Cái Tôi Tiếng Anh Là Gì ? Cái Tôi Trong Tiếng Anh Là Gì vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Tạm gác lại “cái tôi” trong lập trình: Bạn không phải là công việc của bạn

Bài viết được dịch từ blog Coding Horror Khái niệm về việc tạm gác lại “cái tôi” trong lập trình, được mô tả bởi Johanna Rothman: Hai mươi lăm năm về trước, Jerry Weinberg đã xuất bản c…
Người ta nói rằng mỗi cá nhân người Việt thì rất giỏi, nhưng cứ 3 người ngồi lại làm chung với nhau cái gì đó thì không phát huy được sức mạnh tổng hợp và có khi còn dẫn đến hỏng việc. Có lẽ bởi vì “cái tôi” của mỗi người quá lớn? Còn người Mỹ thì khác, mỗi cá nhân có thể không giỏi lắm nhưng khi họ hợp sức lại với nhau thì rất mạnh, có lẽ là do họ đã biết tạm gác lại “cái tôi (ego)” và nhắm đến một mục tiêu chung?

Bạn đọc tiếp bài viết ở đây nhé: http://bit.ly/1zaPTLD

Nhiều lúc mình thấy tiếng Việt của chúng ta cũng kỳ kỳ, có khi thì thấy nó rất phong phú, nhưng có lúc khi mình dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì rất khó để tìm từ tương ứng. Ví dụ trong tiếng Anh có 2 từ là “I” và “ego” thì đều dịch sang tiếng việt là “tôi”, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. “I” là đại từ nhân xưng, còn “ego” là “cái tôi” tức là cái bản ngã của con người.

Bạn đang xem: Cái tôi tiếng anh là gì

READ  Tiểu Sử Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Là Ai ? Thiền Sư Thích Nhất Hạnh


hungho ego phải dịch là cái tôi chứ nhỉ?

Vấn đề thường thấy là do “cái tôi” của người Việt cao hơn cái chung. Vậy Đạt thắc mắc là cái tôi này ở đâu ra, do giáo dục, do văn hóa hay vì lý do gì?

Một vấn đề khác nữa là bỏ qua cái tôi hơi bị khó, nhiều khi bị người khác nói cũng nóng mũi lắm

*
ltd , ego thì dịch là “cái tôi”. Nhưng mà tiếng Anh nó có một chữ rạch ròi là ego, bên tiếng Việt dịch ra bao giờ cũng phải dùng ngoặc kép là “cái tôi” *

Có bạn Alan bình luận bên blog rất hay, mình xin phép share lại ở đây:

Chủ đề này đã được bàn nhiều, những lời kêu gọi người Việt hãy biết dẹp bớt “cái tôi” để mạnh hơn trong làm việc nhóm được phát đi liên tục nhưng có vẻ không nhiều tác dụng. Vậy phải chăng vấn đề nằm ở chỗ khác?

Thực tế có thể thấy không ít tấm gương thành công ở Âu, Mỹ, Nhật không hề giỏi làm việc nhóm. Họ cũng có rất nhiều vụ rắc rối và tranh chấp liên quan đến nhóm, nổi tiếng như Mark Zuckerberg cãi cọ với anh em nhà Winkelvoss, Bill Gates cũng từng lục đục với hầu hết các chiến hữu sáng lập và đa số đã bỏ đi sau 2 năm, Steve Jobs bị các thành viên khác hất khỏi công ty do mình sáng lập một cách bạc bẽo… Thậm chí các tạp chí khởi nghiệp của họ có các bài viết kêu gọi hãy ngừng tìm kiếm co-founder, hãy làm việc một mình nếu bạn thấy vậy tốt hơn. Ngoài ra, từ trước tới nay hầu hết các nhà khoa học danh tiếng nhất trong lịch sử thế giới đều là những người hướng nội, thích làm việc đơn lẻ hơn tập thể.

READ  Tại sao chúng ta lại cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

Như vậy nhóm cũng tốt mà đơn lẻ cũng tốt, không có kết luận nào tuyệt đối đúng. Chuyện đoàn kết hay xung khắc cãi cọ thuộc về tính cách tự nhiên của con người, ở đâu cũng giống nhau. Cái khác biệt nằm ở văn hóa, mang tính xã hội. Ở những nước văn minh, “cái tôi” của họ cũng rất cao, thậm chí lợi ích cá nhân luôn được đặt trên lợi ích tập thể. Nhưng văn hóa của họ đề cao luật chơi, coi trọng sự rành mạch, công khai, minh bạch. Mọi thỏa thuận đều phải có giấy trắng mực đen và phải làm ngay từ đầu, đồng ý thì hợp tác không thì thôi. Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua trọng tài hoặc tòa án và khi đã có phán quyết độc lập thì mọi chuyện kết thúc tại đó, không ai thù dai mất thì giờ.

Xem thêm: Vì Sao Nên Uống Nước Ép Trái Cây Thành Nước Uống Hay Ăn Trực Tiếp?

Ở những nước kém văn minh, thay vì đề cao luật chơi và sự rành mạch, họ thường thích xuê xoa tình cảm và kêu gọi nhau đừng tự ái, đừng vì “cái tôi” mà hỏng việc tập thể. Nhưng tự ái hay cái tôi là bản chất tự nhiên của con người làm sao kêu gọi dẹp bỏ được? Thậm chí nếu con người không biết tự ái, không biết đề cao bản ngã của mình thì xã hội sẽ dần thiếu tự tôn, thiếu tự trọng, ít liêm sỉ. Nếu chống lại tự nhiên là uổng công vô ích, hãy làm theo một cách khác: Thay đổi văn hóa tiểu nông lúa nước thành văn hóa công nghiệp. Khi nền văn hóa công nghiệp lan tỏa, tự khắc con người trong xã hội đó sẽ phải thay đổi, phải biết chơi bóng theo luật, phải biết chơi theo tính đồng đội nếu không muốn tự đập nồi cơm của mình. Hãy để mỗi cá nhân biết rằng cứ việc đề cao “cái tôi”, không ai cấm, nhưng hãy nhớ rằng lợi ích của anh ta gắn liền với tập thể, tập thể chết thì anh ta cũng chết, vì vậy hãy nỗ lực hết mình theo đúng những gì anh ta đã cam kết.

READ  Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

hungho em thấy kết cái bình luận của Alan rồi đấy * Nhưng cần phải xác định rõ “biên giới” của vấn đề mình đang nói tới. “Cái tôi” tốt hay xấu không phải là một vấn đề có thể xác định đúng hoặc sai. Trong một số trường hợp, cái tôi là quan trọng. Nó thể hiện được bản lĩnh, sự khác biệt của một người, một tố chức. Ví dụ như Apple có cái tôi của riêng Apple (có vẻ bây giờ mất dần rồi)

Nhưng trong lập trình nói riêng, một nhóm lập trình viên mà mỗi người có một cái tôi riêng thì rất khó làm việc. Cũng giống như việc thiết kế và xây nhà vậy. Mỗi người có một ý tưởng thiết kế riêng, cách xây dựng riêng thì cái nhà lúc hoàn công cũng là lúc sập.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply