Or you want a quick look: Những lưu ý khi chụp ảnh ban đêm
Ánh sáng yếu và cảnh đêm cũng tạo cơ hội lớn cho người chụp sáng tạo với những nguồn sáng này. Khi thực hiện đúng, chụp ảnh ban đêm trong điều kiện ánh sáng yếu này sẽ nằm trong số những bức ảnh lộng lẫy, thú vị và huyền ảo nhất mà một nhiếp ảnh gia có thể chụp được.
Trong bài viết này, Teddy Baby sẽ tiết lộ cho bạn những lưu ý, những kỹ thuật cũng như những dáng chụp ảnh ban đêm cực kì đẹp và chất. Cùng lướt xuống để khám phá nhé!
Những lưu ý khi chụp ảnh ban đêm
1. Ổn định máy ảnh của bạn
Với một nhiếp ảnh gia chụp đêm chuyên nghiệp, giá đỡ máy ảnh ba chân là một vật không thể thiếu. Có giá đỡ, máy ảnh có thể chụp tại bất kỳ tốc độ màn trập nào và cũng không sợ tay rung gây nhòe ảnh. Ngay cả khi bạn không có giá đỡ máy ảnh, bạn cũng có thể đặt máy lên một nơi vững vàng như gờ tường, chiếc ghế, hay chiếc bàn để chụp ảnh từ vị trí đó.
Một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp còn có trụ đứng mini gọi là “túi đậu” (beanbag) hay tấm lót nhỏ thuận tiện trong mọi lúc để đặt máy ảnh lên khi chụp với tốc độ màn trập chậm.
2. Chọn chế độ chụp tự động
Ngay cả khi máy ảnh của bạn được đặt trên một bề mặt vững chắc như giá đỡ ba chân thì độ rung nhẹ tạo nên lúc nhấn nút thả màn trập khi chụp với tốc độ màn trập thấp cũng có thể gây nhòe ảnh. Để tránh điều này, bạn có thể đơn giản chọn chế độ chụp tự động cho máy.
3. Sử dụng độ nhạy bắt sáng (ISO) cao
Tốc độ màn trập cũng có thể được tăng lên bằng cách sử dụng độ nhạy bắt sáng cao. Độ nhạy bắt sáng càng cao thì bộ phận cảm biến của máy ảnh bắt lấy ánh sáng càng nhạy, như đa được trình bày ở chương trước. Tuy nhiên, khi độ nhạy bắt sáng càng cao thì độ nhiễu ảnh cũng càng cao. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi dùng tốc độ màn trập chậm hơn.
Như một quy tắc chung là khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu và cầm máy trên tay thì bạn nên sử dụng độ nhạy bắt sáng ISO 400 hay cao hơn. Nhưng nếu đặt máy lên giá đỡ thì bạn hãy chỉnh ISO càng thấp càng tốt để giảm thiểu độ nhiễu ảnh và sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn cùng độ mở ống kính nhỏ hơn để bù cho độ nhạy kém hơn của bộ cảm biến.
4. Nắm rõ các kỹ thuật chụp đèn flash
Sử dụng đèn flash trong đêm thường là cách duy nhất để chiếu sáng cho chủ thể. Tuy nhiên, trước khi bạn bắt đầu chụp với đèn flash, hãy bảo đảm rằng mình nắm rõ các kỹ thuật chụp đèn flash khác nhau (đa trình bày ở phần trước) và hiểu chúng sẽ tác động như thế nào đến kết quả của bức ảnh.
Với ảnh chụp ban đêm, tốt hơn nên dùng các kỹ thuật chụp flash đặc biệt như chế độ đèn flash màn trập đầu/sau hay chế độ flash chậm sẽ luôn cho kết quả tốt hơn khi bạn để máy tự động phát flash.
5. Đạt được hiệu ứng vệt mờ
Sự chuyển động của các chủ thể trong đêm có thể được thể hiện bằng những vệt ánh sáng dài hay những sọc ánh sáng được chụp nhờ tốc độ màn trập chậm. Chủ thể chính cho hiệu ứng này là các phương tiện xe cộ hay khách bộ hành.
Mặc dù được khuyến khích đặt máy ảnh lên một nơi vững chắc khi chụp với tốc độ màn trập chậm nhưng nhiều vệt sang dài và các hiệu ứng chuyển động thú vị có thể ghi nhận được do cố ý di chuyển máy ảnh hay chỉnh sự thu phóng (Zoom) trong suốt thời gian phơi sáng.
Tuy nhiên, để thực hiện điều này bạn cần phải chụp đi chụp lại và bạn nên chụp nhiều lần cho đến khi đạt được tấm ảnh ưng ý.
6. Làm chủ máy ảnh của bạn
Ánh sáng mờ và ánh sáng có độ tương phản cao thường xảy ra trong cảnh đêm và có thể khiến máy ảnh lấy nét chậm hơn hoặc không thể lấy nét được thậm chí khiến máy nhầm lẫn khi đo độ phơi sáng làm cho bức ảnh bị dư hoặc thiếu sáng. Vì vậy, thường sẽ tốt hơn khi bạn tự lấy nét nếu thấy máy ảnh gặp vấn đề khi lấy nét. Tuy nhiên, trước tiên bạn hãy kiểm tra xem có phải việc lấy nét gặp rắc rối là do độ dài tiêu cự không thích hợp hay không.
Còn về vấn đề phơi sang khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn hãy chụp một loạt ảnh với các độ phơi sáng khác nhau. Bằng cách chụp một loạt ảnh với nhiều độ sáng khác nhau bằng thủ hay tự động của máy, bạn sẽ có thể có được ít nhất một tấm ảnh ưng ý trong loạt ảnh đó.
7. Khám phá ảnh bulb
“Bulb” là kỹ thuật chụp ảnh trong ánh sáng yếu khi màn trập của máy được để mở trong khoảng thời gian không giới hạn. Chế độ bulb đều có trong mọi máy ảnh DSLR, nó cho phép người chụp mở màn trập khi nhấn giữ nút màn trập lần đầu và đóng màn trập lại khi thả nút màn trập ra.
Chế độ bulb được dùng để chụp những chủ thể phản xạ rất ít ánh sáng hay môi trường ánh sáng quá yếu hoặc không dự đoán được. Ví dụ, người chụp có thể cầm máy ở một nơi tối đen như mực và hướng máy lên trời, dùng thời gian phơi sáng dài để chụp các ngôi sao hay chụp theo chuyển động để có được những vệt sáng dài trong suốt thời gian phơi sáng.
Ví dụ về chủ thể không thể dự đoán được chỉ có thể chụp bằng chế độ bulb là cơn mưa sao băng và những tia chớp. Để chụp tia chớp, người chụp phải để màn trập mở bằng chế độ bulb, hướng máy về nơi có thể xảy ra tia sấm chớp như cái cây đứng đơn độc giữa đồng chẳng hạn và chờ cho đến khi tia chớp xuất hiện.
Để chụp ảnh bulb, người chụp luôn thiết lập độ mở ống kính cực nhỏ và độ nhạy bắt sáng ISO càng thấp nhất càng tốt để bù cho tốc độ màn trập cực chậm.
Những kỹ thuật khi chụp ảnh ban đêm
1. Định dạng ảnh RAW
Nếu bạn muốn chụp đêm tốt nhất bạn cần phải chụp ở chất lượng hình ảnh tốt nhất, và đó có nghĩa là định dạng ảnh RAW. Bằng cách chụp RAW bức ảnh của bạn sẽ giữ lại nhiều “thông tin” nhất, mang đến cho bạn khả năng lớn hơn để hiệu chỉnh ảnh của bạn trong Adobe Camera Raw và các phần mềm xử lý khác.
RAW có lợi ích đặc biệt khi chụp đêm vì nó cho bạn linh hoạt hơn khi bạn muốn thay đổi những thứ như nhiệt độ màu (hoặc Cân bằng trắng - WB) hoặc tăng (sáng) hoặc giảm (tối) phơi sáng…
2. Sử dụng chân máy để cho hình ảnh sắc nét
Chụp vào ban đêm rõ ràng là sẽ có ít ánh sáng và do đó làm chậm tốc độ màn trập. Bất cứ tốc độ nào, từ 1 đến 30 giây đều là thời gian quá dài để bạn có thể giữ chắc máy bằng tay. Vì vậy, bạn sẽ cần phải mang theo giá ba chân nếu bạn muốn kết quả sắc nét.
Hãy đảm bảo rằng giá ba chân của bạn được dựng đúng cách và chắc chắn - rất dễ dàng để hình ảnh trở nên mềm mại bởi vì bạn sẽ không phải kiểm tra lại. Hãy treo túi đựng máy ảnh vào dưới cùng của cột trọng tâm của giá ba chân nếu có thể. Và đừng giữ giá ba chân khi bạn đang chụp với tốc độ màn trập chậm, vì bất kỳ chuyển động nhỏ nào đều có thể khiến hình ảnh bị mờ.
3. Chọn địa điểm chụp ảnh đêm thuận lợi
Trước khi lọ mọ vào ban đêm, nếu bạn có kế hoạch chọn chỗ trước nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian quý giá sau này.
Chọn vị trí tốt, hướng ra những điểm tốt nhất trong thành phố của bạn để tìm ánh sáng và kiến trúc thú vị nhất, hoặc nếu bạn đang tìm kiếm để chụp những vệt đèn giao thông, hãy kiểm tra những con đường tấp nập nhất, khi nào là thời gian tốt nhất để chụp lại ý tưởng của bạn, và đâu là vị trí tốt nhất (và an toàn nhất) để từ đó đứng chụp.
4. Hiệu ứng “ngôi sao” của đèn đường
Sử dụng một khẩu độ nhỏ (khoảng f/16) sẽ không chỉ đảm bảo độ sâu hơn về trường ảnh, mà còn tạo cho bức ảnh của bạn được sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh, và cũng sẽ làm cho đèn đường “lấp lánh” trong những cảnh của bạn, tạo cho bức ảnh một hiệu ứng thần kì.
5. Thành phần trong một bức ảnh đêm
Cẩn thận nghiên cứu hiện trường trước khi bạn bắt đầu chụp ảnh. Các phần của khung cảnh trong bóng tối? Hãy tạo cho các vùng của bức ảnh trở nên thú vị, đầy màu sắc, sáng rực rỡ hoặc tối hơn như nó vốn có?
Nếu vậy, đừng ngại phóng to khu vực ăn ảnh nhất. Phóng to với ống kính góc rộng hoặc “zoom bằng chân” - chỉ cần di chuyển gần hơn đến chủ thể …
6. Sử dụng khẩu độ của ống kính phù hợp nhất
Sử dụng dải “điểm tốt nhất” (sweet spot) của khẩu độ cho ống kính của bạn - thường giữa f/8 và f/16, nhưng hãy chụp thử để tìm được khẩu độ này. Ngay cả ống kính chuyên nghiệp cũng không tạo kết quả tốt nhất khi được sử dụng ở khẩu độ tối đa hay tối thiểu của nó.
Bằng cách sử dụng khẩu độ ở giữa phạm vi có thể bạn sẽ tăng khả năng chụp những bức ảnh sắc nét với ống kính của bạn.
7. Thiết lập các cài đặt chụp đêm
Để kiểm soát độ phơi sáng, tốt nhất là chụp ở chế độ Manual để bạn có thể chọn độ mở ống kính hẹp tốt nhất và tốc độ màn trập chậm để chụp ảnh ban đêm. Bắt đầu bằng cách thiết lập độ mở hẹp khoảng f/16, sau đó xoay chỉnh tốc độ màn trập cho đến khi điểm phơi sáng ở giữa của dải Chỉ số phơi sáng.
Chụp thử một số ảnh và xem lại chúng trên màn hình LCD của bạn. Hãy nhớ rằng đây là những gì máy ảnh của bạn cho là phơi sáng tốt nhất, nhưng nếu bạn thấy những bức ảnh quá sáng, hãy giảm 1-2 stop để chúng thực sự nhìn tối hơn!
8. Cài đặt cân bằng trắng vào ban đêm
Nếu bạn đang sử dụng tự động cân bằng trắng, nó dễ dàng làm cho DSLR của bạn nhầm lẫn với những gì được cho là thiết lập tốt nhất của cân bằng trắng (WB) khi chụp dưới ánh đèn đường phố vào ban đêm.
Để đảm bảo kết quả phù hợp, hãy tự thiết lập WB; thử mây (Cloudy -6000K) để làm ấm lên cảnh của bạn (làm cho chúng màu da cam) hoặc Ánh đèn sân khấu (Tungsten-3200K) để làm mát xuống nhiệt độ (làm cho chúng trông xanh).
9. Tắt IS
Tinh năng ổn định hình ảnh (Image Stabilisation - IS) trên ống kính rất hữu ích cho việc giảm rung máy khi bạn đang chụp cầm tay, nhưng nó có thể có tác dụng ngược lại khi bạn đang sử dụng chân máy và đang phơi sáng lâu - những cảm biến hồi chuyển bên trong hầu hết các ống kính IS thực sự tạo chuyển động không mong muốn. Tắt chức năng IS và bạn sẽ không phải lo lắng! Làm như thế cũng sẽ làm tăng tuổi thọ pin - hữu ích trong điều kiện lạnh.
10. Phản chiếu vào ban đêm
Để cho bức ảnh của bạn vào ban đêm nổi bật, hãy tìm nước ở phía trước của tòa nhà, sông, hồ, để phản chiếu gấp đôi số lượng đèn chiếu sáng và màu sắc trong hình ảnh của bạn. Ngay cả thời tiết ẩm ướt, thời tiết mùa đông có thể giúp để biến vỉa hè và sân xám xịt vào các bề mặt phản chiếu thú vị, từ đó tạo ra một số tiền cảnh thú vị.
Mẹo tạo dáng khi chụp ảnh ban đêm
1. Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Một điều cơ bản khi muốn có bức hình đẹp là ánh sáng trong hình phải đẹp. Ánh sáng đẹp giúp bức ảnh của bạn sáng hơn, các chi tiết rõ nét và màu sắc rực rỡ hơn.
Ánh sáng chuẩn cho những bức ảnh đẹp là tầm 3 - 5 giờ chiều - không quá chói nhưng vẫn đủ rực rỡ cho từng khung hình.
Hãy tận dụng cả những vệt nắng được tạo bởi tán cây, các tòa nhà, khung cửa sổ,… để bức ảnh có chiều sâu hơn nhé!!