Trái đất là một hành tinh thuộc hệ mặt trời, còn được gọi là “hành tinh xanh”. Trong bài viết này chúng ta cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về cấu tạo bên trong của trái đất, vị trí hình dạng và kích thước của trái đất trong hệ mặt trời nhé.
Nội dung chính bài viết
Cấu tạo bên trong của trái đất
Trong sách địa lý lớp 6, bài 10 viết về cấu tạo bên trong của trái đất, trái đất được chia ra làm 3 lớp:
Lớp vỏ
- Lớp vỏ trái đất là lớp nằm ở vị trí ngoài cùng, là nơi sinh sống của con người và các loài sinh vật khác.
- Vỏ trái đất có độ dày khoảng 50 – 70km, chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của trái đất. Càng đi sâu vào lớp vỏ trái đất nhiệt độ càng cao, nhiệt độ cao nhất đạt tới (1000^{o}C) (chú thích: 1000oC)
- Trên bề mặt vỏ trái đất có các thành phần tự nhiên như núi, sông, đại dương,….
Lớp trung gian
- Lớp trung gian của trái đất còn được gọi là matle, là phần nằm giữa vỏ và lõi trái đất, chiếm khoảng 83,3% thể tích của trái đất.
- Độ dày của lớp trung gian khoảng 3000km, Thành phần gồm có silic, oxy, sắt, magie.
- Thành phần vật chất trong lớp trung gian ở trạng thái dẻo quánh giống như nhựa đường, giúp cho vỏ trái đất di chuyển.
- Nhiệt độ trong lớp trung gian khoảng 1000 – 2000oC (2000^{o}C), nếu như đoạn nào của lớp vỏ trái đất có khe nứt, dòng vật chất từ lớp trung gian chảy ra gọi là dung nham, hình thành nên những ngọn núi lửa.
Lớp nhân (lõi)
- Là phần trong cùng của trái đất, có hình cầu, đường kính khoảng 3000km, tồn tại ở trạng thái rắn ở ngoài lỏng ở trong, nhiệt độ tương đương với sức nóng trên bề mặt của mặt trời.
- Cấu tạo chủ yếu là hợp kim sắt – niken và một lượng nhỏ các nguyên tố khác.
Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất
Vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời
Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời: tính từ mặt trời thì trái đất nằm ở vị trí thứ 3, nằm giữa trái đất và mặt trời là sao thủy và sao kim. Thứ tự trong hệ mặt trời là: mặt trời, sao thủy, sao kim, trái đất, sao hỏa, sao mộc, sao thổ, sao thiên vương và sao hải vương.
Hình dạng và kích thước của trái đất
– Hình dạng của trái đất là hình cầu. Điều này được Pitago phát hiện từ thế kỷ IX trước công nguyên nhưng không đưa ra được chứng minh. Đến năm 340, Arixtốt đã chứng minh được trái đất có hình cầu và được ghi trong cuốn “Về bầu trời”.
Kích thước của trái đất: trái đất là một hành tinh có kích thước rất lớn.
- Diện tích bề mặt: 510 triệu Km2.
- Bán kính ở xích đạo (bán kính trục lớn): 6.378 km, nằm trên đường kinh tuyến 150 kinh đông.
- Bán kính cực (bán kính trục nhỏ: 6.356 km, nằm trên kinh tuyến 1050 kinh đông.
- Chiều dài đường xích đạo: 40.076km.
Trái đất là một hành tinh phức tạp mà con người vẫn chưa thể khám phá hết. Hy vọng với những kiến thức được chúng tôi tổng hợp từ sách giáo khoa địa lý lớp 6 đã giúp các bạn nắm được những thông tin cơ bản nhất về cấu tạo bên trong của trái đất, vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất.