Cấu tạo bóng đèn cao áp và 3 điều quan trọng nhất về đèn cao áp

Or you want a quick look: 1. Cấu tạo của bóng đèn cao áp

Cấu tạo bóng đèn cao áp với 3 bộ phận quan trọng là chấn lưu, kích cao áp và bóng đèn. Mỗi bộ phận giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động chiếu sáng của đèn. Thông tin bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của bóng cao áp.

1. Cấu tạo của bóng đèn cao áp

1.1 Ballast (chấn lưu) là bộ phận chính trong cấu tạo bóng đèn cao áp

  • Chấn lưu là một trong những bộ phận quan trọng của đèn cao áp.
  • Nếu chấn lưu của đèn cao áp được sử dụng sai cách sẽ dẫn đến tình trạng đèn cao áp không thể làm việc tối ưu. Không hoạt động đúng công suất của đèn dẫn đến giảm tuổi thọ của đèn.

1.2 Kích đèn cao áp – bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo bóng đèn cao áp

  • Tuy là một linh kiện nhỏ nhưng kích đèn cao áp được xem là một linh kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong bộ đèn cao áp.
  • Kích đèn cao áp giúp cho bộ đèn được khởi động trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Giá trị của kích đèn cao áp sẽ phụ thuộc vào công suất của các chấn lưu được lựa chọn sử dụng cho bộ đèn.
READ  6 cách nạp game Vân Mộng Kiếm Tình an toàn, đơn giản

1.3 Tụ điện

  • Tụ điện được tạo thành từ hai bề mặt dẫn điện và được ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi.
  • Khi điện thế giữa hai bề mặt này xuất hiện sự chênh lệch và dẫn đến sự xuất hiện của những điện tích có cùng điện lượng, trái dấu với nhau.

1.4 Bóng đèn cao áp

  • Loại bóng đèn cao áp thường được lựa chọn để lắp đặt là loại bóng có công suất cao.
  • Một số loại bóng cao áp phổ biến: Metal Halide, Natri, thủy ngân, Sodium.
Cấu tạo bóng đèn cao áp

1.5 Chóa bóng đèn cao áp

  • Chóa đèn cao áp là một bộ phận có tác dụng bảo vệ đèn trong quá trình sử dụng.
  • Chóa đèn cao áp thường được thiết kế từ nhôm hoặc hợp kim nhôm có độ bền cao; chịu được tác động của ngoại cảnh. Đảm bảo tính an toàn cao trong quá trình sử dụng.

Xem ngay: Top 7 chóa bóng đèn cao áp giúp tiết kiệm 60% điện năng

2. Nguyên lý hoạt động kích đèn cao áp

2.1 Kích đèn cao áp là gì?

  • Kích đèn cao áp là một bộ phận không thể thiếu trong bộ đèn cao áp. Đây là bộ phận quan trọng giúp cho bộ đèn có thể khởi động trong một thời gian ngắn.
  • Một số dòng kích cao áp phổ biến trên thị trường: Kích đèn cao áp SN 58, kích đèn cao áp SN 56, kích đèn cao áp SN 57, kích đèn cao áp SN 51.

2.2 Nguyên lý hoạt động

  • Kích đèn cao áp sẽ giúp cho bóng đèn sáng; nếu bộ kích ngừng hoạt động thì dòng điện sẽ không đi qua và bóng sẽ ngừng sáng. Nhờ có bộ kích của đèn mà bóng đèn sẽ hoạt động nhanh và ổn định.
  • Kích độc lập sẽ thường sử dụng mạch điện tử tạo xung trong kích. Chính vì lý do này mà sản phẩm không cần đến sự trợ giúp của cuộn dây của Ballast tạo xung.
  • Thường thì kích độc lập chỉ dùng dãy công suất ghi trên kích. Không nên dùng kích có công suất sát với công suất của bóng đèn vì dễ cháy nổ trong quá trình sử dụng.
  • Với các loại kích phụ thuộc thì thường sẽ sử dụng bộ điện tử tạo xung trong kích. Sản phẩm này sẽ luôn cần đến sự trợ giúp của cuộn dây của Ballast. Khi đèn đã sáng ổn định thì sẽ không có bất cứ dòng điện nào đi qua kích.
READ  Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức 20/10

2.3 Cách kiểm tra tụ kích trong cấu tạo bóng đèn cao áp

Trên thị trường có rất nhiều loại tụ kích đèn cao áp được bán rộng rãi với chất lượng và mức giá thành khác nhau. Để lựa chọn được tụ kích đèn cao áp chất lượng, cần phải kiểm tra trước khi mua. Dưới đây là cách kiểm tra tụ kích đèn cao áp.

  • Để đèn được hoạt động tốt, đầu tiên bạn cần lựa chọn loại kích đèn phù hợp với hệ thống đèn dự định sử dụng. Khi lắp đặt thử kích đèn, nếu đèn không thể hoạt động ổn định thì kích đèn đã lựa chọn không phù hợp với đèn. Nên chọn loại kích đèn có công suất nhỏ hơn so với công suất của bóng đèn để có hiệu quả hoạt động tốt nhất.
  • Những loại kích đèn chất lượng sẽ có bộ vỏ được thiết kế với hình thức nhỏ gọn, vừa phải. Các thông tin về thông số hoạt động của kích đèn được in rõ ràng, khó bị bong tróc và phai màu.
  • Các mối nối linh kiện và các điểm nối bên ngoài của kích điện được thiết kế với hình thức đẹp, còn mới, không bị rỉ sét.
  • Nên lựa chọn kích đèn tại các đơn vị cung cấp uy tín, có tiếng trên thị trường. Tránh hàng chợ, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem thêm thông tin hướng dẫn về: Sửa chữa bóng đèn cao áp

3. Cấu tạo đèn cao áp thủy ngân

3.1 Cấu tạo bóng đèn cao áp thủy ngân

  • Đèn cao áp thủy ngân là loại đèn có sử dụng hệ thống hơi thủy ngân để có thể phát ra các tia sáng nằm trong vùng lơ tím và tia tử ngoại.
  • Loại bóng đèn này sử dụng công nghệ cũ, phát ra tia cực tím và tia tử ngoại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sử dụng lâu dài sẽ rất độc hại, ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.
  • Nhìn chung, đèn cao áp thủy ngân có cấu tạo rất đơn giản.
Cấu tạo đèn cao áp thủy ngân
Cấu tạo đèn cao áp thủy ngân

Cấu tạo của bóng đèn cao áp thủy ngân gồm:

  • Bầu thủy tinh;
  • Khí CO2 và ống thủy tinh thạch anh;
  • Mặt bên trong phủ lớp phát quang;
  • Thủy ngân và các điện cực khí agron;
  • Các điện cực ra;
  • Điện trở và các dây cuốn.
READ  Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

3.2 Bóng đèn cao áp thủy ngân có độc hại không?

  • Nói về đèn cao áp thủy ngân, chắc hẳn ai cũng biết rằng đây là loại đèn có tính độc hại rất cao trong quá trình sử dụng.
  • Đèn phát ra các tia tử ngoại, tia cực tím nên sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Bên cạnh đó, sử dụng loại đèn này còn gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
  • Với việc gây độc hại trong quá trình sử dụng, nếu không bắt buộc phải sử dụng loại đèn này thì bạn nên lựa chọn các loại đèn cao áp khác không gây hại để sử dụng.

4. Cách đấu đèn cao áp Philips

4.1 Các bước đấu nối

Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ đấu nối đèn

  • Bóng đèn cao áp với công suất theo nhu cầu: 150W, 250W, 400W, 1000W…
  • Đui đèn cao áp tùy thuộc vào công suất bóng hoặc đui cao áp E40;
  • Tăng phô/ Ballast;
  • Kích tụ, chóa đèn;
  • Băng keo, dây điện, kìm, tua vít…

Bước 2. Tiến hành lắp đặt đèn

Bước 3. Kiểm tra lại đèn có hoạt động ổn định không.

Một số lưu ý khi lắp đặt đèn:

  • Nếu lắp đặt các loại đèn cao áp 1000w thì nên dùng các loại dây có kích thước 1.5mm và nên sử dụng dây đồng;
  • Các mạch điện bóng đèn cao áp phải tuyệt đối chính xác, tránh cẩu thả trong quá trình lắp đặt đèn.
  • Sau khi lắp ráp xong cần phải kiểm tra lại mạch đấu và các mối nối, các con vít đã vặn hay chưa rồi mới bật thử đèn.

4.2 Sơ đồ đấu nối

Đấu nối đèn cao áp Philips được thể hiện cụ thể trong sơ đồ sau:

Sơ đồ đấu nối đèn led Philips
Sơ đồ đấu nối đèn led Philips

Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo bóng đèn cao áp đang được sử dụng trong giai đoạn hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc lựa chọn sử dụng đèn cao áp.

Tham khảo sản phẩm: đèn led dùng cho nhà xưởng trên website: mobitool.net với đa dạng model, công suất. Đây là giải pháp chiếu sáng an toàn, tiết kiệm điện thay cho bóng đèn cao áp.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply