Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt trần chi tiết từ A

Or you want a quick look:

Chiếc quạt trần quá quen thuộc với chúng ta tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều người không biết cấu tạo của quạt trần bao gồm những bộ phận nào? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Sau đây điện máy Sharp Việt Nam chia sẻ tới bạn đọc cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt trần chi tiết từ A – Z trong bài viết dưới đây để các bạn cùng tham khảo nhé. Nội dung bài viết Cấu tạo của quạt trần – Cấu tạo của quạt trần về cơ bản sẽ gồm các bộ phận chính như sau: Động cơ điện: Đây chính là bộ phận tạo chuyển động quay cho quạt, thường có 2 loại chính là loại có tụ và loại có vòng chập. Để bảo vệ động cơ điện nhà sản xuất đặt bên trong bầu quạt. Cánh quạt: Là bộ phận dùng để tạo ra gió, thường được làm từ các chất liệu như nhựa, hợp kim, gỗ, sợi thủy tinh… và có nhiều màu khác nhau. Số lượng cánh của quạt trần có thể là 3, 4, 5 hay thậm chí là 8 cánh, 10 cánh. Cánh quạt trần được gắn vào bầu quạt bằng ốc vít, giá đỡ. Bộ điều tốc (hộp số): Là bộ phận dùng để điều chỉnh tốc độ gió của quạt trần. Quạt trần có thể có từ 3 đến 9 mức tốc độ gió. Hộp điện: Là bộ phận để nối dây điện của quạt trần với đường điện trong nhà, được gắn trên trần nhà. Ống treo (ty quạt trần): Là bộ phận dùng để treo quạt lên trần nhà. Phễu trên: Trong cấu tạo của quạt trần thì đây là bộ phận dùng để che đi phần móc treo hoặc phần vít và hộp điện trên trần nhà. Ốc vít: Để gắn những cánh quạt vào trong bầu quạt và gắn những phụ kiện khác vào nhau Phễu dưới: Để hứng dầu tránh chảy ra quạt. Chỉ có ở quạt loại 3 cánh; Phễu trên: Để che đi toàn bộ móc treo và hộp điện ở trên trần nhà; Đèn trang trí: Lắp dưới quạt để chiếu sáng (chỉ có ở loại 4~6 cánh) Điều khiển từ xa: Remote giúp người dùng có thể dễ dàng bật, tắt quạt hoặc điều chỉnh chế độ gió, tốc độ gió hoặc hẹn giờ tắt quạt từ bất kì vị trí nào trong phòng mà không cần phải đi đến tận nơi gắn hộp số.

READ  Toán học cao cấp - Nguyễn Đình Trí (2 tập)
– Các bạn có thể tham khảo: cấu tạo của quạt điện. Nguyên lý hoạt động của quạt trần – Nguồn cấp năng lượng (Khi chúng ta bật công tắc điện) giúp khởi động, làm quay động cơ. Sau đó động cơ điện sẽ bắt đầu vận hành chuyển đổi theo chiều đã thiết lập, tùy thuộc vào thông số tốc độ người dùng lựa chọn. – Động cơ vận hành sẽ làm quay cánh quạt, khi động cơ nhận được lệnh vận hành, cánh quạt gắn trên Roto cũng sẽ quay theo chiều đã được cài đặt. Khi đó luồng gió nhanh/chậm sẽ dựa vào tốc độ quay của động cơ được điều khiển bởi bộ điều tốc theo thiết lập trước đó. Phân loại của quạt trần – Quạt trần hiện nay rất đa dạng về mẫu mã. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất thì chúng tôi sẽ tạm phân chia chúng dựa trên sự khác biệt về cấu tạo và nguyên lý hoạt động như sau: 1. Loại quạt trần có cánh: Các sản phẩm loại này có nguyên lý hoạt động cơ bản là như nhau, chỉ có khác biệt về thiết kế, được chia thành 3 nhóm nhỏ gồm: Quạt trần truyền thống: Là loại có sải cánh quạt rộng 1,2 – 1,5 mét, cánh quạt luôn xòe ra. Quạt trần tự thu cánh: Là loại mà khi không chạy thì cánh quạt thu gọn lại, khi chạy thì các cánh mới xòe ra, cánh quạt thường ngắn hơn một chút so với quạt trần truyền thống. Tham khảo: Đánh giá quạt trần tự thu cánh (quạt trần cánh xếp). Quạt trần hộp: Là loại mà động cơ và cánh quạt được thiết kế nằm gọn trong một khung hộp, các cánh quạt luôn xòe ra, cánh quạt ngắn hơn khá nhiều so với quạt trần truyền thống. Xem thêm: Đánh giá quạt trần hộp.
READ  Động năng là gì ? Độ biến thiên và công thức tính động năng ? Bài tập có lời giải ?
2. Loại quạt trần không cánh: Loại quạt trần không cánh này là sản phẩm khá mới mẻ ở Việt Nam, có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác hẳn so với quạt trần có cánh mà mọi người đã quen thuộc. Các bạn có thể tìm hiểu quạt không cánh là gì? – Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt trần rồi nhé.
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply