Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy của Tố Hữu I Ngữ Văn lớp 11

Or you want a quick look:

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy của tác giả Tố Hữu để thấy niềm hân hoan vui sướng của một thanh niên khi bắt gặp lý tưởng cách mạng. Bên cạnh đó, đoạn thơ cũng ca ngợi sự thay đổi trong lẽ sống mới cao đẹp của nhà thơ, gần gũi với những người dân lao động cần lao. Trong nội dung bài viết dưới đây, DINHNGHIA.COM.VN sẽ cùng bạn tìm hiểu và cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy của Tố Hữu. 

Mở bài: Nhắc đến thơ cách mạng, người ta thường nghĩ đến những gì mang tính tuyên truyền và có phần khô khan. Thế nhưng sự xuất hiện của Tố Hữu đã đem đến cho thơ ca cách mạng Việt Nam một hồn thơ trong trẻo, gần gũi để rồi từ những bài thơ trữ tình cách mạng ấy đi vào lòng người đọc một cách nhẹ nhàng, sâu đậm. Một trong những tác phẩm nổi bật không thể không nhắc đến trong sự nghiệp văn học cách mạng của Tố Hữu chính là bài thơ Từ ấy. Tác phẩm chính là một tiếng reo vui giữa đất trời, đánh dấu ngày chàng trai trẻ đã tìm thấy lý tưởng của cuộc đời mình. Điều ấy được thể rõ qua hai khổ đầu bài thơ. 

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ ấy 

Trước khi tìm hiểu và cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy, bạn cần nắm được những nét chính về tác giả cùng tác phẩm. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân tích đoạn thơ một cách chi tiết. 

Giới thiệu về tác giả Tố Hữu 

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh năm 1920 mất vào năm 2002, quê ở Thừa Thiên Huế. Cha ông tuy là một nhà nho nghèo nhưng lại yêu thích thơ văn. Và chính cha Tố Hữu đã truyền lại và tạo cho ông niềm hứng thú về thơ ca. Còn mạch nguồn dân gian có thể nói Tố Hữu đã được tiếp nối từ mẹ của mình. Tố Hữu mất mẹ vào năm 12 tuổi. Năm 13 tuổi ông vào học tại trường Quốc học Huế. Đây là nơi ông được tiếp xúc với nhiều tư tưởng mà sau này ảnh hưởng rất lớn đến nhân sinh quan của ông. 

Năm 1938 ông bắt đầu tìm được lí tưởng cuộc đời mình và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1946, ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lại chuyển công tác lên Việt Bắc làm công tác tuyên truyền văn nghệ. Ngoài ra ông còn giữ nhiều trọng trách quan trọng khác trong bộ máy hành chính như Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ; trưởng Bộ Tuyên truyền; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên dự khuyết Trung ương (1951) ; 1955: Ủy viên chính thức; Ủy viên chính thức Bộ chính trị; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (nay gọi là Phó Thủ tướng); Bí thư Ban chấp hành Trung ương; Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương…

Không chỉ cống hiến hết mình trong sự nghiệp cách mạng mà ông còn dành trọn tâm tư cho thơ văn. Với Tố Hữu, thơ văn được xem là một hình thức để chiến đấu đánh động vào tâm can con người. Những ý thơ mà Tố Hữu mang đến cho đời luôn được bạn đọc đón nhận và yêu thích. 

Những nét chính về tác phẩm Từ ấy

Bài thơ Từ ấy được trích từ tập thơ Từ ấy. Bao quát cả tập thơ là một giọng thơ trong trẻo tươi vui của chàng trai khi bắt gặp lí tưởng cách mang. Tập thơ gồm 71 bài được chia tách thành ba phần máu lửa – xiềng xích – giải phóng. Bài thơ Từ ấy được trích từ phần 1 – máu lửa. Đây là bài thơ được xem là kết tinh giá trị tiêu biểu cho cả tập thơ.

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy của tác giả Tố Hữu 

Thời điểm người thanh niên bắt gặp lí tưởng cộng sản cùng với sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm là những ý chính cần tìm hiểu khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy. 

