Cảm nghĩ về những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Or you want a quick look:

Bài làm

Bắt nguồn từ hiện thực đầy gian lao, thiếu thốn ngoài kia, nhà thơ đã làm sáng lên nét đẹp của những người chiến sĩ lái xe không kính. Khi miêu tả hình ảnh các anh, tác giả đã thể hiện tư thế ung dung, bình thản của họ khi lái những chiếc xe vận tải đó, bằng những câu thơ trực tiếp:

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo từ đưa từ “ung dung” lên đầu câu kết hợp với điệp từ “nhìn” và hình ảnh liệt kê đã thể hiện tư thế ung dung, tự tại của người lính lái xe. Đã ngồi trong buồng lái là con mắt họ luôn nhìn thẳng bao quát mọi hướng không gian để tránh máy bay, tránh hố bom của đoàn xe ta tiến lên phía trước. Như vậy, mặc dù thiếu đi những vật chất, điều kiện cần thiết nhưng dường như người lính lại càng thêm toát ra vẻ đẹp hiên ngang , dũng cảm của mình.

Tiếp theo đó, khổ thơ thứ hai đã ghi lại những cảm nhận chân thực của người lính về cuộc sống và cũng qua đó thể hiện được nét đẹp của các anh:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

READ  Đóng vai cô kĩ sư kể lại văn bản Lặng lẽ Sapa (5 mẫu) | L2r.vn

Thấy con đường chạy thẳng vào tim”

Tác giả đã sử dụng điệp từ “nhìn” kết hợp  với hình ảnh liệt kê đã phần nào làm nhịp của câu thơ nhanh hơn, sôi nổi hơn như chính tâm  hồn rộng mở hoà hợp với thiên nhiên của các anh. Cũng bởi vì xe không có kính bảo vệ nên gió rừng hồn nhiên “xoa mắt đắng”, đây là cách nói về con đường mắt cay xè bởi gió thổi bụi bay, đây quả là một hình ảnh chân thực của gợi lên cảm giác bao gian khổ của người lính. Nhưng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ đã khiến cho cách cảm nhận về những gian khổ ấy lại hết sức nhẹ nhàng chứ không hề nặng nề, u âm. Hơn nữa, xe không có kính, lại chạy nhanh với người lính lái xe còn thấy con đường trước mắt như chạy thẳng vào tim mình, đây là hình ảnh thực cũng có thể là biểu tượng cho con đường cách mạng, hành trình trái tim. Xe không có kính khiến cho cảnh vật bên ngoài thiên nhiên như gần gũi hơn , xoá nhoà mọi khoảng cách. Như vậy, với nghệ thuật nhân hoá và cách đảo từ “đột ngột” lên trước đã khắc hoạ vẻ đẹp của con đường thơ mộng, đẹp đẽ. Đó là con đường của vào trận, không còn khốc liệt của “bom giật, bom rung” mà thay vào đó là nhịp đập rộn ràng của trái tim người lính trẻ khi được mở lòng cùng thiên nhiên, đất trời. Phải là những tâm hồn trẻ trung, lãng mạn đến thế nào thì người lính mới có những cảm nhận đầy thú vị như vậy. Qua đó, thấy được tâm hồn lãng mạn, bay bổng của người lính lái xe mang một nét đẹp thật mộc!

READ  Nghị luận về vai trò của đoàn viên và thanh niên (Dàn ý + 2 mẫu)

Không chỉ trẻ trung, lãng mạn, người lính còn sáng lên với vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, yêu đời bất chấp mọi khó khăn, gian khổ qua khổ ba, khổ bốn với lát cắt hiện thực đầy gian khổ mà họ phải chịu đựng. Có thể tưởng tượng khi trời xanh, khô, con đường Trường Sơn là một biển bụi, khiến mái đầu xanh của những người lính trẻ bị nhuộm trắng như mái tóc pha sương của người già, hình ảnh so sánh đầy chân thực, hóm hỉnh thể hiện được sự tếu táo vui nhộn của người lính, tâm hồn họ không hề già nua. Với tâm hồn trẻ trung, vượt lên khó khăn gian khổ ấy cùng dáng vẻ phì phèo điếu thuốc và tiếng cười “ha ha”. Đoạn thơ cuối cùng giọng điệu thản nhiên đậm chất khẩu ngữ gần với lối nói văn xuôi và cách sử dụng các từ, điệp ngữ “không có kính”, “ừ thì”, “chưa cần” đã tô đậm tinh thần lạc quan, coi thường mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ của người lính lái xe.

See more articles in the category: Văn học

Leave a Reply