Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận [Top bài HAY NHẤT]

Or you want a quick look:

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận để thấy nỗi buồn thiên cổ của cả một thế hệ mang trong mình cái tôi của sự cô đơn, buồn tủi và bế tắc trước thời cuộc. Hình ảnh về một dòng sông mênh mang với nỗi sầu trải dài vô tận đã thể hiện nỗi buồn của nhà thơ trước thế thái nhân tình với những nỗi sầu nhân thế. Bên cạnh đó, Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang còn tựa hình gợi lên tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ. Nội dung bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ cùng bạn tìm hiểu, bình giảng và cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận. 

Nội dung chính bài viết

Một số mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang

Mở bài 1:Cái buồn Lửa Thiêng chính là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn của một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh” – Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét như vậy về hồn thơ Huy Cận. Tràng Giang là tác phẩm tiêu biểu cho nỗi sầu nhân thế, cho những nỗi niềm hoài cổ, về nhân tình thế thái của nhà thơ. Trong đó, hai khổ thơ cuối đã thể hiện rõ nét tâm trạng sầu muộn ấy. Bình giảng và cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang để thấy “Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á, đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm đã ngấm ngầm trong cõi đất này”. 

Mở bài 2: Con người trước không gian rộng lớn bao la luôn có cảm giác nhỏ bé, rợn ngợp. Đứng trước không gian ấy, con người thường có nhiều chiêm nghiệm suy ngẫm về cuộc đời để rồi nhận ra sao ta cô đơn quá. Đó cũng chính là nỗi niềm của Huy Cận khi đứng trước không gian trùng điệp rộng lớn của Tràng giang. Sự cô đơn nhỏ bé ấy được thể hiện rõ trong hai khổ cuối của bài thơ.

Mở bài 3: Huy Cận là một trong những cây bút tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới (1930-1945). Thơ ông vừa đậm sắc màu cổ điển lại giàu chất suy tư triết lý. Tác phẩm Tràng giang là tứ thơ đặc sắc thể hiện phong cách sáng tác của nhà thơ. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và trích từ tập “Lửa thiêng”. Nỗi sầu đong đầu phủ bóng của nhà thơ trước thiên nhiên hiu quạnh mênh mang đã thấm đượm tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Đặc biệt là trong tứ thơ cuối đã thể hiện rõ nét điều này. Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang cho thấy “Người như lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ cũng vì thế mà buồn rười rượi” (Hoài Thanh).

Sơ nét về nhà thơ Huy Cận và tác phẩm Tràng giang 

Trước khi cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang cũng như tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, bạn cần nắm được sơ nét về tác giả và tác phẩm.

Những nét chính về tác giả Huy Cận

Huy Cận sinh năm 1919 mất năm 2005. Tên thật của Huy Cận là Cù Huy Cận. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở Hà Tĩnh. Huy Cận ở quê xong sau đó vào Huế học trung học, rồi đậu tú tài tại Pháp. Sau đó ông ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. 

Đến năm 1942, ông bắt đầu có mặt trong một số hoạt động cách mạng như phong trào Sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh. Ông từng tham dự hội nghị Tân Trào và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Ông còn từng giữ nhiều chức trách quan trọng trong bộ máy nhà nước như Bộ trưởng Bộ Canh nông đầu tiên, Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ).

Không chỉ hoạt động chính trị mạnh mẽ ông còn là một nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới. Huy Cận nổi lên trên văn đàn như một hiện tượng với tập thơ đầu tiên – Lửa thiêng. Đến với Lửa thiêng người đọc bắt gặp một giọng thơ nồng hậu vừa phảng phất phong vị cổ điển vừa mang dấu ấn hiện đại như nhiều nhà phê bình từng nhận xét hồn thơ của Huy Cận là một hồn thơ “ảo não” rất riêng, man mác một nỗi sầu thế kỷ

Huy Cận sáng tác rất nhiều. Có thể kể đến những tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng; Đất nở hoa; Bài thơ cuộc đời; Hai bàn tay em; Phù Đổng Thiên Vương; Những năm sáu mươi; Chiến trường gần đến chiến trường xa; Họp mặt thiếu niên anh hùng; Những người mẹ, những người vợ; Ngày hằng sống ngày hằng thơ; Ngôi nhà giữa nắng, Hạt lại gieo, Tuyển tập Huy Cận tập I, Chim làm ra gió; Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ; Ta về với biển…

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tràng giang 

Bài thơ Tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đang đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng. Nhìn cảnh sông nước rộng lớn và suy nghĩ về kiếp người chính là nội dung của bài thơ. Đặc biệt ở hai khổ cuối dường như không chỉ đơn thuần tả cảnh mà trong đó ta còn bắt gặp tâm trạng của thi nhân. 

Tràng giang không những là tác phẩm điển hình cho hồn thơ Huy Cận mà còn tiêu biểu cho thơ ca lãng mạn (đặc biệt là phong trào Thơ Mới) trong giai đoạn 1932-1945. Cảnh chiều trong Tràng giang có chiều kích của không gian cao rộng, có sông nước mênh mang và tất cả đều tiêu sơ, hoang vắng, chất chứa nỗi sầu nhân tình thế thái…

tìm hiểu và cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài tràng giang của huy cận Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận [Top bài HAY NHẤT]
Khung cảnh hoàng hôn sầu buồn trong Tràng giang của Huy Cận

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận 

Sau khi phân tích 2 khổ thơ đầu bài Tràng giang thì để cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang, bạn cần tìm hiểu về nỗi buồn đượm sầu của nhà thơ, nỗi nhớ quê hương, nỗi buồn của người lữ thứ trước khung cảnh hoàng hôn ấy. 

Khung cảnh thiên nhiên đượm sầu và nỗi lòng cô đơn của nhà thơ

Nếu ở hai khổ thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên sông nước rộng lớn ngợp trời:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Thì đến khổ thơ thứ hai khung cảnh và điểm nhìn đã được thu hẹp hơn. Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang sẽ thấy rất rõ nỗi sầu buồn trong tâm hồn của thi nhân. 

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Không còn là trời rộng là sông lớn, từ cái nhìn bao quát đã trở thành cái nhìn cận cảnh. Hình ảnh bèo quen thuộc xuất hiện. những cánh bèo nhỏ bé thường gọi sự nhỏ bé của kiếp người. Cánh bèo mong manh như chính kiếp người. Nếu cánh bèo không thể tự di chuyển mà bị dòng nước xô đẩy thì con người cũng thế. So với cuộc đời rộng lớn mênh mông thì con người chỉ là những hạt cát nhỏ bé trôi nổi giữa dòng đời. 

Trong câu thơ dường như thoáng chút bất lực bế tắc. Không chỉ một cánh bèo, một kiếp người mà “hàng nối hàng” nhiều kiếp người cũng đang lạc lõng bơ vơ giữa cuộc đời. Dường như không chỉ có Huy Cận cảm thấy cô đơn thấy lạc lõng ngay chính trên đất nước của mình mà là cả một tầng lớp thanh niên sinh ra trong thời loạn lạc của đất nước. Họ đều như những cánh bèo kia lênh đênh không biết sẽ đi về đâu chỉ đành phó mặc cho dòng đời xô đẩy

“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước

Biết chọn một dòng hay để nước trôi.”

Huy Cận cũng thế nên ông thấu hiểu cho tình cảnh của những người thanh niên giống ông. Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang sẽ thấy chỉ một từ láy “mênh mông” nhưng cũng đã đủ diễn tả không gian rộng lớn của đất trời. Không gian như được mở rộng ra vô biên. Và trong không gian rộng lớn ấy chỉ có cánh bèo nhỏ bé lênh đênh, thật cô đơn và tuyệt vọng. 

Sau khi vẽ ra không gian rộng lớn ấy, nhà thơ đã đi đến một điệp khúc “không” độc đáo. Điệp từ “không” được lặp lại hai lần trong lời thơ – “không một chuyến đò ngang”, “không cầu gợi chút niềm thân mật”. Không có gì cả, không có người cũng chẳng có sự vật. Nỗi cô đơn cứ thế mà ngự trị khắp nơi len lỏi vào không gian xen lẫn vào tâm hồn nhà thơ. Đó cũng chính là điều đã làm nên cái điệu buồn miên man này. 

Nhưng dường như không chỉ có cảnh vật cô đơn mà con người dường như cũng từ chối cả sự giao tiếp với thế giới xung quanh. Chính con người dường như cũng đang thu mình lại giữa sự cô đơn, khép lại tấm lòng của mình và từ chối giao tiếp với thế giới. Bến và đò vốn muôn đời nối liền nhau, nhắc đến bến là phải nghĩ đến đò nhưng trong câu thơ thì bến trống rỗng mà thuyền cũng chẳng đến. Bến đó nhưng nào có đợi mong thuyền hay một chuyến đò nào sang sông. Tất cả mọi sự vật đều từ chối sự kết nối. 

