Cách tính tiền nước sinh hoạt chính xác 100% [Bảng giá nước sinh hoạt]

Or you want a quick look:

Bạn muốn biết gia đình mình tháng này sử dụng hết bao nhiêu tiền nước nhưng bạn lại không biết cách tính tiền nước sinh hoạt như thế nào? Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây điện máy Sharp Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tiền nước sinh hoạt và mẹo sử dụng nước tiết kiệm để các bạn cùng tham khảo nhé Nội dung bài viết Quy định về khung giá nước sinh hoạt Theo thông tư 88/2012/TT-BTC, khung giá nước sinh hoạt sẽ được quy định như sau: Loại Giá tối thiểu (đồng/m3) Giá tối đa (đồng/m3) Đô thị loại 1 3.500 18.000 Đô thị loại 2,3,4,5 3.000 15.000 Khu vực nông thôn 2.000 11.000 Lưu ý: Khung giá nước sạch tại bảng trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Cách tính tiền nước sinh hoạt Theo quy định về khung giá nước sinh hoạt trên, đơn giá nước sinh hoạt sẽ được tính theo công thức lũy tích như sau: Bậc 1 = Giá nước 10m3 đầu tiên (5.973VNĐ/m3) x 10 Bậc 2 = Giá nước 10 – 20m3 (7.052 VNĐ/m3) x 10 Bậc 3 = Giá nước 20 – 30m3 (8.669 VNĐ/m3) x 10 Bậc 4 = Giá nước 30m3 trở lên (15.929VNĐ/m3) x 4 Như vậy, Tổng tiền nước của hộ gia đình = bậc 1 + bậc 2 + bậc 3 + bậc 4 Lưu ý: Giá bán nước sạch tại Hà Nội trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Vì vậy, khi tính hóa đơn thanh toán, bạn sẽ được cộng thêm thuế giá trị gia tăng là 5% và phí bảo vệ môi trường là 10%. Giá nước thanh toán sẽ tính theo công thức: Giá nước thanh toán = giá nước gốc + thuế GTGT (5%) + phí bảo vệ môi trường (10%). Ví dụ: Nếu bạn thuộc đối tượng hộ gia đình ở Hà Nội, sử dụng điện nước để sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, tắm giặt,… Một tháng bạn sử dụng 40 m3 nước thì hóa đơn tiền nước của bạn sẽ được tính như sau:

READ  Điều hòa Funiki báo lỗi E5 là lỗi gì? Hướng dẫn cách xử lý tại nhà
Bậc 1 = 5.973 x 10 = 59.730 Bậc 2 = 7.052 x 10 = 70.520 Bậc 3 = 8.669 x 10 = 86.690 Bậc 4 = 15.929 x 10 = 159.290 Tổng giá tiền nước của bạn = 59.730 + 70.520 + 86.690 + 159.290 = 376.230 Giá nước thanh toán = 376.230 + 18.811,5 + 37.623 = 423.664,5 Tham khảo: Bảng giá nước sinh hoạt tại Hà Nội Khối lượng nước sử dụng (m³/tháng/hộ) Giá nước (VNĐ) Thuế GTGT (5%) Phí bảo vệ môi trường (10%) Giá nước thanh toán 10m3 đầu tiên 5.973 298,65 597,3 6.869 Trên 10m3 đến 20m3 7.052 352,6 705,2 8.110 Trên 20m3 đến 30m3 8.669 433,45 866,9 9.969 Trên 30m3 15.929 796,45 1592,9 18.318 Lưu ý: Đơn giá trên chưa bao gồm thuế GTGT Giá nước sạch cho hộ nghèo Nhà nước trợ cấp cho các hộ nghèo và các hộ cận nghèo giá nước sinh hoạt với mức giá như sau: 10m3 đầu tiên: 3.600 đồng/m3. Trên 10m3 đến 20m3: 4.500 đồng/m3. Trên 20m3 đến 30m3: 5.600 đồng/m3. Trên 30m3: 6.700 đồng/m3. Lưu ý: Đơn giá trên chưa bao gồm thuế GTGT Giá nước cho các đơn vị kinh doanh, sản xuất Căn cứ vào quyết định số 39/2013/QĐ-UBND, Nhà nước áp dụng mức giá riêng đối với các đơn vị kinh doanh có nhu cầu sử dụng nước để sản xuất. Giá nước dành cho các cơ quan hành chính,sự nghiệp: 9.955 đồng/m3. Giá nước dành cho các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng: 9.955 đồng/m3. Giá nước dành cho các đơn vị sản xuất vật chất: 11.615 đồng/m3. Giá nước dành cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ: 22.068 đồng/m3.
READ  Bài tập trắc nghiệm TÍCH PHÂN hay và khó, có LỜI GIẢI chi tiết
Lưu ý: Giá bán nước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Giá bán nước này được áp dụng từ ngày 01/01/2015. Bảng giá nước sinh hoạt tại Hồ Chính Minh Định mức sử dụng nước Đơn giá (đồng/m3) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Đến 4m3/người/tháng Hộ dân cư 5.600 6.000 6.300 6.700 Riêng hộ nghèo và cận nghèo 5.300 5.600 6.000 6.300 Từ 4m3 đến 6m3/người/tháng 10.800 11.500 12.100 12.900 Trên 6m3/người/tháng 12.100 12.800 13.600 14.400 Lưu ý:  Đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị giá tăng Bảng giá nước sinh hoạt căn cứ theo Quyết định 25/2019/QĐ-UBND. Giá nước sạch cho hộ nghèo Theo quyết định 25/2019/QĐ-UBND, đơn giá nước sạch của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 được quy định như sau: Trên 4m3/người/tháng: 6.000 đồng/m3. Trên 4m3 đến 6m3/người/tháng : 12.100 đồng/m3. Trên 6m3 /người/tháng : 13.600 đồng/m3. Giá nước cho đơn vị kinh doanh Theo quyết định Số 728/QĐ-TCT-KDDVKH Nhà nước áp dụng mức giá riêng đối với các đơn vị kinh doanh có nhu cầu sử dụng nước để sản xuất. Giá nước dành cho các cơ quan hành chính sự nghiệp đoàn thể: 12.300 đồng/m3. Giá nước dành cho các đơn vị sản xuất: 11.400 đồng/m3. Giá nước dành cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ: 20.100 đồng/m3. Bí quyết làm giảm tiền nước hằng tháng hiệu quả Để sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm bạn có thể áp dụng các phương pháp sau: Tắt vòi nước và vặn chặt van nước khi không sử dụng: Vòi nước sau khi sử dụng nếu không được vặn chặt sẽ xảy ra hiện tượng rò rỉ. Nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây lãng phí nước, tăng hóa đơn tiền nước một cách chóng mặt. Sử dụng vòi hoa sen thay thế cho vòi nước thường: sẽ giúp tiết kiệm nước và tăng hiệu quả làm sạch hơn nhiều lần. Bên cạnh đó, vòi hoa sen cũng có giá thành phải chăng và dễ lắp đặt tại các hộ gia đình. Tái sử dụng nguồn nước đã dùng: Bạn có thể đặt cạnh chân vòi hoa sen khi tắm một chậu to để hứng nước, nước tắm này có thể tái sử dụng để dội bồn cầu, rửa sàn nhà tắm, tưới cây…Ngoài ra, bạn có thể dùng nước giặt quần áo, khăn để lau sân, rửa đồ dùng trong nhà. Cách này có thể giảm đáng kể lượng nước sinh hoạt của nhà bạn. Tận dụng các nguồn nước khác: Bên cạnh nguồn nước máy, nước giếng, bạn cũng có thể tận dụng nguồn nước mưa miễn phí và dồi dào để tưới cây, giặt giũ hay thậm chí là tắm rửa. Kiểm tra định kì xem hệ thống vòi nước: theo dõi công tơ nước của gia đình sau khoảng 2 giờ không sử dụng nước, nếu số nước tăng lên một cách bất thường thì chắc chắn nước bị rò rỉ ở đâu đó. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn biết cách tính tiền nước sinh hoạt của gia đình mình chính xác nhé
READ  Tuyển tập những câu nói hay về nụ cười
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply