Or you want a quick look: Kinh nguyệt không đều là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, những chị em có kinh nguyệt không đều thì làm thế nào để tính được ngày rụng trứng? Bài viết dưới đây của Mobitool sẽ chia sẻ đến bạn cách tính ngày rụng trứng cho người có kinh nguyệt không đều. Hãy tham khảo nhé!
Kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu là hiện tượng kinh nguyệt có chu kỳ bất thường, cụ thể, máu kinh có thể đến sớm, đến muộn hoặc thậm chí là không xuất hiện. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các bạn nữ đang ở độ tuổi dậy thì hoặc do nội tiết tố thay đổi, buồng trứng hoạt động chưa ổn định.
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều
Có rất nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt của bạn không đều, cụ thể:
- Mệt mỏi, suy nhược, áp lực công việc, stress kéo dài.
- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị.
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, có chứa chất hóa học…
- Chế độ ăn uống không hợp lý.
- Thường xuyên thức khuya.
- Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
- Vận động quá sức.
Quá trình diễn ra chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường diễn ra ở giai đoạn bắt đầu tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi, hoặc có trường hợp sớm hơn) và thường kết thúc ở tuổi tiền mãn kinh (45 – 55 tuổi). Chu kỳ này thường được chia thành 2 chu kỳ nhỏ:
- Chu kỳ buồng trứng: Chỉ những sự thay đổi xảy ra tại buồng trứng.
- Chu kỳ tử cung: Chỉ những thay đổi xảy ra tại tử cung.
Ngày ra máu đầu tiên thường được tính là ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone suy giảm làm lớp nội mạc tử cung bị bong ra. Khi ngày ra máu cuối cùng kết thúc thì hàm lượng hormone estrogen sẽ tăng dần, làm dày lớp nội mạc tử cung bị bong và kích thích nang trứng phát triển. Khi đó, một vài nang trứng phát triển vượt trội và chờ cho hormone LH tăng lên đột biến để phóng thích trứng, lúc này quá trình rụng trứng được diễn ra.
Cách tính ngày rụng trứng cho người có kinh nguyệt không đều
Thông thường, ngày đầu ra máu được tính là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Trước đó, bạn có thể thấy xuất hiện một vài giọt máu thì ngày đó có thể bỏ qua, không cần tính. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em lầm tưởng rằng ngày sạch kinh mới là ngày đầu của một kỳ kinh mới, do đó, việc tính ngày rụng trứng dễ bị sai lệch.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14 của chu kỳ. Những chị em có chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài nhưng ổn định thì có thể áp dụng công thức suy đoán vào ngày rụng trứng của chu kỳ bình thường.
>>> Xem chi tiết: Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cực đơn giản
Cách tính ngày rụng trứng cho người có chu kỳ kinh nguyệt 26 – 30 ngày
Người có chu kỳ kinh nguyệt 26 – 30 ngày thì chị em cần phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai nhất: Một là thời kỳ ngắn nhất, hai là chu kỳ dài nhất. Sau khi đã xác định được 2 chu kỳ này thì bạn hãy kết hợp chúng lại với nhau.
>>> Xem thêm: Quan hệ vào ngày rụng trứng có thai không?
Ví dụ: Nếu là chu kỳ 26 ngày thì thời điểm dễ thụ thai sẽ rơi vào ngày thứ 9 – 14 của chu kỳ. Còn với chu kỳ 30 ngày thì thời điểm thụ thai sẽ rơi vào ngày 13 – 18 của chu kỳ. Khi kết hợp 2 chu kỳ này lại thì thời điểm dễ thụ thai của bạn sẽ ở ngày thứ 9 – 18 và ngày rụng trứng rơi vào 12 – 16 của chu kỳ.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không ổn định, thường xuyên bị rối loạn thì không thể đoán trước được ngày rụng trứng. Do đó, những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì cần đi khám để kiểm tra nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng để được các bác sĩ chuẩn đoán, có biện pháp điều hòa kinh nguyệt sao cho ổn định.
>>> Xem thêm: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày đơn giản cho chị em
Cách tính ngày rụng trứng cho người có chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày
Nếu chu kỳ kinh nguyệt cố định của bạn là 32 ngày thì thời điểm rụng trứng dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của một người đều là 28 ngày, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn nhiều hơn thì có thể áp dụng công thức suy đoán. Đơn giản hơn là cứ dài hơn một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một ngày. Ngược lại, những người có chu kỳ ngắn hơn thì ngày dễ thụ thai lại trừ đi 1 ngày.
Ví dụ: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 32 ngày thì thời điểm dễ thụ thai sẽ rơi vào ngày 15. Công thức tính: 11 (ngày rụng trứng) + 4 (số ngày chu kỳ hơn) = 15 đến ngày 16 + 4 = 20, khi đó ngày rụng trứng có thể rơi vào gày 14 + 4 = 18 của chu kỳ.
Trên đây là cách tính ngày rụng trứng cho người có kinh nguyệt không đều mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mobitool mong rằng bạn đã nắm rõ và có thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>> Tham khảo thêm:
- Cách tính ngày rụng trứng chu kỳ 28 – 30 ngày để thụ thai chính xác
- Các cách bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
- [Giải đáp thắc mắc] Có nên tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt không?
- Cốc nguyệt san là gì? Có nên dùng cốc nguyệt san không?
- PMS là gì? Hội chứng tiền kinh nguyệt PMS kéo dài bao lâu, có nguy hiểm không?