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang ta thấy từ láy “lặng lẽ” đã nhấn mạnh thêm sự trống vắng tĩnh lặng đến đáng sợ nơi đây. Trong im vắng cũng chính là lúc người ta sống thật với lòng mình sống thật với những cảm xúc của mình. Nhưng trong im vắng người ta lại cảm thấy cô đơn nhiều hơn, để rồi cần tìm một nơi để nương tựa sẻ chia. 

“Bờ xanh” tiếp “bãi vàng”, những gam màu đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng có màu xanh tươi mát hay màu vàng ấm áp cũng không khiến cho bức tranh này tươi mới hơn mà ngược lại nó càng trở nên âm u tịch mịch. Những gam màu ấy chỉ càng khiến cho cảnh trở nên hiu hắt đìu hiu. Cảnh buồn thấm vào cảnh vào người hay chính nỗi buồn sự cô đơn của con người khiến cảnh vật cũng u ám như câu thơ của Nguyễn Du từng viết

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang sẽ thấy con người đang cô đơn lạc lõng trong không gian rộng lớn, trong thời gian mênh mông vô thủy vô chung của đất trời…

Nỗi nhớ quê hương sâu lắng mà kín đáo của nhân vật trữ tình

Thật không sai khi nói rằng thơ của Huy Cận có sự hòa quyện chặt chẽ giữa chất cổ điển và chất hiện tại. Điều ấy được thể hiện rõ ở khổ thơ cuối:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang, ta thấy hình ảnh những đám mây chất chồng lên nhau được diễn tả thật hùng vĩ qua dòng phác họa “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Từ láy “lớp lớp” diễn tả khối lượng lớn, và dường như còn đang tiếp diễn. Sức sống ấy cứ dâng lên không sao kìm nén được. Sức sống ấy được diễn tả cô đọng qua từ “đùn”. Trong thơ văn, không ít nhà thơ đã dùng từ “đùn” để thể hiện sức sống của cảnh vật như Đỗ Phủ từng viết

“Giang giang ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.’

(Thu hứng)

(Lưng trời sóng lượn lòng sông thẳm

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.)

Hay Nguyễn Trãi cũng từng viết:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”

(Cảnh ngày hè)

Huy Cận cũng sử dụng từ “đùn” ấy để diễn tả sự chất đống, chất dồn của đám mây. Những đám mây xếp chồng lên nhau tạo cho ta cảm giác như những núi bạc đã lơ lửng trên không. Hình ảnh hiện ra thật hùng vĩ làm sao. Trong bức tranh cổ thi ấy, nét động bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên chính là “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Hình ảnh con chim cuối ngày thường gợi ra một cảm giác chán chường mệt mỏi như trong câu thơ của Bà huyện Thanh Quan.

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn”.

Hay trong câu thơ của Hồ Chí Minh

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”.

Cánh chim của Huy Cận cũng thế chở đầy mệt mỏi lo âu và cả sự cô đơn rợn ngợp. Chú chim nhỏ bé cô đơn giữa bầu trời rộng lớn. Cánh chim nếu so với bầu trời thật quá nhỏ bé cũng như con người với dòng đời này. Khi cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang, ta nhận ra cuộc đời này nếu so với dòng chảy vô tận của thời gian thì chẳng khác nào một hạt cát giữa sa mạc, một giọt nước giữa đại dương. 

Nếu ở những dòng thời trên thời gian không xuất hiện cụ thể thì ở dòng thơ này thời gian đã được xác định “bóng chiều sa”. Giữa hai sự vật “chim nghiêng cánh nhỏ” và “bóng chiều sa” dường như không có sự kết nối, cho người đọc tự liên tưởng. Chính vì vậy ta có cảm tưởng dường như cánh chim đang chở nặng bóng chiều hay chính cánh chim mỏi mệt đã kéo bóng chiều xuống. Nhưng dù hiểu theo cách nào ta vẫn thấy hình ảnh ấy hiện ra thật tráng lệ.

Nỗi buồn của người lữ thứ trước cảnh hoàng hôn rợn ngợp

Từ điểm nhìn trên cao, Huy Cận đã di chuyển điểm nhìn xuống mặt nước quen thuộc

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Lòng quê chính là tình cảm dành cho quê hương đất nước. Hóa ra nhà thơ không chỉ quan tâm đến bản thân mà ngầm trong đó là một tình yêu nước thầm kín. Từ láy dợn dợn gọi tả sự chuyển động nhỏ nhưng diễn ra liên tục không ngừng như một sự ám ảnh. Tình yêu đối với quê hương cũng thế có đôi khi mạnh mẽ có khi khi lại ẩn khuất trong cuộc sống nhưng nó vẫn tồn tại mãi ở đó không khác đi. Không nhắc về nói nhưng mỗi lần nhớ đến vẫn cảm thấy đau nói. Dùng sự vật biểu trưng để nhớ đến quê hương không phải là điều xa lạ. Như Lí Bạch từng nhìn trăng mà nhớ quê hương:

“Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương”

Hay Thôi Hiệu cũng từng:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”

Nhưng nếu các thi nhân xưa cần vật để gợi nhớ quê hương thì Huy Cận đang ở trên quê hương mà vẫn nhớ về quê hương. Tại sao một con người đang đứng trên đất nước mình mà lại đi nhớ về quê hương? Bởi lẽ quê hương ta đang bị quân giặc giày xéo, đây không phải là quê hương đúng nghĩa, nên dù đang đứng ngay trên quê hương mình nhưng ông vẫn thấy cô đơn, thấy bơ vơ như những con người xa quê…

Đánh giá tác phẩm khi cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang

Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang nói riêng cũng như toàn bộ tác phẩm nói chung sẽ thấy bài thơ chính là một nỗi buồn cô đơn dài vô tận. Nỗi buồn ấy không chỉ đến từ vạn vật mà còn đến từ chính tâm trạng thi nhân. Đó là tâm trạng của một người không có được tự do trên chính đất nước mình. Giọng thơ đượm buồn kết hợp với những hình ảnh rộng lớn của không gian đã cho thấy được sự cô đơn nhỏ bé của kiếp người trước sự trôi nổi của dòng đời.

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận

Cảm nhận bài thơ Tràng giang nói chung cũng như hai khổ thơ cuối nói riêng sẽ thấy tác phẩm là đại diện tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Huy Cận. Một cái buồn ảo não, một nỗi sầu nhân thế ngấm xuyên vào cảnh vật và vào cả lòng người. Bởi thế mà nhà thơ Lê Duy đã từng viết: 

“Là Tràng Giang khổ nào cũng dập dềnh sóng nước,

Là tâm trạng, khổ nào cũng lặng lẽ u buồn…”

Dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận

Để giúp bạn nắm được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm cũng như nội dung của bài viết, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn lập dàn ý cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang

  • Đôi nét nổi bật về nhà thơ Huy Cận cùng hồn thơ của ông trong phong trào Thơ Mới.
  • Giới thiệu tác phẩm Tràng giang cùng giá trị tư tưởng và nghệ thuật. 
  • Dẫn dắt vấn đề Cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận.

Thân bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang

  • Những nét chính về phong cách thơ Huy Cận cùng hoàn cảnh ra đời bài thơ Tràng giang. 
  • Nỗi lòng, tâm tư cô đơn lạc lõng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đượm sầu. 
  • Tâm sự kín đáo và sâu lắng cùng nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
  • Khung cảnh hoàng hôn rợn ngợp và nỗi buồn của người lữ thứ. 

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang

  • Tổng kết về ý nghĩa của bài thơ – giá trị của tác phẩm Tràng giang. 
  • Bày tỏ những cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận.

Tràng giang nói chung hay hai khổ thơ cuối nói riêng của tác phẩm đều thể hiện một bức tranh hoàng hôn đẹp của quê hương. Một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng đượm màu u buồn với những hình ảnh quen thuộc như mây trời, cánh chim, sông nước hay cánh bèo trôi… Bởi thế mà Xuân Diệu từng ngợi ca: “Tràng giang chính là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc”. 

Có thể thấy, bao phủ toàn bài thơ là một nỗi sầu buồn man mác, nỗi buồn của sự bất lực trước nhân tình thế thái – khi quê hương bị giày xéo bởi kẻ thù xâm lược. Đó là một nỗi buồn thấm thía tận sâu thẳm tâm can của những chàng trai yêu nước nhưng chưa tìm ra con đường đúng đắn. Đó là sự tê tái của tâm hồn trải rộng khắp không gian và thời gian. Nỗi sầu ấy còn được thể hiện qua vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Tràng Giang… Như Hoài Thành đã nhận xét về Huy Cận: “Người đã gợi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi gợi cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”.

Bài viết trên đây của DINHNGHIA.COM.VN đã cùng bạn cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài tràng Giang của Huy Cận. Mong rằng kiến thức trong bài viết đã cung cấp cho bạn những ý văn hay phục vụ cho quá trình tìm hiểu và cảm nhận 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang. Chúc bạn luôn học tốt! Nếu thấy hay đừng quên share bạn nhé!. 

 Xem thêm:

See more articles in the category: wiki
READ  Máy tính CASIO online - giả lập fx 570vn plus (580VN) chạy trên web

Leave a Reply