15 cách chụp ảnh chân dung đẹp ở ngoài trời, trong nhà bắt sáng tốt | websosanh.vn

Or you want a quick look: 1. Cách set máy chụp chân dung

1. Cách set máy chụp chân dung

1.1. Chọn cảnh đẹp

Bước đầu tiên trong cách chụp ảnh chân dung đẹp là bạn cần phải biết chọn cảnh sao cho vừa đẹp lại phù hợp với bản thân. Với một khung cảnh có ánh sáng đầy đủ phù hợp với tông da và giúp bạn có thể dễ dàng chụp được cả ở những chế độ tối.

Bạn có thể thấy điểm khác biệt ngay khi chụp cả khuôn mặt hay có rất nhiều mảng trắng sáng ở trong bức hình. Ảnh của bạn sẽ đẹp lên trông thấy nhờ vào việc chỉnh độ sáng của những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, hiện đại sao cho hợp lý.

Chụp được bức ảnh chân dung đẹp không hề khó

1.2 Thiết lập máy ảnh

Khẩu độ

Một trong các bước khá quan trọng trong cách set máy chụp chân dung chính là điều chỉnh khẩu độ của máy ảnh. Tốt nhất để có được bức ảnh chân dung hay ngay cả những bức ảnh tập thể đẹp bạn cần có các kỹ thuật về nhiếp ảnh cần thiết, trong đó là đặt khẩu độ của máy ảnh ở mức rộng. Lấy khoảng từ f/2.8 đến f/ 5.6 để cho ảnh có được chiều sâu hơn, không bị nhòe hay mờ và người chụp được nổi bật hơn hẳn trong khung ảnh.

Nên đặt về chế độ ưu tiên để có thể dễ dàng điều chỉnh khẩu độ tạo trường sâu cho ảnh. Đối với các loại máy ảnh cơ DSLR chuyên nghiệp, hiện đại thì sẽ tự động thiết lập để có thể chụp ảnh một cách chính xác nhất.

Thiết lập màn trập

Khi tiến hành thiết lập màn trập, điều bạn cần quan tâm chính là độ dài của tiêu cự máy và độ rung của ảnh ở mức độ nào. Đối với việc bạn cài đặt tiêu cự dài ảnh hưởng lớn đến độ rung lắc của máy ảnh, chính vì vậy bạn cần có sách chuyên ngành để cài đặt màn trập mang tốc độ nhanh hơn.

READ  Siêu thị E Mart Chụp ảnh sống ảo hot nhất Sài Gòn - Lolivi

Theo nguyên tắc tiêu chuẩn thì bạn cần đảm bảo tốc độ của tiêu cự phải nhỏ hơn tốc độ của màn trập. Tuy nhiên nếu đối tượng có nhiều di chuyển thì bạn cần phải thiết lập lại cả độ rung lắc của máy nữa. Như khi chụp ảnh cần kỹ năng nào cho trẻ con hiếu động, việc bắt chúng ngồi yên là rất khó. Khi đó, trang bị hệ thống chống rung là rất cần thiết.

Tất nhiên không phải máy ảnh nào cũng được trang bị những tính năng này mà chủ yếu ở các thương hiệu lớn như thương hiệu Canon, Sony và nếu có thì bạn cần biết cách tận dụng. Nhưng nếu không bạn hãy set máy bằng thiết lập màn trập thấp hơn để có được bức ảnh hoàn hảo.

Độ ISO

Nếu bạn chụp ảnh mà đối tượng chụp luôn thay đổi biểu cảm trên gương mặt liên tục như cười, chớp mắt hay hấp háy môi. Bạn không biết cách điều chỉnh ảnh của bạn sẽ bị rung và mờ, nhòe. Chẳng ai lại muốn sở hữu một bức ảnh chân dung khi đang có những biểu cảm không được hay ho cả.

Như đã nói ở trên, để tránh được việc bị mờ, nhòe hay hỏng ảnh thì bạn cần phải thiết lập chế độ của màn trập. Bên cạnh đó sau khi đã điều chỉnh khẩu độ và màn trập thì bạn đừng quên điều chỉnh cả chế độ ISO.

Thay vì tăng tốc độ màn trập lên quá nhiều thì bạn tăng ISO. Tăng từ từ ISO 100 lên ISO 400 là ổn. Nhưng nếu bạn chụp ở điều kiện ánh sáng quá tối thì bạn cần phải tăng lên từ ISO 1.600, ISO 3.200, vẫn không đủ ánh sáng thì bạn có thể tăng lên đến ISO 6.400. Nếu bức ảnh có những hạt bụi thì vẫn hơn là những bức ảnh quá mờ và nhòe.

Thiết lập máy ảnh để có được bức chân dung đẹp

1.3 Lựa chọn ống kính (lens) phù hợp

Lựa chọn ống kính (lens) với độ phân giải hình ảnh tiên tiến, phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bức ảnh chân dung. Có một bí quyết chụp ảnh mà các bạn trẻ rất thích là chụp từ dưới hướng ống kính lên trên thì đối tượng sẽ cao hơn đáng kể.

Đây là cách chụp được nhiều người áp dụng để đánh lừa mắt của người xem. Tạo cảm giác chân dài hơn thực tế rất nhiều. Nhưng cần lưu ý nếu chụp gần thì hình có thể bị bóp méo. Để thay đổi góc chụp ảnh bạn chỉ cần nghiêng máy ảnh chuyên nghiệp thì sẽ có một kiểu dáng khác hẳn.

Với ống kính chuyên nghiệp như hiện nay có thông số là 70-200mm và khẩu độ thường là ở khoảng f/2.8 là một trong những trang bị tốt nhất để có được một bức chân dung tuyệt nhất. Ống kính này cho phép bạn có thể phóng to hơn để lấy ảnh gần hơn với đối tượng chụp và bạn cũng có thể giảm lượng nền cùng những ảnh hưởng tiêu cực.

READ  CÁC KỸ NĂNG KHIÊU VŨ BẠN CẦN PHẢI CHÚ Ý KHI LUYỆN TẬP

2. Cách chụp ảnh chân dung đẹp

2.1. Sử dụng quy tắc một phần ba

Quy tắc này đã quá nổi tiếng và được rất nhiều tay ảnh áp dụng trong bố cục trong ảnh chân dung để có được bức hình thần sầu. Theo quy tắc này thì sẽ chia khung ảnh thành 3 đường dọc và 3 đường ngang bằng nhau. Những đường này sẽ giúp bạn tìm được trọng tâm của ảnh nhờ vào việc phân nhỏ khung hình. Từ đó bạn đặt đối tượng chụp vào nơi cần thiết để có được bức hình cân đối.

2.2. Tạo cảm giác phương hướng

Để có được một bức chân dung đẹp bạn cần phải tạo cảm giác về phương hướng và những chuyển động nhịp nhàng. Muốn có được điều này bạn cần phải tạo được nhiều khoảng trống ở phía trước hơn là khoảng trống ở sau lưng, và tốt hơn cả là nên tạo cho đối tượng một hướng nhìn.

Bố cục tốt tạo nên bức ảnh hoàn hảo

2.3. Tạo đường thẳng

Có hai loại đường tính cơ bản trong bố cục trong ảnh chân dung là real lines và implied lines. Mục đích chính của hai đường này là phá bỏ đường thẳng trong quy tắc một phần ba, Thường thì những đường thẳng trong quy tắc một phần ba sẽ là những đường dọc và đường ngang. Từ đó tạo nên những đường line để ảnh trở nên sinh động và đầy sức sống hơn. Đồng thời để mắt người nhìn được thu hút ngay vào đối tượng trong ảnh ngay từ lần đầu tiên. Từ đó tấm ảnh của bạn sẽ trở nên thu hút và hấp dẫn hơn rất nhiều.

2.4. Tạo hình tam giác

Thay vì tạo hình theo quy tắc một phần ba thì tạo hình theo dạng tam giác sẽ khiến người nhìn có cảm giác tốt hơn rất nhiều. Ảnh trở nên sinh động và bắt mắt hơn, và cũng cân đối hơn hẳn.

2.5. Cân bằng và tạo điểm nhấn cho hình ảnh

Trong cách chụp ảnh chân dung đẹp thì cân bằng và tạo điểm nhấn cho hình ảnh là việc rất cần thiết. Người nhìn có thể cảm nhận được những điều tuyệt vời từ những điểm nhấn của bức ảnh.

2.6. Tự sáng tạo ra cách bố trí mới

Ngoài việc áp dụng những quy tắc trên bạn cũng có thể dùng các cách chụp ảnh chân dung mới được rất nhiều người yêu thích. Hay cũng có thể tự sáng tạo ra những cách bố trí mới để có được bức ảnh hoàn chỉnh.

Bố cục ⅓ trong chụp ảnh chân dung

3. Cách tạo dáng chụp chân dung

3.1. Mềm mại, thoải mái

Bạn nên tạo cho đối tượng chụp ảnh có được cảm giác thoải mái và dễ chịu để tạo dáng được tự do và thaois mái nhất. Có như thế thì bức ảnh mới được như mong muốn của bạn. Bạn cũng có thể hướng đến những khung cảnh lãng mạn và so deep kết hợp cùng với các loại filter chụp chân dung với hiệu ứng mới lạ để tạo sự tự nhiên trò chuyện, nhấm nháp tách trà hay thong thả đi bộ để có được những biểu cảm tự nhiên nhất.

READ  Color ME - Trung tâm đào tạo thiết kế Color ME

3.2. Tránh cảm giác cứng nhắc, giả tạo cho người nhìn

Để tránh những cảm giác cứng nhắc, giả tạo cho người nhìn, cố gắng hướng cho người chụp những tạo dáng tự nhiên nhất. Hãy để cho đối tượng tự do biểu cảm và bạn chỉ cần bắt được những khoảng khác cũng là một ý hay.

Tạo dáng tự nhiên tạo nên bức ảnh sống động

4. Diễn tả cảm xúc khi chụp ảnh chân dung

Cách chụp ảnh chân dung đẹp tuy rất dễ để biểu lộ cảm xúc nhưng nếu cảm xúc quá gượng gạo thì không tạo được thiện cảm với người nhìn. Đối với người nhìn họ thích một bức ảnh có hồn và chan chứa hơn là một bức ảnh có biểu cảm gượng gạo và cứng nhắc.

Để phá bỏ sự căng thẳng khi chụp bạn có thể cùng đối tượng đi uống nước hay cà phê để tạo cảm giác thân quen. Lúc tạo dáng hay biểu cảm chụp cũng sẽ tự nhiên hơn mà không phải ngại ngùng điều gì.

Nếu trong lúc chụp có xảy ra bất đồng hay những phát sinh ngoài kề thì cũng nên mềm mỏng giải quyết tránh tuyệt đối tranh cãi. Căng thẳng với nhau, người chụp và người được chụp khó chịu thì bức ảnh cúng rất tệ.

Bắt cảm xúc khi chụp ảnh chân dung

5. Ánh sáng khi chụp ảnh chân dung

5.1. Khi chụp ở không gian rộng

Nếu chụp ở không gian rộng bạn nên mang theo tấm phản quang. Có thể ở nơi đó ánh sáng đủ tốt để cho ra những bức ảnh đẹp nhưng cũng có thể thiếu ánh sáng tấm phản quang sẽ giúp bạn khắc phục điều đó.

5.2. Khi chụp trong không gian hẹp

Ở trong không gian hẹp thì ánh sáng lại là vấn về rất nan giải, một tấm phản quang không đủ để chiếu sáng toàn bộ khung hình, Bạn nên kết hợp dùng cả đèn chiếu để có được bức ảnh hoàn hảo nhất.

6. Sử dụng tông màu tương phản

Để có được bức ảnh đẹp không chỉ có mình chuyên gia mà người chụp cũng cần ý thức được những bộ đồ ở trên người. Với một background đã có sẵn bạn nên chọn đồ có độ tương phản với background để làm nổi bật lên bản thân chứ không nên để hợp tông. Tránh trường hợp bạn sẽ bị chìm nghỉm trong chính bức ảnh của mình.

Với những cách chụp ảnh chân dung đẹp trên đây của chúng tôi chắc hẳn bạn đã biết chụp ảnh thế nào cho hoàn hảo nhất rồi chứ. Chỉ cần tuân theo những quy tắc tiêu chuẩn trên đây thì một bức ảnh chân dung để đời không có gì là khó cả. Chúc các bạn thành công!

See more articles in the category: GÓC TƯ VẤN

Leave a Reply