Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu

Or you want a quick look:

Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành để thấy đây là một hình ảnh đẹp và giàu giá trị biểu đạt. Vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu đã thể hiện vóc dáng, sức mạnh và phẩm chất của những người dân Tây Nguyên kiên cường. Rừng xà nu đã tượng trưng cho khát vọng hòa bình, khát khao tự do, cho sức sống mãnh liệt cũng như phẩm chất anh hùng của người dân Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là một hình ảnh mang tính khái quát cao, nhưng cũng rất giàu chất thơ lãng mạn của núi rừng. Hình tượng này đã thành một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn và đem đến sức hấp dẫn cho bạn đọc. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu, phân tích và cảm nhận hình tượng cây xà nu qua bài viết dưới đây!

Mở bài: Như Chế Lan Viên đã từng viết:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Mảnh đất thân thương gắn bó như máu thịt không chỉ để lại dấu ấn trong cách sinh hoạt của người dân bản địa, trong văn hóa mà còn để lại dấu ấn rõ nét trong sáng tác văn chương. Nếu Sơn Nam đã phải lòng sóng nước miền Nam, Tô Hoài bén duyên cùng tập quán vùng cao Tây Bắc, thì Nguyễn Trung Thành lại yêu quý gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Tình yêu của Nguyễn Trung Thành dành cho mảnh đất và con người nơi đây được thể hiện rõ trong tác phẩm Rừng xà nu. Nổi bật trong thiên truyện này không chỉ là những con người bất khuất mà còn là hình tượng cây xà nu mang đậm dấu ấn Tây Nguyên.

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu

Để cảm nhận hình tượng cây xà nu cũng như những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này, người đọc cần nắm được những nét chính về tác giả cũng như tác phẩm.

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành là một bút danh khác của Nguyên Ngọc, tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu. Ông sinh năm 1932, ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1950, khi đang học phổ thông, ông đã gia nhập quân đội. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông được chuyển làm phóng viên báo Quân đội Nhân dân ở liên khu V. Lúc này, ông hoạt động dưới bút danh Nguyên Ngọc. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, ông chuyển tập kết ra Bắc.

Năm 1962, ông trở lại chiến trường miền Nam, làm chủ tịch Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ. Đồng thời cũng trong thời gian này, ông phụ trách tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của Quân khu V. Trong hai cuộc kháng chiến, Nguyễn Trung Thành chủ yếu gắn bó với chiến trường Tây Nguyên. Vì vậy, mảnh đất Tây Nguyên đã để lại dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của ông.

Năm 2001, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các sáng tác của ông có thể kể đến tiểu thuyết Đất nước đứng lên (1954), truyện vừa Mạch nước ngầm (1968), tập truyện ngắn Trên rẻo cao (1961), tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969), tiểu thuyết Đất Quảng (1971, 1974).

Tìm hiểu về truyện ngắn Rừng xà nu

Trước khi cảm nhận hình tượng cây xà nu, ta cần nắm được một số thông tin về tác phẩm. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết vào đầu năm 1965, ở căn cứ khu Trung Trung Bộ. Đó là thời điểm Mĩ tập trung tấn công ồ ạt vào miền Nam và đánh phá ác liệt miền Bắc bằng không quân và hải quân. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Cả nước trở thành chiến trường, mỗi người dân đều trở thành chiến sĩ chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của giặc.

Truyện ngắn Rừng xà nu đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ (số 2 năm 1965). Sau đó, tác phẩm được in tuyển tập truyện ngắn và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).

Truyện kể về phong trào nổi dậy của người dân làng Xô Man ở Tây Nguyên. Trong truyện ngắn này, bên cạnh những con người anh hùng của làng Xô Man như Tnú, cụ Mết, Dít, thì ta còn bắt gặp một đối tượng quan trọng luôn xuất hiện cùng người dân làng Xô Man, đó là rừng xà nu. Rừng xà nu không chỉ là hình ảnh mang đậm dấu ấn của khung cảnh núi rừng Tây Nguyên mà nói còn tượng trưng cho con người Tây Nguyên với sức sống mạnh mẽ bất khuất dù phải chịu nhiều thương đau trong cuộc kháng chiến.

Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu

Vẻ đẹp hình tượng cây xà nu mang đậm dấu ấn Tây Nguyên

Khi cảm nhận hình tượng cây xà nu, ta thấy cây xà nu xuất hiện với một vị trí quan trọng trong tác phẩm, một trong những vị trí quan trọng nhất đó chính là nhan đề. Cây xà nu chính là hình ảnh đặc trưng cho không gian Tây Nguyên cũng chính là linh hồn của tác phẩm. Ngay từ nhan đề, tác giả Nguyễn Trung Thành đã gợi ra vẻ đẹp hùng tráng, hoang dại và sức sống mãnh liệt của cây xà nu cũng như của những con người nơi mảnh đất này.

Cảm nhận hình tượng cây xà nu để thấy nó đã gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân làng Xô Man: đồi xà nu là nơi cụ Mết và Dít tiễn Tnú ra đi; khói xà nu xông đen bảng nứa giúp Mai và Tnú viết được những con chữ đầu đời, mở đường dẫn lối hướng về cách mạng; rừng xà nu bảo vệ cho cả làng: “Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Nó là một phần sự sống của Tây Nguyên, mang đặc trưng của Tây Nguyên, gắn bó mật thiết với con người nơi đây.

Cây xù nu còn tham dự vào những sự kiện trọng đại của buôn làng Xô Man, của Tây Nguyên. Cảm nhận hình tượng cây xà nu để thấy nó đã chứng kiến sự giác ngộ, hi sinh thầm lặng, ý chí và quyết tam quật khởi của dân làng Xô Man. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú. Đuốc xà nu soi sáng cho dân làng chuẩn bị vũ khí. Lần tiếp theo, ánh lửa đuốc xà nu bừng sáng đỏ rực, lấp loáng ánh giáo mác, với tiếng hô “Chém hết” của cụ Mết, đã soi tỏ mười tên giặc, trong đó có thằng Dục ác ôn, nằm sóng soài trên vũng máu, ngổn ngang quanh đống lửa xà nu. Bên bếp lửa xà nu, tại nhà ưng, cụ Mết tập hợp buôn làng, kể về cuộc đời đầy bi tráng của Tnú, kể về lịch sử hào hùng của bộ tộc.

Cảm nhận hình tượng cây xà nu để thấy hình ảnh này còn len lỏi thấm đẫm trong từng nếp nghĩ, trong tâm hồn người dân Tây Nguyên. Tnú cảm nhận cụ Mết bằng hình ảnh của cây xà nu “ngực cụ căng như cây xà nu lớn”. Còn cụ Mết cũng nói về cây xà nu với tất cả tình yêu thương, sự tự hào “Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”. Như vậy cây xà nu không chỉ gắn với đời sống vật chất mà còn gắn với đời sống tinh thần, trở thành một phần máu thịt của người dân làng Xô Man.

Cây xà nu chịu nhiều thương đau dưới bom đạn kẻ thù

Mở đầu tác phẩm là hình ảnh cây xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc. Ngày nào cũng bị bắn hai lần. Nhưng “hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu”. Rừng xà nu đã ưỡn tấm ngực lớn của mình ra để che chở cho người dân làng Xô Man. Khi cảm nhận hình tượng cây xà nu, người đọc sẽ nhận ra rừng xà nu đã trở thành một minh chứng lịch sử cho sự bạo tàn của kẻ thù. Rừng xà nu bỗng chốc trở thành đối tượng cho giặc ném bom tàn phá và hủy diệt.

Tác giả đã dựng nên một sự sống trong thế tương quan đối lập với cái chết, một sự sinh tồn đang đối mặt với nguy cơ bị diệt vong.“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương…ở chỗ vết nhựa ứa ra tràn trề…rồi dần dần bầm ra đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”, “Có những cây xà nu lớn ngang tầm ngực người nhưng rồi lại bị đại bác chặt đứt làm đôi”, “vết thương không lành được mà cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết…”.

Từ cây non cho đến cây trưởng thành không cây nào là không bị thương. Sự đau đớn dữ dội ấy dường như cũng chính là sự đau thương mà con người phải gánh chịu. Điều này cũng tương đồng với những mất mát đau thương, hi sinh của dân làng Xô Man. Đó là cái chết đau đớn của anh Xút, bà Nhan, hai mẹ con Mai. Đó là mười đốt ngón tay đã bị đốt cháy của Tnú. Đó không chỉ là những vết thương của dân làng Xô Man mà còn là vết thương của cả Tây Nguyên, cả dân tộc Việt Nam. Cảm nhận hình tượng cây xà nu giúp người đọc thấm thía biết bao về những hy sinh lặng thầm…

Tác giả đã sử dụng những từ ngữ chỉ nỗi đau của con người “cục máu lớn”, “vết thương”, “loét mãi ra”, “chết”,… Dường như cây xà nu cũng chính là con người. Mỗi cây xà nu ngã xuống cũng chính là một người dân làng Xô Man hy sinh. Mỗi vết thương cây xà nu hứng chịu cũng là một vết thương mà người dân làng Xô Man hứng chịu. Qua đó, tác giả đã vẽ nên một không khí chiến đấu căng thẳng. Đồng thời, còn tô đậm thêm sự tàn bạo của giặc đối với nhân dân Tây Nguyên nói riêng, nhân dân cả nước nói chung.

Cây xà nu thể hiện sức sống mạnh mẽ và bất diệt của người Xô Man

Khi cảm nhận hình tượng cây xà nu, ta thấy cây xà nu tuy chịu nhiều đau thương dưới bom đạn kẻ thù nhưng lại là loài cây giàu nghị lực, luôn mạnh mẽ vươn lên. Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, luôn hướng về ánh sáng. “Cũng có ít loại cây lại ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên cũng rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn, thẳng tắp, lóng lánh với vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng… ”. Cảm nhận hình tượng cây xà nu qua những câu văn này đã cho thấy sự bất khuất kiên cường, sự chân thành thẳng thắn một lòng hướng về tự do hòa bình của người dân.

Dân làng Xô Man cũng vì khát khao tự do mà cầm vũ khí chiến đấu quyết tâm bảo vệ cán bộ, bảo vệ vùng đất của mình với một nghị lực phi thường, một niềm tin sắt đá rằng “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Rừng xà nu che chở bảo vệ sự sống cho người dân làng Xô Man.

“Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực khổng lồ của mình ra che chở cho làng”. Hình ảnh nhân hóa này đã diễn tả sinh động tinh thần quả cảm, xung phong tuyến đầu trong cuộc chiến tranh vệ quốc của rừng xà nu. Cảm nhận hình tượng cây xà nu để thấy nó đã trở thành bức tường thành hùng vĩ, kiến cố, là lá chắn vĩ đại của nhân dân làng Xô Man. Cũng như nhân dân làng Xô Man hết lòng nuôi giấu cán bộ, trở thành lá chắn che chở cho cán bộ. Vì vậy mà suốt năm năm, chưa có cán bộ nào bị bắt hoặc bị giết trong rừng làng này.

Cảm nhận hình tượng cây xà nu, người đọc còn thấy loài cây này có sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất diệt. Không bom đạn nào giết nổi chúng “vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chứng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã.” Và đáng nói hơn cả vẫn là sức sống mãnh liệt “Cạnh một cây xà nu mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, “có những cây mới nhú ra khỏi mặt đất, nhọn hoắc như những mũi lê”. Chính sức bật ghê gớm ấy, chính nhựa sống căng tràn ấy của cây xà nu cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ của thế hệ trẻ Tây Nguyên.

Những con người ưu tú của Tây Nguyên luôn gắn bó ân tình với cách mạng, anh hùng từ thuở nhỏ, được tôi luyện và trưởng thành trong đạn bom chiến tranh, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh cho bản làng. Rừng xà nu ấy là hình ảnh của dân làng Xô Man kiên cường chống giặc, bất chấp mọi hi sinh, một lòng đi theo Đảng, đi theo kháng chiến hết thế hệ này đến thế hệ khác.

Cảm nhận hình tượng cây xà nu để thấy số lượng đông đảo “Cả rừng xà nu hàng vạn cây đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không trông thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”, như dân làng Xô Man hết lớp người này đến lớp người khác hết thế hệ này đến thế hệ khác đứng lên bảo vệ sự bình yên của buôn làng.Chính sức sống bất diệt đó của cây xà nu làm ta liên tưởng đến nhân dân làng Xô Man.

Cảm nhận hình tượng cây xà nu sẽ thấy đây là hình ảnh ẩn dụ cho nhân dân làng Xô Man kiên cường, bất khuất. Các thế hệ cây xà nu nối tiếp nhau cũng chính là sự tiếp nối của các thế hệ dân làng Xô Man. Đó là cụ Mết “ngực căng như một cây xà nu lớn”, “tay sần sùi như vỏ cây xà nu”. Cụ Mết chính là cây xà nu cổ thụ, hội tụ đầy đủ sức mạnh to lớn của rừng xà nu, đại diện cho cả dân làng Xô Man. Tnú cường tráng như một cây xà nu được tôi luyện trong đau thương đã trưởng thành không đạn đại bác nào có thể giết nổi.

Còn Dít trưởng thành trong thử thách với nghị lực và sức mạnh phi thường cũng giống như những cây xà nu con phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh mặt trời. Dít đã đón lấy ánh sáng của thời đại, nối tiếp cha anh trong cuộc kháng chiến. Còn bé Heng là mầm cây xà nu đang được đón nhận những kinh nghiệm lẽ sống của thế hệ cha anh truyền lại. Bé Heng sẽ lớn lên và gánh vác những trọng trách nặng nề. Bởi lẽ cuộc chiến không chỉ xảy ra một ngày hai ngày mà sẽ kéo dài đến năm năm, mười năm, hoặc lâu hơn nữa.

phân tích và cảm nhận hình tượng cây xà nu Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu

Nhận xét tác phẩm khi cảm nhận hình tượng cây xà nu

Hình tượng cây xà nu là một biểu tượng nghệ thuật, tượng trưng cho số phận phẩm chất, con đường đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: trải qua nhiều đau thương nhưng vẫn kiên cường bất khuất.

Đồng thời khi cảm nhận hình tượng cây xà nu, ta còn thấy hình ảnh này cũng góp phần tạo nên ấn tượng sâu sắc đối người đọc về con người và vùng đất Tây Nguyên. Các biện pháp tu từ được sử dụng một cách hợp lý uyển chuyển (nhân hóa, so sánh, phóng đại, trùng điệp) khiến cho cây xà nu hiện lên sinh động, giàu đường nét, màu sắc góp phần tạo đường nét sử thi cho tác phẩm.

Kết bài: Câu chuyện về rừng xà nu cũng như về con người Tây Nguyên cứ thế mà đi sâu vào lòng người. Đọng lại trong lòng người đọc không chỉ là một rừng xà nu chịu nhiều tang thương dưới bom đạn kẻ thù mà còn là một rừng xà nu kiên trung bất khuất. Đây cũng là vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Phải yêu quý, trân trọng lắm hai tiếng Tây Nguyên này, Nguyễn Trung Thành mới có thể sáng tạo nên một kiệt tác về mảnh đất nơi đây.

Dàn ý cảm nhận hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu

Mở bài cảm nhận hình tượng cây xà nu

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành cùng tác phẩm
  • Đi từ tình yêu của nhà văn đối với mảnh đất Tây Nguyên…
  • Sơ qua về hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn này.

Thân bài cảm nhận hình tượng cây xà nu

  • Dấu ấn Tây Nguyên qua vẻ đẹp hình tượng cây xà nu.
  • Cây xà nu chịu nhiều thương đau dưới bom đạn kẻ thù.
  • Sức sống mạnh mẽ của người dân Xô Man qua hình tượng cây xà nu.

Kết bài cảm nhận hình tượng cây xà nu

  • Tóm tắt lại ý nghĩa của hình tượng cây xà nu đối với giá trị của tác phẩm.
  • Tình yêu với mảnh đất Tây Nguyên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

Cảm nhận hình tượng cây xà nu để thấy đây là hình tượng xuyên suốt tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp hào hùng đầy sức sống của thiên nhiên cũng như con người Tây Nguyên. Từ hình ảnh rừng xà nu thì chất thơ và chất sử thi đã hòa làm một thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành: vừa say mê trầm tư lại giàu chất khái quát và tạo hình. Hy vọng với những phân tích và cảm nhận hình tượng cây xà nu, bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm >>> Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng xà nu

Xem thêm >>> So sánh nhân vật Tnú và Việt trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình  

See more articles in the category: wiki
READ  Lời Bài Hát Hạt Bụi Nhỏ Lyrics & MP3 Ca Sĩ Khởi My

Leave a Reply