Dấu mốc bắt gặp lí tưởng của Đảng cùng nhà thơ

Cảm nhận bài thơ Từ ấy nói chung cũng như hai khổ thơ đầu nói riêng đều gợi ra một mốc thời gian. Và mốc thời gian ấy chính là khi người thanh niên tìm ra được lí tưởng cuộc đời mình. Đó là năm 1938 khi Tố Hữu được gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại sao thời gian ấy lại mang ý nghĩa to lớn như vậy trong cuộc đời của Tố Hữu. Đặt mình trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của nước ta khi đó, ta sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa to lớn khi Tố Hữu tìm được con đường cho riêng mình. 

Bởi lẽ khi Pháp xâm lược và bắt đầu biến nước ta thành thuộc địa qua các cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, lần thứ hai. Khi ấy thế hệ trẻ Việt Nam là những người trẻ bơ vơ ngay trên chính đất nước mình. Có người tìm về quá khứ để lãng quên đi thực tại cay đắng như Nguyễn Tuân, có người lại sống hết mình vào tình yêu như Xuân Diệu, còn có người vẽ ra một thế giới mộng tưởng trú ẩn vào đó như Hàn Mặc Tử, Thế Lữ… 

Vì sao họ không có những hoạt động cụ thể hơn để giúp ích cho đất nước? Bởi họ vẫn chưa tìm được con đường, lý tưởng nên họ chỉ đành lựa chọn cách trốn tránh để phản ánh sự bất mãn cũng như bất lực trước hoàn cảnh hiện tại.

“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước

Biết chọn một dòng để hay để nước trôi”

Nhưng Tố Hữu đã may mắn hơn. Trong bầu trời ngột ngạt đen tối của đất nước ta khi đó, Tố Hữu đã tìm kiếm được chân lí cuộc đời mình, được soi đường bởi ánh sáng của Đảng. Chính vì vậy có thể nói sự kiện được gia nhập vào Đảng ấy là một mốc son đáng nhớ của cuộc đời Tố Hữu. Từ thời khắc ấy, Tố Hữu đã có những chuyển biến về mặt nhận thức và tình cảm. Và cũng từ đây Tố Hữu có thể đóng góp nhiều hơn đối với sự nghiệp giải phóng đất nước.

Những thay đổi về nhận thức của nhân vật trữ tình 

Mở đầu bài thơ là một tiếng reo vui, hân hoan đầy hạnh phúc: 

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim”

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy sẽ thấy tác phẩm chính là mốc thời gian quan trọng – là khi Tố Hữu được gia nhập vào đội ngũ của những người cộng sản. Từ ấy không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn mang ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân của Tố Hữu. “Từ ấy trong tôi” đã nhấn mạnh con người cá nhân của nhà thơ. Từ “tôi” đã đánh dấu một bước phát triển mới của thơ ca Việt Nam chuyển từ thơ ca trung đại sang thơ ca hiện đại. 

Nếu các nhà thơ xưa hạn chế nói về cái tôi thì cái tôi lại là một phương diện không thể thiếu đối với các nhà thơ trong thời đại mới. Họ sáng tác thơ ca không chỉ nói về chí hướng mà trước hết là để nói để bộc lộ nội tâm của mình. Tố Hữu cũng vậy. Và bài thơ này chính là những tình cảm của ông dành cho sự kiện quan trọng này. 

Động từ “bừng” cho thất cảm xúc bất ngờ đột ngột. Ngoài ra nó còn diễn tả một sự kiện diễn ra rất nhanh mạnh, tác động mạnh mẽ. Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy sẽ nhận thấy nắng hạ là cái nắng mùa hạ rực rỡ chói chang có thể đánh thức mọi giác quan. Nắng hạ ở đây không chỉ là hình ảnh tả thực mà nó còn là hình ảnh ẩn dụ cho ánh sáng của Đảng. Ánh sáng chói chang ấy đã đánh thức mọi giác quan mọi suy nghĩ khai sáng cả tâm tư của Tố Hữu. Cái nắng rực rỡ đã xóa tan không khí ảm đạm nơi đây. 

Không ít lần Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh nắng trong những vần thơ của mình. Có thể thấy sự kiện năm 1938 đã tác động mạnh mẽ đến Tố Hữu, bừng sáng cả cuộc đời ông. Ánh nắng chói chang ấy không phải từ mặt trời nào khác mà là từ mặt trời “chân lí”. Gọi ánh sáng lí tưởng ấy là mặt trời chân lí bởi lẽ hai hình ảnh ấy có nét tương đồng với nhau. Nếu mặt trời thực mang lại ánh sáng sự ấm áp và sự sống cho muôn loài và không thể thiếu trong cuộc đời này, thì ánh sáng của Đảng cũng vậy. Ánh sáng của Đảng đã mang đến sự sống cho cuộc đời Tố Hữu. Và ánh sáng ấy là không thể thiếu bởi lẽ nó là nguồn sáng duy nhất soi đường cho tác giả trong đêm tối này. 

Động từ “chói” được dùng thật đắc, vừa cho thấy được độ sáng vừa thể hiện được sự tác động mạnh mẽ. Ánh sáng không chỉ xóa tan vỏ bọc lạnh lẽo u ám bên ngoài mà còn xóa tan được mây mù bao phủ trái tim nhà thơ. “Chói qua tim” khiến người đọc cảm nhận được nó không chỉ đơn thuần là lí trí mà còn là tình cảm, tác động sâu sắc nhất chính là nằm ở tình cảm.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

“Hồn tôi” chính là tâm hồn nhà thơ. Lối nói ví von “hồn tôi là một vườn hoa lá” vừa thể hiện nội tâm giàu vận động của nhà thơ, lại vừa cho thấy “vườn hoa lá” ấy không thể thiếu ánh sáng mặt trời “chân lí” kia. “Đậm hương” và “rộn tiếng chim” đã cho thấy khu vườn ấy kể từ ngày được soi chiếu bởi ánh sáng thì vừa tươi tốt vừa tràn đầy nhựa sống. 

Khu vườn được nhà thơ cảm nhận bằng cả hình ảnh, âm thanh, mùi hương nghĩa là được cảm nhận bằng tất cả mọi giác quan. Đó chính là niềm vui sướng tột độ của thi nhân khi tìm được lẽ sống, tìm được kim chỉ nam của cuộc đời. Bởi đó với Tố Hữu, ánh sáng của Đảng không chỉ hiển hiện trong cuộc sống trong sự nghiệp cách mạng mà nó còn thấm đẫm qua từng hơi thở qua từng sáng tác thơ văn. Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy sẽ thấy chính cách mạng là nguồn động lực mang lại cảm hứng cho những sáng tác thơ văn. Kể từ giây phút này, ông bắt đầu nói và sáng tác nhiều hơn về những người con người cùng khổ, về nhân dân.

Sự chuyển biến trong tình cảm của nhân vật trữ tình

Không chỉ có sự thay đổi về mặt nhận thức mà ông còn có những thay đổi về mặt tình cảm:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp muôn nơi”

Động từ “buộc” đã thể hiện sự kết nối bền chặt, gắn bó keo sơn và mang tính tự nguyện. Sự kết nối đó là sự kết nối của “tôi” và mọi người. Hai đối tượng đứng ở hai vế đầu cuối của câu thơ nhưng được kết nối bởi từ “buộc”. Trong câu thơ này là một cái tôi hòa nhập. Hòa cái tôi cá nhân riêng lẻ vào cái ta chung của cộng đồng. Không phân biệt già trẻ trai gái hay giai tầng nào, kết nối với nhau để cùng tôn tạo cuộc sống. Từ đó cho thấy ý thức trách nhiệm của Tố Hữu đối với đất nước. Đó không còn là cá tôi cá nhân cô đơn như:

“Ta là một là riêng là thứ nhất

Chẳng có chi bè bạn nỗi cùng ta”

Mà đó là một cái tôi hiền hòa, nồng thắm mong muốn kết nối mong muốn cống hiến cho đất nước. Đó cũng chính là nhiệm vụ của người chiến sĩ cách mạng. Trong câu thơ ta thoáng thấy bóng dáng người anh hùng trung đại:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

Nhưng lập công danh không chỉ để khẳng định tài năng cá tính cá nhân mà để kết nối mọi người vì cái nghĩa lớn của cuộc đời “để tình trang trải khắp muôn nơi”. Khắp muôn nơi cho thấy sự được kết nối rộng lớn để tạo thành khối đại đoàn kết dân tộc cùng nhau chống lại quân xâm lược.

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Bởi lẽ nhà thơ cũng ý thức được sức của một người thì quá nhỏ bé không thể thay đổi thời cuộc chỉ có sức của hàng ngàn hàng vạn con người mới có thể thay đổi cục diện đất nước.

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy của tác giả Tố Hữu

Đánh giá tác phẩm khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy 

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy sẽ thấy nhà thơ đã nêu ra những chuyển biến mạnh mẽ của ánh sáng chân lí đã tác động đến nhận thức và tình cảm của nhà thơ. Vai trò của Đảng đối với người thanh niên trẻ đang bơ vơ lạc lối chẳng khác nào một tấm phao cứu sinh. Để diễn tả thành công nội dung ấy, Tố Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh sinh động kết hợp với giọng thơ tựa hồ như một tiếng reo vui. Nhịp thơ nhanh mạnh như chính tâm trạng của người chiến sĩ trẻ tuổi lúc này với nhiều ước mơ hoài bão cống hiến dựng xây đất nước.

Kết bài: Bài thơ là cả một nỗi lòng của nhà thơ. Chính vì viết bằng trái tim nên nó dễ kết nối đến mọi trái tim. Đó cũng là lí do vì sao thơ ca cách mạng của Tố Hữu không khuôn mẫu nhàm chán mà luôn sinh động chạm đến tình cảm của người đọc nhiều đến vậy. Phân tích bài thơ Từ ấy cũng như cảm nhận hai khổ thơ đầu khiến chúng ta thêm trân trọng lý tưởng cộng sản cùng sự hy sinh cống hiến của những thanh niên lúc bấy giờ. 

Dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy của Tố Hữu 

Để giúp bạn tìm hiểu giá trị tư tưởng và nội dung của tác phẩm, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn khái quát lập dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy của Tố Hữu.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy

  • Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả Tố Hữu: nhà thơ chính trị cách mạng, thơ ông chan chứa tình yêu giai cấp cùng với niềm biết ơn sâu sắc đến cách mạng. 
  • Nhấn mạnh đến thơ Tố Hữu: là tiếng nói của nhà thơ vô sản chính trị, là tiếng thơ của chàng thanh niên hết mình với lý tưởng của Đảng. 
  • Đề cập đến nội dung bài viết – cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy của Tố Hữu.

Thân bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy 

  • Niềm hân hoan vui sướng của người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
  • Những thay đổi trong nhận thức cùng lý tưởng của nhân vật trữ tình.
  • Sự chuyển biến trong tình cảm của nhân vật trữ tình khi tìm thấy lý tưởng sống. 

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy

  • Tóm tắt những giá trị tư tưởng cùng với nghệ thuật của tác phẩm.
  • Khẳng định phong cách nghệ thuật cùng giọng thơ trữ tình cách mạng của Tố Hữu.
  • Bày tỏ những suy nghĩ khi tìm hiểu và cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy.

Hai khổ thơ đầu nói riêng cũng như bài thơ Từ ấy nói chung đã thể hiện một cách sâu sắc niềm hạnh phúc và vui sướng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Như vậy, khi cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy ta thấy đoạn thơ đã rất thành công trong việc giãi bày những tâm tư của tác giả khi tìm thấy chân lý của cuộc sống. Từ ấy cũng như những vần thơ cách mạng khác của Tố Hữu sẽ sống mãi cùng năm tháng thời gian và lưu dấu trong trái tim bạn đọc. 

Như vậy, DINHNGHIA.COM.VN đã cùng bạn tìm hiểu và cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy. Hy vọng kiến thức trong bài viết đã cung cấp cho bạn những ý văn hay cho quá trình phân tích và cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy. Chúc bạn luôn học tập tốt!.

Xem thêm: 

See more articles in the category: wiki
READ  0944 Là Mạng Gì? Ý Nghĩa đầu Số 0944 Và Cách Chọn Phù Hợp

Leave a Reply