lá kép dạng to, cuống lá ngắn, phiến lá dày màu xanh thẫm, sáng bóng, rất đẹp, một cây thường có tuổi thọ từ 5 -7 năm. Trong khoảng thời gian đó nếu cây được chăm sóc tốt chúng sẽ lớn khỏe và đẻ ra các nhánh cây con từ thân cây mẹ. Ta có thể tách những nhánh con đó để trồng thành một chậu cây kim tiền để bàn nho nhỏ mới.
Chính vì đặc điểm phát triển mạnh và màu sắc lá cây rất tươi tắn, nên người ta tin rằng những ai sở hữu loại cây này sẽ có được sự thịnh vượng, may mắn và tiền tài. Vì vậy mà cây kim phát tài luôn là lựa chọn số một cho các phòng khách, phòng hội họp, văn phòng công sở, nhà hàng, khách sạn, hoặc dùng làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương…
Ý nghĩa cây kim tiền trong phong thủy:
Ngay từ tên gọi ta đã dễ dàng thấy được ý nghĩa cây kim tiền. Cây mang lại nhiều may mắn, tiền bạc cho chủ nhân. Hơn nữa loài cây này có lá kép song song nhau. Trong phong thủy tượng trưng cho sự đồng hành, phát triển - dĩ hòa, vi quý. Trong môi trường công sở cây giúp cho mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp tốt hơn rất nhiều.
Cây Kim Tiền còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
Trong công danh sự nghiệp cây mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiếng mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hàng, cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Đặt cây kim tiền để bàn ở đâu?
Vị trí đặt cây kim tiền rất quan trọng với sự phát triển của cây. Cây có tính ưa sáng và những không gian thoáng. Nên hãy chọn vị trí đặt cây trên bàn làm việc, phòng khách, gần cầu thang, hành lang, bàn học, quầy thu ngân… Không nên để ở những nơi tối, cây sẽ quang hợp chậm và các lá cây không được xanh tươi. Như vậy cây sẽ giảm đi phần nào vẻ đẹp.
Cây kim tiền để bàn hợp tuổi nào?
Câu trả lời là cây kim tiền hợp tuổi tý. Người hợp tuổi tý mua cây, sự nghiệp, tiền tài sẽ lên như diều gặp gió. Nhưng những tuổi khác thì sao? Tuy cây kim tiền hợp tuổi tý nhưng không phải không hợp với những tuổi khác , chỉ là với tuổi tý cây hợp nhất thôi. Tóm lại dù cho bạn có ở độ tuổi nào hay cung nào đi chăng nữa thì Cây kim phát tài này vẫn là loài cây mang lại phú quý hàng đầu cho bạn.
Cách chăm sóc cây kim tiền để bàn
Cây kim tiền lộc hay kim phát tài là loại cây rất dễ sống không cần đòi hỏi phải chăm sóc quá kỹ lưỡng, hơn nữa cây rất ít sâu bệnh và phát triển mạnh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ giúp cây phát triển tốt nhất là từ 15°C- 30°C. Trong khoảng nhiệt độ này cây phát triển tốt, lá cây xanh tươi, các chồi non mọc lên nhanh chóng.
- Ánh sáng: Cây thuộc dòng cây ưa sáng nên để cây phát triển nhất. Ta nên cho cậu bạn này có ánh sáng tốt để quang hợp. Không nhất thiết là ánh sáng mặt trời, bạn có thể dùng áng sáng nhân tạo như ánh đèn điện, đèn led đều được.
- Dinh dưỡng: Cây có nhu cầu dinh dưỡng cũng giống như động vật vậy. Một tháng bạn hãy nhớ bón cho cây hai đến ba viên thuốc B1 hoặc 3 hạt phân bón chậm tan nhé. Như vậy sẽ giúp cây duy trì sự phát triển nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ cho không gian.
- Nước tưới: Để cây phát triển tốt, bạn nên tưới cây một tuần 2 - 3 lần vào những khi trời mát ví dụ như trời vừa mưa xong, sáng sớm hoặc chiều tối. Không nên tưới cây và lúc trời nắng nóng sẽ làm cây dễ bị sốc nhiệt.
NHÂN GIỐNG: Cây Kim Tiền là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống đúng vào lúc thay chậu. Thời điểm đó thường diễn ra vào mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Sau khi bụi đã đủ lớn thì có thể chuyển sang trồng bằng nước.
Cây Kim Tiền để trong nhà sẽ khá bất tiện để tưới cây, vì bạn phải tưới cẩn thận thì nước mới không văng ra nhà. Để tránh trường hợp này, bạn có thể sắm cho em ấy một chiếc chậu cây tự bơm nước tưới. Bạn có thể mua chậu cây tự tưới chính hãng với giá phải chăng tại đây.
3. Cây Si Nhật
Cây si Nhật còn được gọi là cây si bonsai để bàn, cây sanh để bàn. Không giống như những cây si to lớn được trồng ở những công trình kiến trúc. Cây si Nhật nhỏ gọn thích hợp để trên bàn làm việc, bàn phòng khách. Làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng của ngôi nhà bạn.
Đặc điểm của cây Si Nhật:
Lá cây có hình oval nhọn dần về cuối lá. Lá cứng và nhỏ hơn các loại si thường thấy. Lá cây có tác dụng lọc không khí rất tốt.
Thân cây có chiều cao từ 20-30cm thường được dùng làm cây cảnh để bàn làm việc. Cây có chiều cao từ 50cm trở nên sẽ được dùng làm cây nội thất. Thân cây si thuộc dòng thân gỗ, các cành, các gốc được uốn dạng bonsai tuyệt đẹp.
Rễ cây rất mạnh khỏe nên ngoài việc trồng cây trong đất bằng các chậu gốm, chậu sứ thì cây còn được trồng thủy sinh. Rễ cây cũng thích nghi rất tốt trong môi trường thủy sinh. Đặc biệt khi nuôi thủy sinh cây không cần tưới nhiều.
Cây si Nhật không có hoa như những cây khác. Người ta chơi cây là vì dáng cây đẹp, vậy nên khi chọn cây hãy chọn một chậu có dánh uốn lượn đẹp nhất nhé.
Cây si Nhật lọc không khí bảo vệ sức khỏe hô hấp, làm trong sạch môi trường.
Tác dụng của cây Si Nhật:
- Cây si để bàn có màu xanh tươi giúp trang trí không gian làm việc thêm đẹp và sang trọng hơn. Tạo động lực làm việc.
- Lá cây si Nhật có màu xanh được NASA nghiên cứu giúp tăng thêm 20% trí nhớ và tăng 15% sự tập trung trong công việc.
- Chất diệp lục trong lá cây giúp hấp thụ các tia bức xạ có hại từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, bảo vệ tốt cho mắt và sức khỏe.
- Cây si nhật lọc không khí, hút chất bụi bẩn và thải ra khí Oxi giúp không khí trong lành hơn.
Ý nghĩa của cây si Nhật:
Cây si Nhật trong phong thủy có dáng tựa tháp trụ thể hiện sự chắc chắn. Trong phong thủy cây si để bàn mang ý nghĩa thần dữ của, dữ tiền bạc trong nhà. Bảo vệ gia chủ khỏi những điều xấu.
Cây si nhật hợp mệnh gì? Cây si hợp mệnh mộc, mệnh hỏa, mệnh thủy, và mệnh thổ. Những người mang mệnh này khi trồng cây si nhật sẽ gặp nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Công việc thăng tiến trông thấy.
Cách chăm sóc cây Si Nhật:
Cây Si Nhật có cách chăm sóc vô cùng dễ dàng. Vì lọc khí và hút bụi tốt nên lá hay bị bẩn thi thoảng bạn có thể dùng khăn ướt để lau lá.
- Ánh sáng: Cây Si Nhật thuộc loại cây để bàn văn phòng. Chính vì thế nó có thể sống được ở trong môi trường máy lạnh, thiếu ánh sáng. Chỉ cần ánh sáng đèn huỳnh quang cũng có thể sống được. Tuy nhiên thiếu nắng thì lá cây sẽ không xanh đậm mà sẽ nhạt dần tùy theo mức độ thiếu sáng tới đâu. Tốt nhất là nên để cây si cảnh mini ở cửa sổ, hành lang những nơi có ánh sáng chiếu tới nhưng tránh được ánh nắng gắt.
- Nước: trồng Cây Si Nhật thủy sinh rất đơn giản. Khi nào bình hết nước thì đổ đầy nước vào trong bình là được. Nếu là nước máy thì nên để 1 ngày cho bốc hơi hết mùi clo. Khi đổ nước vào bình bạn nên đổ qua, đổ lại để tạo không khí cho nước. Khi nước đục là có thể do nhiều rễ bị thối, cần thay nước và bỏ rễ thối đi là được. Để cây phát triển mạnh có thể cho một vài giọt dung dịch thủy sinh khi bạn thay nước mới.
4. Cây Tùng Bồng Lai
Tùng Bồng Lai là cây mộc, thân và cành cây có độ mềm và tựa dáng bonsai. Thân cây tùng bồng lai không chỉ mọc thẳng thành một dáng. Một số cây đẹp còn có nhiều thế khác nhau tạo thành các dáng rất thích mắt. Đó cũng là lý do khiến người ta ưa chuộng những cây bonsai tùng bồng lai hơn cả.
Lá cây tùng bồng lai nhỏ, thuộc họ lá kim. Các lá tạo thành tán, các tán bao quanh thân cây theo dạng tròn đều, làm cho cây tùng bồng lai toát lên một vẻ đẹp cổ kính hài hòa. Rễ cây tùng bồng lai rất dài và sâu vì trong điều kiện tự nhiên cây tùng sống trên các mỏm đá nơi khí hậu khắc nghiệt, ít dinh dưỡng nên cần có bộ rễ dày và dài để hút được dinh dưỡng từ sâu trong các lớp đá.Tuổi thọ cây Tùng Bồng Lai : 2-3 năm.
Kích thước của cây Tùng Bồng Lai:
Một cây Tùng Bồng Lai để bàn trung bình có độ cao từ 20-30 cm tùy thuộc vào tư thế và độ tuổi của cây. Đường kính của cây là 10-18 cm, nhỏ gọn, hợp với không gian làm việc và trưng bày trên bàn phòng khách.
Cây tùng bồng lai có tác dụng đuổi muỗi và hút tia bức xạ có hại từ thiết bị máy tính, điện thoại bảo vệ tốt cho sức khỏe.
Ý nghĩa và tác dụng của cây Tùng Bồng Lai:
- Sự mạnh mẽ kiên cường: Cũng vì môi trường sống từ xa xưa của cây Tùng Bồng Lai là trên các mỏm đá và nơi địa hình hiểm trở, nắng gió quanh năm nên cây cần có sức sống rất khỏe để thích nghi với sự khắc nghiệt đó.
- Phòng chống sốt xuất huyết : Ngay từ thời kháng chiến chống Pháp, khi lên rừng những nơi có cây tùng, người ta đã phát hiện ở đó không có dấu hiệu sinh sống của loài muỗi. Qua một thời gian nghiên cứu người ta đã chứng minh rằng nhựa của cây Tùng Bồng Lai có tác dụng đuổi muỗi và chống sốt xuất huyết cho con người rất tốt.
- Hút tia bức xạ có hại từ máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử có hại khác.
- Là vật trưng bày tạo sự sang trọng, tô điểm thêm không gian làm việc và học tập.
- Mang lại không gian xanh, thoáng mát hơn cho cả gia đình.
- Là món quà ý nghĩa tặng sếp, đồng nghiệp, bạn bè và người yêu…
Ý nghĩa phong thủy cây Tùng Bồng Lai:
Cây tùng bồng lai để bàn được xếp vào danh mục cây cao quý. Cây mang lại nhiều sức khỏe, thịnh vượng tài lộc cho người trồng (trích từ sách phong thủy năm 2015).
Cây tùng bồng lai hợp mệnh gì? Người mang các mệnh hỏa, kim, thổ, mộc khi có một cây tùng bồng lai để bàn sẽ phất lên như diều gặp gió, được nhiều quý nhân phù trợ, làm ăn sớm phát tài.
Vị trí đặt cây Tùng Bồng Lai:
Tùng bồng lai đặt trên bàn làm việc, bàn học: hãy ưu tiên để cây tùng bồng lai ngay bên cạnh máy tính của bạn vì cây hấp thụ tia bức xạ rất tốt, giúp mắt bạn đỡ mỏi hơn mỗi khi phải tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại. Giảm các nguy cơ ung thư.
Tùng bồng lai để trong nhà: nên đặt là trên bàn phòng khách, cạnh tivi, trong nhà vệ sinh cạnh bồn rửa mặt hoặc cạnh giường ngủ, những nơi thường xuyên có muỗi sinh sống.
Làm sao để mua được cây Tùng Bồng Lai đẹp?
- Lá cây: Cần lựa chọn những cây có lá xanh tươi, không bị khô héo. Các tán lá đều nhau, không bị dính vào nhau hay thưa nhau quá như vậy cây sẽ xấu.
- Thân cây: Thân cây mềm, dẻo không bị sâu bệnh, các cành cây không bị khô. Các cành tỏa đều ra 4 hướng làm cho cây có tư thế cân bằng ở cả 4 góc nhìn.
- Rễ cây : Bộ rễ cây phải dài và khỏe cắm chắc xuống đất, một cọc rễ cây trung bình có độ dài bằng hoặc gấp 1,5 lần so với thân cây Tùng Bồng Lai.
Khi mua cây tùng bồng lai, hãy chú ý tới các chi tiết của lá cây, thân cây sao cho hài hòa và không sâu bệnh.
Cách chăm sóc cây Tùng Bồng Lai:
Lọài cây này rất dễ chăm sóc và không cần quá cầu kỳ.
- Nước tưới: 1 tuần tưới 2-3 lần cân đối vào các mùa khác nhau sao cho đất cây không quá khô cũng không quá ướt, luôn duy trì đủ độ ẩm.
- Ánh sáng: Cây có thể sống tốt trong mọi môi trường ánh sáng dù là tự nhiên hay nhân tạo, chỉ cần có ánh sáng là cây đã có thể quang hợp và phát triển xanh tốt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ sống tốt nhất cho cây là từ 15 - 35 độ C.
- Dinh dưỡng: Cây Tùng Bồng Lai để bàn được trồng trong chậu nhỏ có lượng đất khá ít nên sau khoảng 2 - 3 tháng bạn nên cho vào gốc cây một chút phân bón chậm tan hoặc vài viên B1, như vậy khiến cho cây xanh tốt hơn. Và tốt nhất là sau 5 tháng bạn nên thay đất cho cây 1 lần.
Ngọc ngân không chỉ đẹp ở những phiến lá xanh pha đốm trắng mà còn rất mạnh khỏe bởi bộ rễ vững chắc, mang đến sự hài hòa cho loại cây này. Người ta tin rằng, trưng bày một chậu ngọc ngân trên bàn làm việc hay phòng khách sẽ đem đến nhiều bổng lộc. Hơn nữa, cây rất ưa bóng râm và thích nghi tốt với môi trường máy lạnh trong văn phòng.
5. Cây Ngọc Ngân
Cây Ngọc Ngân hay còn được gọi với cái tên hoa mỹ là cây Valentine. Nguồn gốc của loài cây này không nơi đâu xa lạ chính là đất nước bạn Campuchia. Cây được lai tạo bởi nhà thực vật học của nước này vào năm 1982. Cây được lại tạo từ cây Phú Quý nên có nhiều người gọi Cây Ngọc Ngân là cây Phú Quý Xanh.
Cây ngọc ngân với màu sắc tươi sáng giống như hạt Ngọc trong lá cây. Lựa chọn tuyệt vời khi chọn cây để bàn.
Đặc điểm của cây Ngọc Ngân:
Lá cây Ngọc Ngân có hình oval nhọn dần về cuối lá. Thân lá có các đốm trắng nhỏ khi chiếu ánh sáng qua sẽ có màu sắc long lanh. Thật giống như ngân lượng khi gặp sáng chiếu vào. Đó cũng chính là lý do để cây được gọi là cây Ngọc Ngân.
Thân cây Ngọc Ngân có chiều cao từ 20-30cm thường được dùng làm cây cảnh để bàn làm việc. Cây có chiều cao từ 50cm trở nên sẽ được dùng làm cây nội thất. Thân cây thuộc dòng thân thảo.
Rễ cây rất khỏe nên ngoài việc trồng cây trong đất bằng các chậu gốm, chậu sứ thì cây còn được trồng thủy sinh. Đặc biệt khi nuôi thủy sinh cây không cần tưới nhiều.
Hoa cây Ngọc Ngân có màu trắng. Cây Ngọc Ngân nở hoa báo hiệu sự may mắn, hạnh phúc, thăng tiến trong công việc. Cây Ngọc Ngân ra hoa nhiều mùa trong năm, khiến chậu cây quanh năm đua hoa nở rộ.
Ý nghĩa cây Ngọc Ngân:
Cây Ngọc Ngân có ý nghĩa gì? Từ Ngọc Ngân: Ngọc tượng trưng cho ”Ngọc lá biếc xanh“, Ngân tượng trưng cho ”Ngân lượng đầy nhà”. Cả 2 từ ghép lại tạo nên cái tên đẹp đẽ hoàn hảo về cả ngôn từ lẫn ý nghĩa. Nó khiến ta tưởng tượng tới vẻ đẹp của một cô gái đang tuổi đôi mươi. Với nét duyên ngọc ngà, trau chuốt.
Cây ngọc ngân phong thủy còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
Trong công danh sự nghiệp một chậu cây Ngọc Ngân đẹp mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Vị trí đặt cây Ngọc Ngân may mắn:
- Trên bàn làm việc: Cây Ngọc Ngân để trên bàn làm việc là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người. Khi để cây trên bàn làm việc và nhất là cạnh máy tính, điện thoại, cây có tác dụng hút tia bức xạ có hại từ máy tính. Từ đó bảo vệ rất tốt cho sức khỏe và nhất là cho mắt.
- Trên quầy thu ngân, cửa hàng, cửa tiệm: Với ý nghĩa cây Ngọc Ngân là mang lại may mắn và tiền bạc, sẽ là sự lựa chọn tốt khi để cây làm vị thần tài mang lại may mắn cho việc kinh doanh của bạn.
- Trang trí nhà hàng, khách sạn: Với màu sắc sáng, sang trọng nhất là khi kết hợp với những chậu màu trắng, màu hồng, cây sẽ tôn lên không gian sang trọng cho không gian. Cây ngọc ngân sang trọng, quý phái mang ý nghĩa may mắn về tiền bạc.
Cách trồng và chăm sóc cây Ngọc Ngân:
Cây Ngọc Ngân có cách chăm sóc vô cùng dễ dàng. Vì lọc khí và hút bụi tốt nên lá hay bị bẩn. Thi thoảng bạn có thể dùng khăn ướt để lau lá.
- Ánh sáng: Cây Ngọc Ngân thuộc loại cây để bàn văn phòng vì thế nó có thể sống được ở trong môi trường máy lạnh, thiếu ánh sáng. Chỉ cần ánh sáng đèn huỳnh quang cũng có thể sống được. Tuy nhiên thiếu nắng thì lá cây sẽ không xanh đậm mà sẽ nhạt dần tùy theo mức độ thiếu sáng tới đâu.
Nếu trồng Ngọc Ngân thủy sinh, tốt nhất là nên để cây ở cửa sổ, hành lang, những nơi có ánh sáng chiếu tới nhưng tránh được ánh nắng gắt. Vì nếu để ở trời nắng gắt cây dễ bị cháy lá. Bình cây lại thủy tinh có khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn sẽ khiến nước nóng dẫn tới chết cây.
- Nước: Trồng Ngọc Ngân thủy sinh, khi nào bình hết nước thì ta lại đổ đầy nước vào trong bình. Nếu là nước máy thì nên để 1 ngày cho bốc hết mùi clo. Và khi đổ nước vào bình bạn nên đổ qua, đổ lại để tạo không khí cho nước. Khi nước đục là có thể do nhiều rễ bị thối, chỉ cần thay nước và bỏ rễ thối đi là được. Để cây phát triển mạnh có thể cho một vài giọt dung dịch thủy sinh khi bạn thay nước mới.
- Nhiệt độ: Là loài cây ưa bóng mát và nhiệt độ trung bình. Trong điều kiện ẩm ướt, cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở 27 độ.
- Nhân giống: Cây Ngọc ngân là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây lan ý đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu lan ý hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống lan ý đúng vào lúc thay chậu. Thời điểm đó thường diễn ra vào mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Sau khi bụi đã đủ lớn thì có thể chuyển sang trồng bằng nước.
Cây Ngọc Ngân là vật trang trí đẹp, mang lại may mắn, cũng là món quà ý nghĩa tặng bạn bè, người thân. Cây tốt cho phong thủy của người kinh doanh nên hay được dùng để trưng bày tại các cửa hàng, cửa hiệu.
6. Cây Vạn Lộc (Phú Quý)
Theo tên gọi, vạn lộc, hay còn gọi là phú quý, là loại cây cảnh mang lại cho gia chủ vô vàn tài lộc. Cây có màu sặc sỡ như đỏ, cam, hồng,… với viền lá màu xanh. Lá cây dày, bóng, nổi gân, mọc thẳng đứng, tán phủ tròn. Từ tên gọi, hình dáng cho đến màu sắc của cây đều vô cùng bắt mắt và tràn đầy năng lượng. Vì thế nên vạn lộc rất sang trọng và có ý nghĩa tốt trong phong thủy.
Tác dụng của cây Vạn Lộc:
Vạn có nghĩa là vạn sự như ý - Lộc có nghĩa là lộc phát quanh năm.
Cây Vạn Lộc giúp không gian nhà bạn thêm sáng và sang trọng hơn. Nơi thích hợp để trưng cây vạn lộc trong nhà là trên bàn ăn, bàn phòng khách, nhà vệ sinh, cửa ra vào…
Cây còn là món quà ý nghĩa khi đem tặng ai đó với mong muốn người nhận sẽ gặp nhiều may mắn và hạnh phúc. Người nhận món quà tặng đầy ý nghĩa này sẽ rất vui và thêm quý bạn.
Ý nghĩa cây Vạn Lộc:
Cây vạn lộc trong phong thủy được ví như ông thần tài. Cây mang lại nhiều may mắn và hút tiền vào gia đình bạn.
Cây giúp tăng cường 20% trí nhớ và 15% hiệu quả làm việc. NASA đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và chỉ ra rằng chất chlorophyll trong cây rất tốt cho trí nhớ. May mắn là cây Phú Quý có chứa chất này.
Đối với những gia đình làm ăn kinh doanh cây sẽ như thần tài hút khách tới cửa hàng, cửa tiệm. Hãy cùng xem cây vạn lộc hợp mệnh gì để giúp bạn chọn cây nhé.
Cây Vạn Lộc hợp mệnh gì?
Trong phong thủy học cây Vạn Lộc mang màu đỏ, lá hình tròn thon về cuối lá nên hợp với những mệnh: kim, mộc, hỏa, thổ. Duy chỉ có mệnh thủy là không hợp với cây này. Người mệnh thủy nên trồng cây Vạn Lộc thủy sinh tức là cây sống trong nước.
Cây vạn lộc hợp mệnh kim, mộc, hỏa, thổ.
Cách chăm sóc cây Vạn Lộc:
Có 2 cách trồng cây Vạn Lộc là trồng thủy sinh và trồng trong chậu đất.
Trồng dưới nước:
Cây Vạn Lộc thủy sinh được nhà vườn chuyển chậu nuôi trong môi trường nước từ nhỏ. Sau khi mua cây về làm theo những bước sau là đủ.
Thay nước cho cây hàng ngày để rễ cây không bị thối. Lưu ý nên dùng nước lọc hoặc nước được phơi một thời gian để giảm bớt chất clo trong nước gây hại cho cây. Nên bón phân dạng lỏng 1 tháng/ 1 lần cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh hơn.
Trồng trong chậu đất:
Đây là cách trồng cây Vạn Lộc phổ biến mà bạn nên áp dụng. Với phương pháp này bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu chứa đất trộn xỉ than tơi xốp, sau đó giâm cành. Sau một thời gian chăm sóc cẩn thận, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
- Nước tưới: Tưới cây vừa phải, cân đối vào các mùa khác nhau. Cụ thể, mùa hè thì 2 lần 1 ngày, mùa đông thì 2 ngày 1 lần. Dùng bình xịt là tốt hơn cả. Giữ cho đất bên dưới cây không quá khô cũng không quá ướt, luôn duy trì đủ độ ẩm.
- Ánh sáng: Cây có thể sống tốt trong mọi môi trường ánh sáng dù là ánh sáng nhân tạo hay ánh sáng tự nhiên, chỉ cần có ánh sáng là cây đã có thể quang hợp và phát triển xanh tốt. Bạn cần lưu ý đặt cây ở những vị trí có ánh sáng nhẹ, không nắng gắt để cây có thể quang hợp tốt nhất. Trong điều kiện phòng thì bạn nên đặt cây cạnh cửa sổ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ sống tốt nhất cho cây là từ 15 - 35 độ C.
Dinh dưỡng: Vì là cây để bàn nên Vạn Lộc được trồng trong một chậu nhỏ có lượng đất khá ít, nên sau khoảng 2-3 tháng bạn nên cho vào gốc cây một chút phân bón chậm tan hoặc một vài viên B1. Như vậy sẽ khiến cho cây xanh tốt hơn. Và tốt nhất là sau 5 tháng bạn nên thay đất cho cây 1 lần.
7. Cây May Mắn
Cây may mắn (còn gọi là cỏ may mắn) được trồng trong chậu sứ nhỏ với lớp cỏ xanh mượt bên dưới. Mỗi cây thường có 3 hoặc 5 quả, bao quanh thành hình tròn phần dưới thân tạo nên sự hài hòa, vững chắc. Cây sống tốt trong môi trường có ánh sáng nhẹ, tượng trưng cho sự sung túc, đem đến phúc khí cho ngôi nhà, phòng làm việc,… giúp gia chủ luôn giữ được sự tinh thông, sáng suốt.
Và hiện nay, cây may mắn là một loại cây đang rất được các bạn trẻ yêu thích và chọn lựa để bày trí tại nơi làm việc, học tập của mình bởi những tác dụng mà nó đem lại.
Cây may mắn là gì?
Cây may mắn cũng giống như các loại cây khác, chúng là những giống cây xanh thông thường nhưng được trồng và tạo hình nghệ thuật trong các chậu to nhỏ khác nhau. Cỏ may mắn có thể sống trong các điều kiện khắc nghiệt mà không cần tưới nước hằng ngày. Cây có sức sống bền bỉ, sống lâu ngay cả khi thiếu nước hay ánh sáng. Xuất xứ của cây có từ vùng châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, sau đó được đưa về Việt Nam và phát triển khá nhanh chóng.
“Triệu Like” cho tác dụng của cây may mắn:
Tác dụng đầu tiên là chúng được sử dụng để trang trí. Vị trí thường được ưu tiên trang trí cho cỏ may mắn chính là trên các bàn làm việc, góc học tập hoặc trên kệ sách… Đây cũng là món quà ý nghĩa dành tặng đến bạn bè và người thân trong những dịp đặc biệt hay cả những ngày bình thường.
Một tác dụng nữa của cây may mắn chính là chúng có thể loại bỏ được những bức xạ phát ra từ các thiết bị máy tính, điện thoại gây hại cho sức khỏe cong người, giúp thư thái đầu óc, giảm căng thẳng trong quá trình học tập và làm việc.
Ngoài ra, cây may mắn còn được biết đến với tác dụng là loại cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Chúng tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng, đem đến nhiều tiền tài về cho người sở hữu. Cỏ may mắn giúp bạn loại bỏ rào cản, mang lại sự suôn sẻ và cường thịnh, mang thành công đến với bạn nhanh hơn.
Đối với các loại cây may mắn khác nhau thì thể hiện được sự mềm mại và ý nghĩa trong nó khác nhau. Và cũng tùy theo lứa tuổi cũng như nhu cầu mà các mẫu cây may mắn cũng khác nhau.
Cách chăm sóc cây may mắn:
Cây may mắn rất dễ sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng không phải vì thế mà chúng không cần chăm sóc các bạn nhé. Bạn vẫn cần nắm vững một số cách chăm sóc sau.
Khi trồng cây bạn hãy đặt chúng ở cửa sổ mỗi khi nắng nhẹ vào sáng sớm. Tưới nước đầy đủ cho cây khoảng 2 lần/ tuần để cây xanh tươi lâu hơn. Bạn cũng có thể nhúng cả chậu cây vào nước hoặc cành cây vào nước khoảng 1-2 phút rồi sau đó để ráo nước và đặt lại về vị trí cũ nhé. Thật không khó chút nào các bạn nhỉ?
8. Cây Phát Lộc
Cây phát lộc (hay còn gọi là cây phất dụ) có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Nó tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt nhưng luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang, là một loại cây mang đến năng lượng dồi dào. Phát lộc có nhiều đốt rỗng nên theo phong thủy thì tinh thần của gia chủ cũng theo đó mà dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa.
Đặc điểm của cây phát lộc?
Cây phát lộc hay còn có tên khác là lucky bamboo là loại cây cảnh phổ biến được dùng làm cây để bàn, cây văn phòng, trang trí nhà. Theo phong thủy cây phát lộc sẽ mang lại sự may mắn, phát đạt, vận mệnh, thu hút và làm tăng dòng chảy năng lượng tích cực vào ngôi nhà hoặc doanh nghiệp của bạn.
Được coi là loại cây mang lại may mắn trong cuộc sống, cây phát lộc có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để có cây phát lộc hợp phong thủy, bạn cần có sự đầu tư công sức, giúp nó phát triển tốt và có được hình dáng như ý.
Cây phát lộc (cây phất dụ) có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, cây nào cũng mang lại may mắn đúng như tên gọi của nó: Phát lộc xanh - biểu tượng của may mắn, phát lộc trúc - xua đi vận đen, phát lộc thơm - là cây thiết mộc lan, thơm về đêm…
Ý nghĩa cây phát lộc phong thủy:
Cây Phát Lộc rất dễ trồng, có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thân thẳng, hiên ngang. Chính vì vậy, theo phong thủy cây phát lộc mang lại sự may mắn, năng lượng dồi dào và sự yên bình. Cây Phát Lộc có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ cũng dễ lưu thông, tâm hồn tự do, thăng hoa.
Với đặc thù thân cây mềm dẻo có đốt dài, mỗi mấu đốt lại có mầm sinh trưởng, có thể sống được cả trong môi trường nước và trong đất, thích nghi với nhiều điệu kiện ánh sáng nên cây Phát Lộc rất được ưa chuộng.
Thân cây có thể được thắt, bện, uốn thành nhiều hình thù khác nhau. Dạng phổ biến là cây phát lộc trong nước với chậu thủy tinh có 3 thân cây được thắt lại.
Cây phát lộc hợp mệnh thổ, mệnh kim, mệnh mộc và hợp nhất với với những người sinh năm 1969, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999. Nếu bạn là người có những mệnh trên và đang có ý định trang trí bàn làm việc bằng cây cảnh mini thì hãy lưu ý đến những chậu phát lộc nhé!
Số cành cây trong phong thủy của cây phát lộc
Theo quan niệm của người xưa, thì ý nghĩa phong thủy cây Phát Lộc dựa theo số lượng cành như sau:
3 - tượng trưng cho sự hạnh phúc;
5 - cho sức khỏe;
2 - cho tình duyên;
8 - cho tài lộc;
9 - cho thời vận.
Cây phát lộc dáng thanh cao, lá dài, nhọn, thích hợp để làm cây phong thủy trong nhà.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phát lộc
- Ánh sáng: Cây là loại ưa sáng, nhưng vẫn cần tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu cây có dấu hiệu héo lá hoặc thân giãn ra, đó là do bị thiếu ánh sáng, cần đem cây ra nơi có thêm ánh sáng.
- Nước tưới: Cây có thể phát triển dễ dàng trong bình chứa khoảng 3 cm nước với một ít sỏi. Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm các chất hóa học trong nước máy, vì vậy tốt nhất nên tưới cho cây bằng nước đóng chai hoặc nước cất, nếu là nước máy thì phải để lắng sau 24h. Nên thay nước cho cây1 tuần một lần. Những cây phát lộc sinh trưởng khỏe mạnh thì sẽ có bộ rễ màu đỏ, vì thế đừng không cần lo lắng khi rễ cây chuyển màu đỏ.
- Nhiệt độ: Cây ưa ấm áp, nhiệt độ thích hợp khoảng 26-40 độ C. không nên để cây trước máy lạnh hoặc gần lò sưởi.
- Phân bón: Nếu trồng trong nước chỉ cần bổ sung phân bón dạng dung dịch một tháng một lần. Một giọt phân bón dung dịch là quá đủ đối với cây phát tài, phát lộc.
- Ngoài môi trường nước, cây phát lộc cũng có thể được trồng và phát triển tốt ở môi trường đất màu mỡ, thoát nước tốt.
Vị trí đặt cây phát lộc
Trong nhà: trong không gian nhà ở bạn có thể đặt cây trên kệ tivi, bàn phòng khách hoặc bàn trang điểm trong nhà, khi đặt cây ở những nơi như vậy cây sẽ phát huy hết tác dụng của mình, vừa trang trí không gian đẹp hơn, vừa có tác dụng về phong thùy và lại bảo vệ cơ thể khỏi những tia bức xạ gây hại.
Cây đặt trên văn phòng làm việc: Trên văn phòng làm việc cây kim tiền loại nhỏ rất hợp để trên bàn làm việc, ngay cạnh máy tính. Quầy thu ngân của công ty, Cây lớn có thể đặt trước cửa văn phòng, đó sẽ là một sự tượng trưng hoàn hảo cho tiền tài và phát lộc đến với bạn.
Cắt tỉa cho cây phát lộc
Như hầu hết các loại cây sau một thời gian sinh trưởng đều trở nên nặng nề hơn và mất đi dáng vẻ lúc đầu. Thế nên cắt tỉa là một biện pháp rất cần thiết để giữ cây luôn khỏe mạnh và đẹp mắt.
Lưu ý: không nên cắt cành chính của cây thay vào đó chỉ nên tỉa bỏ những cành khô héo. Cũng có thể tỉa khoảng 3-5 cm đối với cành chính. Tốc độ mọc nhánh mới của cây khá nhanh, nên cần bôi dung dịch parafin lên những chỗ tỉa.
Nếu bạn muốn thay đổi toàn bộ hình dạng của cây, thì chỉ cần cắt bằng phẳng tất cả các nhánh của cây mọc ra từ cành chính.
9. Cây Đa Búp Đỏ
Đa búp đỏ (đa cao su, đa dai) có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam và dần trở thành loại cây cảnh được ưa thích để trang trí. Cây có hệ hễ chắc khỏe cộng với khả năng hút bụi và các khí độc như carbon monoxide, hydrogen fluoride,… trong không khí. Đa búp đỏ mang trong mình biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai, nên có thể che chở, đem lại sự bình an cho gia đình của bạn.
Tên khoa học của cây Đa Búp Đỏ là Icus Elastica là loại cây thuộc một loài thực vật có hoa nằm trong trong chi Đa Đề. Cây có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Ấn Độ kéo dài đến tận phía nam của indonesia. Cây đa từ xưa đã gắn liền với hình ảnh giếng nước, sân đình vốn dĩ rất quen thuộc và thân thiện với người dân quê hương Việt Nam. Ngày nay cây Đa Búp Đỏ đang được rất nhiều người yêu thích làm những cây cảnh mini cho căn phòng, nơi làm việc của mình như mang lại sự mộc mạc, giản dị của quê hương.
Cây Đa Búp Đỏ có hình dáng và màu sắc nổi bật thể hiện sự may mắn. Ngoài ra cây đa búp đỏ có khả năng hút bụi và khí độc nên được nhiều người săn tìm.
Đặc điểm cây Đa Búp Đỏ:
Cây Đa Búp Đỏ có những đặc điểm nhận biết như sau :
- Thân: Thuộc thân cây gỗ có thể phát triển nhanh, khỏe, cây để bàn thì thường có thân cao từ 50 - 80cm.
- Rễ: do là loại cây sống lâu năm nên cây Đa Búp Đỏ có khá nhiều rễ phụ mọc ra giúp cây có thể hấp thụ tốt nước và các chất dinh dưỡng trong đất.
- Lá: lá đơn mọc riêng rẽ tách biệt nhau, đường kích mỗi lá khoảng từ 4-6cm và có chiều dài 6-8cm, lá khi non có màu đỏ pha chút xanh, búp bao chồi dạng lớn có màu đỏ mọc hướng về phía ánh sáng nhiều nhất. Khi lá của cây phát triển thì nó mở ra và vỏ của chúng thường sẽ bọc rụng xuống.
- Hoa:Cây Đa Búp Đỏ có hoa màu cam nở vào tháng 5 - 6 hằng năm và sau đó chuyển dần sang màu đen. Hoa thường mọc thành cụm sau khi hoa phát triển hết thì cây sẽ ra quả. Quả đa búp đỏ hình oval nhỏ, màu vàng - lục, bên trong có hạt và ấu trùng ong bắp cày thường thụ phấn cho đa đề.
Cây Đa Búp Đỏ thích hợp sống ở những nơi có điền kiện nhiều nắng nhưng không có nhiệt độ quá cao. Nó có còn thể chịu được khô hạn, nhưng ưa ẩm và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt đới mưa nhiều. Cây phát triển tốt ở những nơi đất có nhiều chất dinh dưỡng, giàu mùn ẩm và thoát nước.
Tác dụng của cây Đa Búp Đỏ:
Cây Đa Búp Đỏ có những tác dụng nổi bật như :
Cây còn có tác dụng làm thuốc, lá cây được sử dụng dùng để giải cảm.
Khi đặt bàn làm việc, bàn ăn, phòng khách, ban công, hay ngoài hiên hành lang có thể tạo không gian thiên nhiên xanh sạch đẹp, giúp điều hòa không khí và hút bụi khí độc và khói thuốc lá ở trong không khí.
Cung cấp oxi, tăng khả năng tập trung hiệu quả làm việc lên 15%, giúp tăng cường 20% trí nhớ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì khi làm việc trong môi trường có nhiều cây xanh thì hiệu quả công việc và sự tỉnh táo của con người được phát huy tối đa.
Giảm lượng vi khuẩn tồn tại xung quanh, khử độc tố bên trong cơ thể con người.
Cây đa búp đỏ đẹp làm cây để bàn và cây nội thất. Cây đa búp đỏ giúp tăng cường oxi cho không gian phòng làm việc, tạo phong thủy tốt.
Ý nghĩa của cây Đa Búp Đỏ:
Cây Đa Búp Đỏ được mọi người ưa chuộng và sử dụng để làm những món quà tặng ý nghĩa trong những dịp đặc biệt để chúc mừng, thể hiện sự may mắn.
Các cụ ta ngày xưa có câu “Cây đa có thần” vì thế cây được ví như là một vị thần luôn bên cạnh bảo vệ che trở chúng ta.
Thể hiện sức sống bền bỉ, mãnh liệt không gục nhã trước những khó khăn.
Ý nghĩa phong thủy cây đa búp đỏ:
Cây biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai, bền bỉ, bên cạnh đó cây còn thể hiện sự thần quyền và tâm linh của con người.
Cây thuộc mệnh hỏa nên hợp với phong thủy đặt trên bàn bằng ghỗ màu vàng, màu đỏ.
Chăm sóc cây Đa Búp Đỏ
- Ánh sáng: Cây đa búp đỏ trồng trong nhà nên có bộ lá có sắc tố đỏ đẹp mắt. Thỉnh thoảng bạn cũng nên đặt chúng gần cửa sổ để chúng được quang hợp. Tránh để trong bóng tối quá lâu. - Nhiệt độ: Cây đa búp đỏ là giống cây công trình có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đặt chúng trong phòng làm việc có điều hòa. - Đất: Đất trồng thích hợp dành cho cây đa búp đỏ là đất thịt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, các khoáng chất vi sinh và thoát nước tốt. - Nước: Mỗi tuần chỉ tưới 1 lần hoặc khi nào bạn thấy đất trên mặt chậu se khô thì hãy tưới, chú ý đừng tưới quá nhiều khiến cây bị úng. - Phân bón: Hàng tháng bón phân nhả chậm để cây có đủ dinh dưỡng phát triển tốt.
Cây Đa Búp Đỏ để trong nhà sẽ khá bất tiện để tưới cây, vì bạn phải tưới cẩn thận thì nước mới không văng ra nhà. Để tránh trường hợp này, bạn có thể sắm cho em ấy một chiếc chậu cây tự bơm nước tưới. Bạn có thể mua chậu cây tự tưới chính hãng với giá phải chăng tại đây.
10. Cây Lưỡi Hổ
Cây lưỡi hổ thuộc dòng cây cảnh mini để bàn, cây phù hợp để tại không gian bàn làm việc, bàn học, nhất là bên cạnh máy tính, điện thoại cây sẽ phát huy tác dụng đặc biệt của mình. Cây có thể sống trong mọi môi trường, kể cả khi thời tiết nắng nóng, lạnh, khô hanh đi chăng nữa cậu bé này vẫn khỏe mạnh. Cây có lớp lá chia thành các đường sọc dài từ thân cây xuống cuối lá. Cây lưỡi hổ có độ tuổi rất lâu. Một cây trung bình sống khoảng 5 năm tuổi trong môi trường khí hậu bình thường.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy
Cây lưỡi hổ có các tán lá đều màu, sắc cạnh tỏa ra tứ hướng thể hiện ý chí của người quân tử vươn ra biển lớn lập nghiệp thành tài. Cây mang lại vượng khí xua đuổi tà ma và những điều có hại.
- Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
- Trong công danh sự nghiệp cây mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiếng mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
- Cây lưỡi hổ trong phong thủy mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Khi chủ nhân gặp khó khăn trắc trở cây giúp chuyển nguy nan thành may mắn.
- Ý nghĩa thực tiễn của cây : lá cây có chưa nhiều chất diệp lục có tác dụng hút tia điện tử có hại từ máy tính, điện thoại bảo vệ sức khỏe. Từ đó giúp cơ thể đặc biệt là mắt tráng khỏi những bệnh nan y nguy hiểm.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
- Ánh sáng: cây thích nghi tốt với mọi loại ánh sáng nên rất dễ sống , dù là trong điều kiện ánh sáng nhiều hay ít. Nên vấn đề ánh sáng cho cây cũng không quá quan trọng.
- Dinh dưỡng: Dinh dưỡng cho cây cũng không quá khó , mội tháng bạn chỉ cần cho cây 1 - 2 viên thuốc B1 là ok rồi nhé. Vì là cây để bàn nên ta dùng B1 là sạch sẽ và tiết kiệm nhất rồi.
- Đất trồng cây: Không giống như cây sen đá hay xương rồng yêu cầu khá nhiều về loại đất trồng. Cây có thể sống trên mọi loại đất. Thậm chí có thể sống chỉ nhờ nước.
- Nước: Bạn có thể trồng cây lưỡi hổ trong nước. Chỉ khi nào bình hết nước thì ta lại đổ đầy nước vào trong bình là được. Nếu là nước máy thì nên để 1 ngày cho bốc hết mùi clo, và khi đổ nước vào bình bạn nên đổ qua, đổ lại để tạo không khí cho nước. Khi nước đục là có thể do nhiều rễ bị thối, cần thay nước và bỏ rễ thối đi là được. Để cây phát triển mạnh có thể cho một vài giọt dung dịch thủy sinh khi bạn thay nước mới.
11. Cây Cau Tiểu Trâm
Khi nói tới cau người ta dễ tưởng tượng tới những loài cây cảnh lớn, cây nội thất. Nhưng có lẽ bạn chưa biết, có một loại cau mini có thể để trên bàn, gọi là cau tiểu trâm. Cây nhỏ xinh để vừa trên bàn làm việc, cạnh máy tính điện thoại cây giúp hút tia điện tử có hại, bảo vệ sức khỏe chủ nhân. Bên cạnh ý nghĩa thực tiễn, tính phong thủy của cau tiểu trâm cũng rất tốt. Vậy thực sự cây cau tiểu trâm để bàn tốt ở những điểm nào? Làm sao để chăm sóc một chậu cây cau tiểu trâm đẹp, hãy cùng Claber tìm hiểu qua bài viết chi tiết bên dưới nhé.
Đặc điểm của cây cau tiểu trâm:
Cây cau tiểu trâm có cùng họ với cây cau, cây dừa, những loại cây quen thuộc với người Việt Nam ta từ xưa tới nay. Thân cây có dánh thẳng và không có đốt, khúc, lá cây có phần bẹ ôm sát thân giống như những loài cau lớn mà ta thường thấy. Rễ cây thuộc loại rễ chùm, thân cây tuy khá nhỏ nhưng bộ rễ lại có kích thước khá lớn để hút dinh dưỡng và khoáng từ đất.
- Chiều cao: một chậu cây cau tiểu trâm để bàn có chiều cao từ 15 - 30 cm.
- Kích thước: chậu cây có kích thước đường kính từ 8 - 20 cm. Sự chênh lệch độ cao và kích thước đó là do độ tuổi của mỗi cây, những cây có độ tuổi lâu hơn sẽ có kích thước lớn hơn và cây ít tuổi hơn sẽ bé hơn.
Cây cau cảnh nội thất: Là người họ hàng lớn hơn cau tiểu trâm, với kích cỡ cây từ 50cm- 1,2 mét. Với tán lá rộng và xanh có thể đặt được ở nhiều vị trí trong các công trình kiến trúc.
Ý nghĩa của cây cau tiểu trâm:
Lá cây cau tiểu trâm có chứ ”chlorophyll” giúp hút tia điện từ có hại từ máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác, nhờ đó bảo vệ rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Vào ban ngày lá cây hút khí độc từ môi trường và thải ra khí oxi, khi để cạnh bàn làm việc khí oxi sẽ giúp cho cơ thể hô hấp tốt hơn và điều phối không khí trong không gian làm việc.
Đặc biệt hơn cả, năm 2014 các nhà khoa học tại NASA đã nghiên cứu và chứng minh rằng màu xanh của cây giúp tăng thêm 20% trí nhớ và sự tập trung, nhờ đó giúp cho hiệu quả công việc ngày càng cao hơn.
Ý nghĩa cây cau tiểu trâm trong phong thủy:
Những loại cây có lá nhọn và thuôn dài như cau tiểu trâm có tác dụng xua đuổi mọi tà ma và những điều xấu xa xung quanh. Ngoài ra cây còn có tác dụng mang lại may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ.
Cũng bởi những ý nghĩa trên, cây cau tiểu trâm được rất nhiều người ưa chuộng và chọn làm cây để bàn.
Vị trí đặt cây cau tiểu trâm:
Trên bàn làm việc, bàn học : Khi để cây trên bàn làm việc, cây hút được tia có hại từ các thiết bị điện tử. Nếu bạn làm việc trong môi trường có nhiều bụi và khói thuốc thì cây cau tiểu trâm là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo dành cho bạn.
Trên cửa sổ hoặc trước cửa nhà: Theo phong thủy, cây cau tiểu trâm nên được để ở ngoài cửa sổ và cửa ra vào tại nhà để bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu xa bên ngoài. Giúp cho ngôi nhà an toàn và may mắn hơn.
Trong nhà vệ sinh: cây cau tiểu trâm là loài ưa bóng và có tác dụng lọc không khí rất tốt. Bạn có thể để cây ở những nơi như nhà vệ sinh, góc nhà nơi có thể xuất hiện côn trùng.
Cách chăm sóc cây cau tiểu trâm
Cũng giống như các loại cây cảnh mini khác, chăm sóc cây cau tiểu trâm rất dễ.
- Nước tưới: trong một tuần chúng ta chỉ cần tưới cây từ 1-2 lần và tưới đều lên thân cây và gốc cây. Riêng đối với mùa hè, không khí nóng làm cây thoát nước nhanh, bạn nên tưới cây một tuần từ 2-3 lần.
- Dinh dưỡng cho cây cũng không quá khó, sau 1-2 tháng chăm sóc cây bằng nước thường bạn có thể cho cây 1 vài hạt phân bón chậm tan vào gốc hoặc 1-5 viên B1, như vậy giúp cho lá cây xanh tươi hơn.
- Ánh sáng cho cây có thể là ánh sáng đèn điện, ánh sáng mặt trời đều được. Cây cũng không cần phơi nắng hay chăm sóc gì nhiều, vì chỉ cần có ánh sáng, dù là ánh sáng nhân tạo hay ánh sáng tự nhiên cây vẫn sống khỏe mạnh và xanh tươi.
Cây là loài ưu bóng nên đừng lo lắng nếu không gian của bạn ít ánh sáng.
- Đất trồng cây: trồng cây cảnh để bàn cần chọn loại đất tốt để cây phát triển khỏe mạnh. Chọn loại đất Tripad có độ dinh dưỡng cao, nhiều sơ dừa và sạch 100%. Thời gian thay đất cho cây thường từ 8 tháng - 12 năm.
Cách trồng và nhân giống cây cau tiểu trâm:
Sau khi mua một chậu cau tiểu trâm về bạn cũng có thể tự nhân giống cây rất dễ dàng.
Khi có một cây trưởng thành, bạn chỉ cần ngắt một thân cây trong cả khóm ra. Lưu ý khi ngắt cây nhỏ ra cần ngắt từ gốc, tuy không cần ngắt rễ nhưng vẫn cần giữ phần gốc để sau này rễ mới mọc lên từ gốc cây đó. Sau khi ngắt thân cây ra khỏi khóm, ta cho thân đó vào nước để một tuần, sau một tuần rễ cây mới tự động mọc ra. Ngay khi cây có khoảng 10-15 rễ hãy đem cây trồng vào đất nhé.
Ngoài cách ươm bằng thân ra còn cách ươm bằng hạt. Cách này nhanh chóng hơn nhưng tỷ lệ lên mầm của hạt rất thấp và khó thành công. Hơn nữa quá trình để từ hạt thành cây mất nhiều thời gian.
12. Cây Cẩm Nhung
Cây cẩm nhung có lá mỏng, thân ngắn. Dễ trồng và không cần chăm sóc quá nhiều. Rất thích hợp làm cây để bàn. Các gân lá màu trắng nổi bật tạo thành các họa tiết tự nhiên sặc sỡ. Ngoài màu sắc đặc biệt, lá cây có mùi thơm mà ai ngửi cũng thấy thích.
Trong phong thủy cây được coi như là linh vật mang lại sự may mắn, phúc lộc cho gia đình. Bạn có biết, theo một nghiên cứu khoa học tại trường đại học hàng đầu thế giới Harvard, màu xanh diệp lục có khả năng giúp tăng tới 20% trí nhớ!
Đặc điểm của cây cẩm nhung:
Cây cẩm nhung thuộc loài cây thân thảo có rễ chùm. Thân cây màu xanh hoặc đỏ tùy theo màu sắc của lá cây. Lá cây có đường kính từ 0,5 - 1,5 cm tùy theo độ tuổi của cây. Cẩm nhung lớn với tốc độ vừa phải. Nếu bạn trồng một cây cẩm nhung trong vòng 2 - 3 năm sẽ thu được thành quả tuyệt vời là một bầu cây to long lanh rất đáng yêu.
Cây cẩm nhung là loại cây có thể nhân giống rất dễ dàng. Điều đó có nghĩa là bạn có thể dùng nhánh lá của cây bị gãy hoặc tự tay ngắt lấy 1 lá trên thân cây và trồng vào một chậu đất nhỏ, chăm sóc tưới nước đều đặn, cố gắng giữ cho đất đủ độ ẩm. Khoảng 1 tháng sau nhánh lá sẽ từ từ mọc rễ và trong một khoảng thời gian đủ dài nhánh lá đó sẽ lớn thành cây mới thơm và xanh tươi giống y hệt cây cẩm nhung mẹ. Thật tuyệt vời đúng không !
Vị trí đặt cây cẩm nhung:
Mặc dù cẩm nhung cũng là cây cảnh mini nhưng lại khác với các cây khác ở cách chăm sóc. Loài cây này rất khỏe và gần như không cần chăm sóc gì. Cây sống khỏe trong mọi thời tiết. Cho dù là nắng, mưa hay bão, chúng ta chỉ cần duy trì cho cây có ít ánh sáng là đủ. Vậy nên vị trí đặt cây cũng rất dễ.
- Cây cẩm nhung có thể đặt ở trên bàn làm việc, trong phòng khách, phòng ngủ… Và đặc biệt khi để trên bàn làm việc cây sẽ giúp hút tia bức xạ có hại từ máy tính, bảo vệ cho sức khỏe của bạn.
- Nhà vệ sinh: cây sống được trong môi trường thiếu sáng và có tác dụng xua đuổi côn trùng nên có thể để cây trong nhà vệ sinh.
- Cạnh tivi, trên lóc tủ lạnh: vì cây có tác dụng hấp thụ bức xạ nên đây sẽ là một vị trí tuyệt vời để cây thể hiện tác dụng của mình.
- Cạnh cửa số, khung tranh…. và còn rất rất nhiều nơi khác nữa dành cho chậu cây đáng yêu này.
Ý nghĩa cây cẩm nhung:
Ngoài ý nghĩa mang lại nhiều may mắn cây cẩm nhung còn có thể mang lại cảm giác thoải mái, giảm áp lực, stress nên có thể chữa được bệnh trầm cảm đấy ^.^. Chính vì thế mà nếu bạn tặng ai đó chậu cẩm nhung sẽ mang ý nghĩa chúc may mắn. Mong người đó có cuốc sống tốt đẹp, vui vẻ, không lo âu, muộn phiền .
- Ý nghĩa thực tiễn: Cây cẩm nhung có tác dụng hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử rất tốt, nhất là khi bạn để chúng cạnh máy tính cá nhân của mình. Những tia này thường gây ra những bệnh nguy hiểm cho mắt và da, tăng nguy cơ ung thư…
- Ý nghĩa phong thủy: Lá cây có nhiều gân giống như tờ đô la xanh. Các gân lá chạy xuyên suốt từ cuống xuống ngọn lá tượng trưng cho sự lưu thông mạnh mẽ của trí tuệ. Trí tuệ thông thái, tinh thần thoải mái sẽ giúp chủ nhân phát lộc, thăng tiến mọi đường.
Chăm sóc cây cẩm nhung
- Nhiệt độ: Nhiệt độ sinh trưởng tốt của cây cẩm nhung là từ 10 - 30 độ C . Ở trong nhiệt độ này cây phát triển mạnh, lá cây xanh tốt. Các gân lá đều nhìn rất thích mắt.
- Ánh sáng: Cây cẩm nhung ưa ánh sáng nhẹ, có thể phát triển tốt dưới đèn huỳnh quang, thích hợp để trong nhà. Bạn lưu ý không để cây dưới ánh nắng trực tiếp nhé. Lý tưởng nhất là để cây ở trong nhà nơi gần cửa sổ, để cây đón được lượng ánh sáng vừa phải.
- Nước tưới: Bạn nên tưới nước cho cây đều đặn, 2-3 lần / 1 tuần, vào những ngày trời nóng thì có thể tưới nhiều hơn vì cây rất dễ bị mất nước! Đặc biệt, nước mưa là loại nước vô cùng tốt để tưới cây vì trong nước mưa có rất nhiều khoáng chất giúp cây luôn xanh tươi và khỏe khoắn.
- Dinh dưỡng: Là một chậu cây để bàn nên việc chọn dinh dưỡng cho cây cũng khá quan trọng. Không nên sử dụng những loại phân bón hữu cơ vì nó sẽ khiến không gian làm việc của bạn không sạch sẽ. Một vài viên B1 sẽ là lựa chọn thích hợp nhất dành cho chậu cây.
Cây cẩm nhung bị héo: cẩm nhung có đặc điểm rất hay đó là khi bạn quên không tưới cây sẽ có hiện tượng khô héo lá . Nhưng không phải đó là do cây sắp chết đâu nhé. Khi thấy cây héo như vậy bạn hãy đem cây ngâm vào chậu nước 30 phút cây sẽ tươi trở lại như ban đầu sau từ 5 - 10 tiếng sau đó.
13. Cây Hồng Môn
Cây Hồng Môn được lại tạo từ cây Phú Quý và cây Lan Ý vì vậy nên cây có lá giống cây Phú Quý xanh và hoa khá giống với cây Lan Ý.
Cây Hồng Môn phong thủy có tác dụng mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia chủ. Cây được bày tại bàn làm việc, quầy thu ngân và phòng ngủ.
Đặc điểm cây Hồng Môn:
Hồng Môn thuộc dòng cây thân thảo, rễ thuộc loại rễ chùm. Thân cây được bao quanh là các lá có màu xanh tươi, lá cây có độ dài từ 10 - 20 cm. Các lá sẽ được nối với thân cây thẳng đứng.
Đối với các cây Hồng Môn để bàn cây có chiều cao dưới 30cm. Cây Hồng Môn lớn không nhanh lắm nhưng lại phát triển rất xum xuê. Đặc biệt cây ra hoa nhiều và các bông hoa lúc nào cũng đỏ thắm. Hoa Hồng Môn nở quanh năm, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hạ.
Cây Hồng Môn là loại cây có sức sống rất khỏe. Nếu như bạn lỡ quên không tưới cây một vài tuần chăng nữa thì cây vẫn xanh tốt, lá không hề bị úa một chút nào. Duy chỉ có hoa sẽ héo một chút mà thôi. Cây hồng môn trong phong thủy mang ý nghĩa may mắn, phát lộc cho chủ nhân. Cây lại có hoa nở quanh năm, màu hoa đỏ thắm nên được rất nhiều người lựa chọn làm cây để bàn.
Cây Hồng Môn có ý nghĩa gì?
Hồng tượng trưng cho ”Sắc hồng may mắn“, Môn tượng trưng cho ”Gia môn phú quý”. Cả 2 từ ghép lại tạo thành cái tên đẹp đẽ hoàn hảo về cả ngôn từ lẫn ý nghĩa. Cây có sắc hồng nở quanh năm mang lại may mắn ngập tràn, phú quý đầy gia tới cho chủ nhà và gia đình. Cây giống như ông thần tài mang phú quý về nhà vậy.
Cây Hồng Môn phong thủy còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
Trong công danh sự nghiệp, một chậu cây Hồng Môn đẹp mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiếng mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Hồng Môn còn có nghĩa là trường tồn, mãi mãi, cây tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Nên khi trong nhà hay khu vực làm việc có một chậu lan sẽ đem đến cho bạn nhiều điều tốt lành. Ngoài ra nó còn là biểu hiện của sự sinh sôi nảy nở, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và tổ chức.
Vị trí đặt cây Hồng Môn:
Hồng Môn là cây ưa ẩm và ưa ánh sáng. Khi chăm sóc cây Hồng Môn tốt nhất là để trong nhà - những nơi có đủ ánh sáng và không khí. Hạn chế để cây khô. Cây cũng rất thích hợp để trên bàn làm việc và trong môi trường điều hòa! Sau đây là những vị trí đặt cây thích hợp:
- Ban công, cửa sổ: cây Hồng Môn là loài ưa sáng. Để cây phát triển khỏe nhất, nhanh đơm hoa và đẻ nhiều nhánh con, hãy chọn vị trí ban công hoặc cửa sổ để trồng.
- Trên bàn làm việc, bàn học: nên để cây ở bàn có ánh sáng tốt. Cây có tác dụng hút tia bức xạ độc hại từ máy tính nên sẽ rất tốt cho mắt và da. Đặc biệt khi bạn làm việc nhiều với máy tính, điện thoại.
- Công trình nội thất: Ngoài có tác dụng làm cây để bàn trong nhà, cây Hồng Môn vẫn hay được dùng làm cây nội thất, cây công trình. Những quán cafe, ban công hay những bức tường mộc sẽ trở nên cực kỳ sinh động khi chúng được những chậu cây này trang trí.
- Trên quầy thu ngân, cửa hàng, cửa tiệm: Với ý nghĩa của cây Hồng Môn là mang lại may mắn và tiền bạc, sẽ là sự lựa chọn tốt khi để cây làm thần tài cho việc kinh doanh của bạn.
- Trang trí nhà hàng, khách sạn: Với màu sắc sáng, sang trọng nhất là khi kết hợp với những chậu màu trắng, màu hồng, cây sẽ tôn lên không gian sang trọng cho không gian căn phòng của bạn. Chăm sóc cây Hồng Môn trong nhà cần lưu ý tưới nước cho cây một tuần từ 1-3 lần. Để cây nơi có ánh sáng tự nhiên. Hạn chế để cây khô, thiếu nước khoáng, cây sẽ chậm ra hoa và không khỏe.
Chăm sóc cây Hồng Môn
Cây Hồng Môn có cách chăm sóc vô cùng dễ dàng. Vì lọc khí và hút bụi tốt nên lá hay bị bẩn, thi thoảng bạn có thể dùng khăn ướt để lau lá.
- Ánh sáng: Cây Hồng Môn thuộc loại cây để bàn văn phòng, có thể sống được ở trong môi trường máy lạnh, thiếu ánh sáng. Chỉ cần ánh sáng đèn huỳnh quang cũng có thể sống được.Tuy nhiên thiếu nắng thì lá cây sẽ không xanh đậm mà sẽ nhạt dần tùy theo mức độ thiếu sáng tới đâu. Tốt nhất là nên để cây Hồng Môn thủy sinh ở cửa sổ, hành lang những nơi có ánh sáng chiếu tới nhưng tránh được ánh nắng gắt. Vì nếu để ở trời nắng gắt cây dễ bị cháy lá.
- Nhiệt độ: Là loài cây ưa bóng mát và nhiệt độ trung bình. Ở điều kiện ẩm ướt, cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở 27 độ.
- Độ ẩm đất: Cây sẽ phát triển rất tốt nếu độ ẩm của đất đạt 70-80%.
- Nhân giống: Cây Hồng Môn là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống đúng vào lúc thay chậu. Thời điểm đó thường diễn ra vào mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm.
- Nước: Tưới 2 lần / ngày vào sáng sớm và chiều muộn. Lượng nước vừa đủ tùy theo kích thước cây. Khi bạn thấy cây hồng môn bị vàng lá thì bạn cần phải xem đó là cây đang bị hiện tượng gi. Có thể là bạn tưới quá nhiều nước hoặc là cây quá khô thì bạn cần phải bổ sung lượng nước tưới kịp thời và chỉ tưới vừa đủ lượng nước cây cần.
Muốn cây ra hoa đẹp thì phải siêng tưới cây. Nếu không có thời gian tưới thường xuyên, bạn có thể dùng đầu tưới nhỏ giọt tự động như hình trên. Loại này có thể dùng cho nhiều dạng chậu cây và cho mọi loại cây.
> Tìm hiểu thêm về dụng cụ tưới nhỏ giọt chậu cây tại đây.
14. Cây Đuôi Công
Cây Đuôi Công có tên khoa học là Calathea makoyana, xuất xứ từ Nam Mỹ. Cây Đuôi Công có nhiều loại: cây Đuôi Công xanh, Cây Đuôi Công tím, Cây Đuôi Công Đỏ… Cây Đuôi Công là loại cây phong thủy đang đươc ưa chuộng hiện nay. Nó thể hiện sự may mắn và thịnh vượng cho người sở hữu. Không chỉ đẹp về hình dáng mà cây đuôi công với bộ lá to còn giúp điều hòa không khí hiệu quả, ngăn chặn dị ứng. Lựa chọn Cây Đuôi Công trang trí nội thất chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!
Cây đuôi công để bàn đẹp, mang lại nhiều may mắn cho chủ nhân. Chậu cây thuộc hành mộc lại có màu xanh tươi. Cây có tác dụng chống dị ứng da và làm giảm nhiệt độ.
Đặc điểm của Cây Đuôi Công:
Cây Đuôi Công là loài thân thảo, thường sống theo bụi, thân cây thẳng đứng từ rễ lên ngọn. Lá cây từ cuối thân tỏa ra tạo hình dáng những chiếc ô tua ra từ trên xuống rất bắt mắt
Kích thước cây Đuôi Công: chậu cây có kích thước to - nhỏ khác nhau sẽ được dùng vào mục đích khác nhau.
- Chậu cây để bàn có chiều cao từ 15-30cm.
- Chậu cây nội thất lớn hơn có chiều cao từ 50cm trở lên. Cây nội thất thường được để trong các hội trường, cạnh bàn thu ngân…
Lá Cây Đuôi Công mọc từ thân rễ dưới đất, phiến lá màu xanh bóng, trên mặt lá có màu xanh non và mép lá có màu xanh đậm. Ngoài ra trên mặt lá còn có những vệt xanh đậm kéo dài, xen kẽ mọc từ gân lá ra nhọn hai đầu. Phía dưới có màu đỏ tía, phía trên xanh đậm nhạt xen kẽ tạo thành những viền nhỏ tương đối đẹp mắt.
Hoa Cây Đuôi Công có màu trắng và thường nở định kì trong năm. Cây có thân rễ nằm ẩn trong đất.
Ý nghĩa của Cây Đuôi Công:
Cây đuôi công còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt, người ta quan niệm cây thường mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ nên rất được ưa chuộng dùng để làm những món quà tặng cho bạn bè hoặc người thân.
Tác dụng thực tiễn Cây Đuôi Công:
- Hấp thụ bức xạ có hại từ máy tính điện thoại, bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi những bệnh nan y nguy hiểm.
- Trang trí nội thất: Cây thường được trồng làm cây cảnh trong nhà, giúp căn phòng trở nên đẹp và sinh động hơn.
- Mang lại không gian xanh cho nơi làm việc: Bàn làm việc nhàm chán khi có sự xuất hiện của chậu cây bỗng nhiên trở lên sáng hơn, tươi đẹp hơn và có thêm sức sống.
- Giúp bạn có thêm động lực để làm việc. Tăng cường hiệu quả làm việc lên tới 15% và tăng trí nhớ lên tới 20% (theo một nghiên cứu khoa học vào năm 2012 tại đại học Yale của Mỹ).
- Giúp bạn thêm yêu đời: Vẻ đẹp sinh động của cây còn tạo cho bạn cảm hứng bất tận, yêu thiên nhiên và cuộc sống hơn, đồng thời giải tỏa tâm lý hiệu quả.
- Bộ lá to tròn của cây còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, tạo cho bầu không gian của bạn luôn trong lành, tươi mát.
- Giảm kích ứng da, ngăn ngừa dị ứng. Cân bằng nhiệt độ bề mặt cơ thể.
- Là món quà tặng vô cùng ý nghĩa cho bạn bè, người thân mỗi dịp đặc biệt như ngày phụ nữ Việt Nam, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày lễ tình nhân …
Ý nghĩa phong thủy Cây Đuôi Công:
Cây đuôi công thuộc hành mộc trong ngũ hành kim - mộc - thủy - hỏa - thổ.
Cây tốt cho gan và mắt: Gan cũng thuộc hành mộc, cùng hành thì bổ nên cây bổ cho gan, gan và mắt thông nhau, ích tử bổ mẫu. Cây Đuôi công song song giúp gan hạ nhiệt, giải độc và giúp cho mắt sáng hơn, trong hơn. Điều này rất tốt đối với những người bị bệnh gan và mắt có tật cận thị.
Cây có màu xanh có tác dụng hạ hỏa, giảm bớt tính nóng nảy. Đưa các mối quan hệ của bạn dĩ hòa vi quý hơn. Làm tinh thần của bạn trở lên sảng khoái hơn. Sự thanh thản, nhẹ nhàng sẽ đến với bạn. Đó cũng chính là lí do ở nhiều công ty và văn phòng sử dụng loài cây có màu xanh làm cây trưng bày.
Cách chăm sóc Cây Đuôi Công
- Đất trồng: hỗn hợp than bùn, chất mùn, rêu, cát. Bón phân pha loãng từ giữa mùa xuân đến mùa thu, 2 tuần/lần, bổ sung thêm nitơ và sắt cho cây.
- Ánh sáng: Cây Đuôi Công thuộc họ cây ưa bóng, thích hợp với bóng râm, tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp. Môi trường văn phòng không có ánh sáng mặt trời là điều đáng lo ngại đối với những loài cây khác nhưng đối với cây Đuôi Công thì không.
- Nhiệt độ: Cây Đuôi Công thuộc họ cây ưa ẩm và có xuất xứ từ rừng rậm nhiệt đới nên cây thích hợp với sự ấm áp, nhiệt độ phòng 21-39°C.
- Độ ẩm: Độ ẩm của cây rất dễ điều chỉnh. Cây có thể sống trong môi trường độ ẩm cao như ngoài trời mưa hoặc trong các văn phòng, công sở độ ẩm thấp.
- Nước tưới: Tưới cho cây định kì 2 ngày/lần sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nhanh chóng cho ra lá và cây con.
15. Cây Dây Nhện
Cây dây nhện, hay còn gọi là cây Cỏ nhện, có xuất thân từ thành phố Đà Lạt mộng mơ. Từ xưa người ta đã vô cùng ưa chuộng loài cây cảnh mini này, lá cây có các sọc tia đặc biệt mang màu trắng và xanh đặc trưng. Cây có nhiều lá tủa ra từ thân, các nhánh lá đó đôi chút giống với lá cây mía, nhưng khác ở chỗ lá cây dây nhện đẹp hơn so với lá cây mía và thân lá mềm mỏng sờ vào rất thích. Trên bàn làm việc cây dây nhện được coi là người bạn đồng hành rất tốt.
Đặc điểm của cây dây nhện:
Cậu bạn cây dây nhện thuộc dòng cây thân thảo, rễ thuộc loại rễ chùm. Thân cây được bao quanh là các lá có màu xanh tươi, lá cây có độ dài từ 5 - 10 cm. Cỏ nhện lớn không nhanh lắm nhưng lại phát triển rất xum xuê. Nếu bạn có một chậu Cỏ nhện trên bàn làm việc chúng sẽ làm mới không gian làm việc của bạn hơn rất nhiều.
Cây dây nhện là loại cây có sức sống dẻo dai. Nếu như bạn lỡ quên không tưới cây một vài tuần chăng nữa thì cây vẫn xanh tốt, lá không hề bị úa một chút nào.
Vị trí đặt cây dây nhện:
Dây nhện là cây ưa bóng, ưa khô hạn và không cần chăm sóc quá nhiều. Tốt nhất là để trong nhà, để bàn học nơi ít nắng và hạn chế tưới nước cho cây.
Cây cũng rất thích hợp để trong môi trường điều hòa!
Ý nghĩa cây dây nhện
Ngoài ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, cây dây nhện còn có thể mang lại cảm giác thoải mái, giảm áp lực, stress, thậm chí có thể chữa được bệnh trầm cảm ^.^. Chính vì thế mà nếu bạn tặng ai đó cỏ nhện sẽ mang ý nghĩa chúc may mắn, mong người đó có cuốc sống không lo âu, vui vẻ.
Cây còn có tác dụng hút được tia bức xạ từ các thiết bị máy tính, nhất là khi bạn để chúng cạnh máy tính cá nhân của mình. Điều này đã được chứng minh qua thí nghiệm lâm sàng của NASA vào năm 2004.
Màu xanh của các loại cây trong đó có cây dây nhện giúp tăng cường thêm 20% trí nhớ và 15% hiệu quả làm việc.
Ý nghĩa phong thủy của cây dây nhện:
Lá cây xanh mướt điểm tô những xọc trắng chạy đều từ đầu lá tới cuối lá thể hiện sự thông suốt, xán lạn. Thân cây là một thân tỏa lá về bốn hướng thể hiện sự mạnh mẽ vươn xa, chí hướng bay cao.
Trong phong thuỷ, cây dây nhện còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
Trong công danh sự nghiệp cây mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiếng mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Cách chăm sóc và nuôi dưỡng cây dây nhện này như thế nào nhỉ?
Nhiệt độ lý tưởng để cỏ nhện phát triển ổn định là vào khoảng 20-38 độ C, không nên để cây ra ngoài nắng gắt vào mùa hè vì cây sẽ có hiện tượng khô héo, thâm lá, nhẹ thì cây sẽ chậm ra hoa nặng thì cây sẽ héo và chết!
Đất trồng cây dây nhện:
Đất trồng cây là một thành phần rất quan trọng cho sự phát triển của cây. Bạn nên dùng loại đất sỏi, xốp để trồng cây và thường xuyên làm tơi đất để cây dễ dàng hấp thụ được nước cùng các khoáng chất khác nhé. Trộn đất bằng đất nhật, đất tripad, tro rơm, sỉ than và một chút xơ dừa giúp cây giữ được độ ẩm. Sau khi đã có đất dinh dưỡng tốt cho cây rồi thì chỉ cần chăm chăm tí là được thôi!
Nước tưới:
Bạn nên tưới nước cho cỏ nhện một cách đều đặn, vào những ngày trời nóng thì có thể tưới 2 lần /1 ngày vì cây rất dễ bị mất nước, vào những ngày trời mưa ẩm ướt thì 1 tuần tưới một lần để tránh hiện tượng cây bị úng rễ nhé! Đặc biệt, nước mưa là loại nước vô cùng tốt để tưới cây vì trong nước mưa có rất nhiều khoáng chất giúp cây luôn xanh tươi và khỏe khoắn. Khi tưới cây bạn nên tưới từ lá xuống để đồng thời làm sạch lá cây.
Cây Dây Nhện cũng có thể được trồng thành hàng trang trí ban công. Để tiện cho việc tưới cây bạn có thể tham khảo hệ thống tưới nhỏ giọt ban công tại đây.
16. Cây Hoa Mười Giờ
Cây hoa mười giờ là loài cây có dáng lá nhỏ xinh, ra hoa cũng rất đẹp. Thích hợp để làm cây kiểng treo trước cổng, trong vườn hoặc để bàn trong nhà.
Kỹ thuật trồng hoa mười giờ:
Hoa mười giờ rất dễ trồng, có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Chuẩn bị đất sạch, trộn đều với phân bón, đất càng tốt thì cây càng khỏe, cho hoa càng to và đẹp.
Gieo trực tiếp hạt lên đất, đảm bảo độ ẩm cũng như ánh sáng, hạt sẽ nhanh mọc mầm. Với giâm cành, chỉ cần cắm cành hoa mười giờ xuống đất, chú ý nên chọn phần thân gần gốc, cây sẽ dễ phát triển.
Chăm sóc hoa mười giờ:
Tuy rằng nói hoa mười giờ dễ trồng và dễ sống, nhưng nếu chú ý các kỹ thuật chăm sóc, cây mười giờ sẽ xanh, đẹp, hoa sẽ ra to, nhiều, màu sắc tươi tắn hơn. Chăm sóc hoa mười giờ cần chú ý các yếu tố sau:
- Cắt tỉa: Nên cắt tỉa các cành đã già, hoặc khô héo, các cành vượt quá dài, không nên để cây quá rậm sẽ phát sinh nhiều bệnh và nấm.
- Loại cây thân rất mọng nước do vậy chúng được sâu ăn lá, ốc sên ưa chuộng, cần tỉa thưa để có ánh sáng chiếu vào và dễ xử lý khi phát hiện sâu hoặc ốc tấn công.
- Nên tưới nước vào buổi sáng sớm, từ thời điểm 8 giờ đến 10 giờ không nên tưới nước cho cây, vì lúc này cây đang có hoa. Nên để cho đất khô rồi mới tiến hành tưới nước
- Vị trí thích hợp cho cây phát triển và ra nhiều hoa là các khu vực khô ráo và có nắng trực xạ. Không nên để cây tại vị trí ẩm ướt hoặc khuất bóng sẽ xảy ra hiện tượng thối than, thối rễ và vươn dài thưa mắt.
- Phân bón: Nên bón phân Dinamic cho cây, định kỳ 1 tháng 1 lần, sau khi bón tưới nước đủ ướt đất trồng.
Thu hoạch hạt hoa mười giờ:
Sau khi hoa tàn sẽ cho quả hoa mười giờ. Dùng tay tách nhẹ quả hoa mười giờ chín, bạn sẽ thu được hạt hoa mười giờ. Thường thì hoa mười giờ Mỹ hạt nhỏ nhưng nhiều hạt, còn mười giờ sam hạt to nhưng 1 quả chỉ cho khoảng 4 - 6 hạt.
Ý nghĩa phong thủy:
- Cây có khả năng hút tia bức xạ từ máy tính và điện thoại, có lợi cho sức khỏe con người.
- Trang trí không gian xanh cho bàn làm việc tại doanh nghiệp, nhà ở.
Làm quà tặng, giúp trừ tà, mang lại ý nghĩa mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất cho chủ nhân.
17. Cây Lan Quân Tử
Lan quân tử hay còn được gọi với một số tên như: Lan huệ cam, huệ đỏ, đại quân tử. Tên khoa học của nó là: Clivia nobilis I, thuộc họ Thạch toán - Amaryllidaceae. Cây Lan quân tử xuất xứ từ Nam Phi, nay được đưa sang Trung Quốc và trồng phổ biến ở Việt Nam. Lan quân tử là loài hoa chịu được điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, sức sống vô cùng mạnh mẽ, kiên trì, nhẫn nại trước mọi khó khăn. Chính vì vậy, đây là loài hoa tượng trưng cho sự danh giá, phú quý, bậc quân tử mà chủ nhân của nó muốn có được.
Đặc điểm của cây lan quân tử
Cây lan quân tử là loại cây thuộc họ cây thân thảo, nhìn xa xa cây có dáng dấp như chiếc quạt cầm tay, cây có chiều cao khoảng từ 0.3 -0.9 m. Cây lan quân tử có sức sống mãnh liệt, có thể sống được ở những môi trường khắc nghiệt như nắng nóng, khô cằn, ẩm thấp, lạnh giá, …cho dù thế nào đi chăng nữa thì cây vẫn ra hoa rất đều và đẹp.
Thân cây kết hợp với lá thành thể thống nhất, có màu xanh đậm, dạng bẹ, chất da, xếp thành nhiều lớp đan xen nhau mọc rất khỏe, ngọn vươn ra thành hai bên đối xứng nhau. Bộ rễ khỏe manh, lan rộng, ăn sâu vào đất.
Lan quân tử cho ra hoa với màu sắc rất trang nhã nhưng không kém phần nổi bật. Hoa lan quân tử thường có màu vàng, màu đỏ, màu cam nở rất to và đều. Mỗi cây thường có ít nhất một cành hoa vươn thẳng đứng, mỗi nhánh gồm 2 - 3 chùm hoa, mỗi chùm khoảng 12 - 16 cánh hoa nở chụm lại, nằm đan xen giữa những tầng lá xanh mướt tạo thành một tổng thể rất hài hòa. Cây thường ra hoa và mùa xuân và mùa hạ. Đăc biệt, hoa lan quân tử rất lâu tàn, có thể nở duy trì cả tháng mà vẫn tươi tắn.
Rễ của cây hoa lan quân tử rất lớn, ăn sâu và rất khỏe, giúp cho cây có thể phát triển tốt giữa những môi trường khắc nghiệt.
Ý nghĩa của cây lan quân tử
Bản thân cái tên lan quân tử đã nói lên được ý nghĩa của loại cây này tượng trưng cho sự chính trực, quân tử. Ngoài ra, tùy vào những vị trí để lan quân tử khác nhau mà loài cây này cho những ý nghĩa khác nhau.
- Nếu bố trí ở cửa trước nhà, biểu thị cho phong cách quân tử của chủ nhân, mọi người đến thăm nhà bước vào cửa có thể ngắm hoa và hiểu được phong cách của chủ nhân.
- Nếu bày ở phòng đọc sách, như một lời tự nhắc nhở phải luôn sống và làm đúng một người quân tử.
- Nếu bàn làm việc rộng có thể bày ngay trên bàn, bên tay trái của chủ nhân khi ngồi làm việc. Chủ nhận sẽ được quý nhân phù trợ trong công danh, sự nghiệp.
- Đặt tại trên cửa nhà vệ sinh, ngoài tác dụng làm đẹp, còn có thể hấp thu và chuyển hóa khí độc từ nhà vệ sinh tống ra, cải thiện được môi trường của nhà, phòng làm việc.
Ngoài ra bạn có thể đặt lan quân tử ở bất cứ đâu vì loại cây này giúp hấp thụ các khí độc, cải thiện môi trường sống cho bạn.
Tác dụng của cây lan quân tử trong phong thủy
Với dạng lá hình tròn nhỏ, màu sắc bắt mắt, cây thường được chọn làm loại cây để bàn đẹp. Nếu bạn trang trí những chậu cây này tại nơi làm việc hoặc nhà ở không những giúp không gian sinh hoạt và làm việc thêm sinh động và còn giúp không khí được trong lành, thư thái.
Ý nghĩa phong thủy cây lan quân tử là trường tồn, mãi mãi. Cây tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Khi trong nhà hay khu vực làm việc có một chậu lan sẽ đem đến cho bạn nhiều điều tốt lành. Ngoài ra nó còn là biểu hiện của sự sinh sôi nảy nở, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và tổ chức.
Vị trí đặt cây lan quân tử đẹp
Với những tác dụng về mặt thực tiễn và về mặt phong thủy tốt như trên. Cây lan quân tử ngày càng trở thành loài cây để bàn được ưa chuộm hàng đầu. Khi mua cây về cũng cần chú ý tới cách chọn địa điểm đặt cây để cây phát huy tối đa tác dụng và ý nghĩa của chúng. Sau đây là những địa điển thích hợp nhất để đặt chậu cây nhỏ xinh mang tài lộc này.
- Trên bàn làm việc : Cây lan để trên bàn làm việc là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người. Khi để cây trên bàn làm việc và nhất là cạnh máy tính, điện thoại cây có tác dụng hút tia điện tử có hại từ máy tính. Từ đó bảo vệ rất tốt cho sức khỏe và nhất là cho mắt.
- Trên quầy thu ngân, cửa hàng, cửa tiệm : Với ý nghĩa cây lan quân tử là mang lại may mắn và tiền bạc nên sẽ là sự lựa chọn tốt khi để cây làm vị thần tài mang lại may mắn cho việc kinh doanh của bạn.
- Trang trí nhà hàng, khách sạn : Với màu sắc sáng, sang trọng nhất là khi kết hợp với những chậu màu trắng, màu hồng, cây sẽ tôn lên không gian sang trọng cho không gian căn phòng của bạn.
Cách chăm sóc cây lan quân tử
Như đã nói ở trên lan quân tử sống được ở những môi trường khắc nghiệt nên việc chăm sóc lan quân tử cũng rất đơn giản. Dưới đây là cách trồng lan quân tử, hãy cùng tham khảo và làm theo hướng dẫn để có một chậu cây để bàn khỏe mạnh nhé
- Nước tưới: Cây lan ưa ẩm ướt nhưng vẫn chịu được hạn khá tốt. Bạn cần duy trì đất trong chậu ẩm vừa phải nhưng không được nhão nước bởi nếu nhiều nước sẽ khiến rễ bị thối. Cụ thể là vào mùa xuân bạn cần tưới 1 lần trong 1 ngày, mùa hè thì dùng vòi phun tưới lên mặt lá và xung quanh mỗi ngày 2 lần, mùa thu thì 2 ngày tưới 1 lần, mùa đông thì chỉ cần một tuần tưới 1 lần là đảm bảo.
- Ánh sáng: Cây Lan Quân Tử thuộc loại cây để bàn văn phòng. Chính vì thế nó có thể sống được ở trong môi trường máy lạnh, thiếu ánh sáng chỉ cần ánh sáng đèn huỳnh quang cũng có thể sống được. Tuy nhiên thiếu nắng thì lá cây sẽ không xanh đậm mà sẽ nhạt dần tùy theo mức độ thiếu sáng tới đâu. Tốt nhất là nên để cây thủy sinh ở cửa sổ, hành lang những nơi có ánh sáng chiếu tới nhưng tránh được ánh nắng gắt. Vì nếu để ở trời nắng gắt cây dễ bị cháy lá và nếu bình cây bằng thủy tinh khả năng hấp thụ sẽ cao hơn khiến nước nóng dẫn tới chết cây.
- Dinh dưỡng: Cũng tương tự như nhiều loại cây cảnh khác, loại phân bón thích hợp và tiện lợi cho cây lan quân tử là phân bón NPK, hoặc phân vi sinh, phân trùn quế…. Khi thấy cây xấu, chậm phát triển bạn có thể hòa loãng phân NPK và tưới vào gốc cây.
- Sâu bệnh: Bạn có thể tưới dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với tỷ lệ 1/500 tưới vào gốc cây hoặc vùng đất xung quanh để phòng tránh bệnh héo rũ gốc, mốc trắng. Nếu cây có lá bị thối, vỏ cứng thì cần cắt bỏ phần bị thối và để ở nơi khô thoáng. Có thể dùng Streptomycin, Oxytetracyline pha loãng với tỉ lệ 1:5000 phun hoặc bôi lên nốt bệnh. Thường xuyên kiểm tra cây nếu phát hiện lá già úa thì nên cắt bỏ ngay tránh để rụng sẽ gây bệnh nhiễm nấm cho cây.
Nhân giống cây: cây được nhân giống bằng cách gieo hạt cây lan quân tử sau khi gieo hạt từ 1-2 tuần cây sẽ bắt đầu nảy mầm và phát triển xanh tốt.
Cây Lan Quân tử để trong nhà sẽ khá bất tiện để tưới cây, vì bạn phải tưới cẩn thận thì nước mới không văng ra nhà. Để tránh trường hợp này, bạn có thể sắm cho em ấy một chiếc chậu cây tự bơm nước tưới. Bạn có thể mua chậu cây tự tưới chính hãng với giá phải chăng tại đây.
18. Cây Sen Đá Đất
Sen đá đất - loài sen đá tượng trưng cho sức sống bền bỉ và sự vĩnh cửu cùng thời gian. Cũng giống như nhiều loài sen đá khác, sen đá đất hay còn được gọi là sen đất có những đặc trưng đặc biệt mà không có loài cây nào có.
Đặc điểm của sen đất:
Cũng giống như những loài sen đá khác. Sen đất có tên khoa học là succulent. Lá cây là sự hòa trộn đặc biệt giữa màu xanh của sen đá kim cương lá màu xanh da trời mà không có ở bất cứ loài cây nào. Đường kính của một cây trưởng thành là từ 7 - 12 cm. Thân cây ngắn nối liền với rễ cây. Rễ cây thuộc họ rễ chùm bao quanh phần đất bên dưới giúp hút dinh dưỡng đi nuôi cây.
Tác dụng và ý nghĩa của sen đá đất:
Tác dụng của sen đá đất: Sen đất có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Một nghiên cứu của đại học Havard đã chứng minh rằng sen đá có tác dụng hút các tia bức xạ có hại từ các thiết bị máy tính, điện thoại… bảo vệ rất tốt cho sức khỏe cơ thể cũng như da. Nếu bạn có một chậu sen đá trên bàn, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Ý nghĩa của sen đá đất: Sen đất có màu xanh tượng trưng cho sự năng động, nhanh nhẹn, sức sống trẻ khỏe, tinh thần làm việc hăng say không bao giờ bỏ cuộc. Sức sống của cây sen đá thể hiện ý nghĩa về sức sống vĩnh cửu. Thường thì ý nghĩa vĩnh cửu này được áp dụng trong tình yêu và các mối quan hệ.
Cách chăm sóc sen đất:
Duy trì sự sống cho cây sen đá là một việc làm thú vị mà cũng khó khăn. Có 2 yếu tố tác động lớn đến sự sống còn của sen đá chính là nước và ánh sáng.
- Nước:
Sen đá có nguồn gốc từ Mexico một trong những đất nước nắng nóng và khô hạn, do vậy những loài cây có thể sống tốt ở đây chính là những loại có thể trữ nước ở lá và thân, và sen đá là một trong những loại như vậy. Nước không quá cần thiết đối với sen đá nhưng vẫn phải đủ để nó có thể duy trì sự sống và phát triển, tuy nhiên nếu sen đá bị sống trong một trường ẩm từ 4 - 5 ngày sen đá sẽ bị thối nhũn dần từ gốc và bắt đầu rụng hết lá.
Cách tưới nước:
Điều chỉnh lượng nước luôn là một vấn đề không dễ dàng với sen đá. Đối với không khí khô, thời tiết nóng vào mùa hè thì có thể 1 tuần / 2 lần, còn thời tiết lạnh, ẩm, mùa đông 2 tuần / 1 lần . Còn thường thì sẽ là 1 tuần chỉ cần tưới nước một lần. Cách tưới tốt nhất là tưới theo kiểu ngấm ngược. Ở mỗi chậu cây sẽ có một lỗ thoát nước, nhưng nó còn có tác dụng là ngấm nước. Bạn có thể đặt cây vào trong khay, bồn nước có mực nước bằng 1/3 chiều cao chậu, sau đó để khoảng 30s với chậu nhỏ và 40s đối với chậy lớn thì nhấc ra. 1 tuần bạn chỉ cần làm như vậy một lần.
Vì sao nó được coi là cách tối ưu nhất đối với sen đá? Sen đá là loại thường có nhiều lá hoặc trên lá có phấn, nếu bạn tưới trực tiếp lên cây thì có thể nước sẽ bị đọng ở trên lá không thoát ra được dẫn đến thì trạng lá bị thối, ngoài ra nếu bạn dội nước mạnh những loài cây có phấn sẽ bị mất đi lớp phấn ở ngoài lá khiến nó không còn đẹp. Nếu điều kiện không cho phép hoặc bạn không thể tưới theo kiểu đó thì hãy cố gắng tưới nước càng gần mép chậu càng tốt.
Còn một trong những cách nữa mà dành cho người đã trồng lâu lắm, đó là nhìn lá mà tưới nước. Xương rồng / sen đá rất ít khi chết vì thiếu nước, có những loại bạn để cả tháng không cần tưới cũng không sao. Khi lá đủ nước sẽ cứng và căng mọng, khi thiếu nước nó sẽ nhăn nheo và mềm. Bạn có thể dựa và đặc tính đó để tưới cho cây. Tối đa cũng chỉ 2 lần trên tuần.
- Ánh sáng:
Ánh sáng là phần cần thiết nhất đối với loài sen đá. Nên bạn hãy để nó ở nơi có nhiều ánh nắng, nhất là ánh sáng buổi sớm và chiều tối, ánh sáng tốt nhất là bạn để cây ngoài trời có mái, lưới che đi khoảng 30%.
Tắm nắng cho sen đá: Nếu bạn để cây trong văn phòng không có ánh sáng thì 2 - 3 ngày hãy mang nó ra nắng 1 lần 8h.
Chú ý: Nắng rất cần thiết những không có nghĩa là cứ càng nắng càng tốt, nếu bạn đã có con nhỏ thì bạn sẽ biết, ánh nắng rất tốt cho bé và bé cần tắm nắng nhưng không phải là 12h trưa cho bé ra ngoài trời nắng mà phải là ánh nắng nhẹ buổi sáng. Đối với sen đá cũng thế cần nắng không có nghĩa là phơi cây và trưa nắng gắt, điều này khiến sen đá sẽ bị héo lá và mất nước, hãy che nắng cho cây vào những lúc nắng gắt.
Xem thêm:
Tổng hợp những loài cây trồng giàn cho không gian vườn nhà thêm bắt mắt
Các loại nấm bệnh trên cây hoa hồng - cách phòng và chữa bệnh
35 ý tưởng trang trí ban công chung cư / nhà phố nhỏ hẹp bằng cây và hoa đẹp lung linh
Lời kết
Những chậu cây cảnh “hút tài lộc” trên đều phổ biến và rất dễ kiếm. Giá chỉ khoảng 200 000. Bạn có thể mua chúng tại các cửa hàng chuyên kinh doanh cây cảnh trang trí nhà, văn phòng hoặc tham khảo trên các trang web bán hàng online uy tín. Chúc bạn tìm được những chậu cây ưng ý.
Nếu bạn muốn trồng cây với quy mô lớn và chăm sóc bài bản hơn, có thể bạn sẽ cần đế hệ thống tưới cây tự động. Tham khảo phương pháp tưới tự động cho cây trong nhà tại đây hoặc liên hệ cho Claber để được tư vấn.
vuidulich.vn - Thiết bị tưới cây tự động Italy
Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84888672676
Email: cskh.claber.vn@gmail.com
Website: vuidulich.vn
Facebook: vuidulich.vn/claber.vn