Cách Uốn cây sung cảnh, cây con nhỏ tạo thế dáng đẹp – Hoa Cảnh Quang Vỹ

Or you want a quick look:

Nghệ thuật chơi cây cảnh Bonsai rất phức tạp và đòi hỏi người chơi phải nắm vững kỹ thuật và nghiên cứu tỉ mỉ mới có thể tạo dáng cây theo thế yêu thích được. Sung cũng là một loại cây cảnh được nhiều người chơi thích uốn nắn cành tạo thế dáng. Nếu bạn là người mới tập chơi cây cảnh và muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết Cách Uốn cây sung cảnh, cây con nhỏ tạo thế dáng đẹp sau đây của HoaCanhQuangVy để có thêm kiếm thức nhé.

Đặc điểm cây Sung

Sung là một loại cây thân gỗ, thường xanh, khi trưởng thành có thể cao từ 7 đến 10 mét, thân cành lá sum xêu, vỏ cây có chứa ống nhựa mủ màu trắng sữa, gỗ sung thì rất mềm.

Cây sung có dáng đẹp và quả sung mọc ra từ thân cây theo từng chum, tròn trịa, đày đặn nhìn rất đẹp mắt. Và thực ra quả sung thực chất là hoa hay gọi quả giả, vì khi cắt quả sung ra thì chúng ta mới thấy giống như một bong hoa kết dính các cánh hoa lại với nhau mà thôi.

Theo phong thủy thì cây sung mang biểu tượng của sự sung túc, viên mãn, thu hút tiền tài cho gia chủ. Vì thế nên cây sung thường được nhiều người trồng trong chậu cảnh và trưng bày tại sân vườn nhà mình.

Cây sung còn được giới chơi cây cảnh xếp vào vị trí đầu tiên trong bộ tam đa, bộ cảnh mang ý nghĩa phong thủy rất được nhiều người thích chơi, cây sung là biểu tượng của PHÚC, cây vừng là biểu tượng của LỘC, cây vạn tuế là biểu tượng của THỌ.

Cách uốn cây sung cảnh, cây con nhỏ.

Sung là loại cây thân gỗ nhưng thuộc dạng gỗ mềm nên việc uốn nắn thân cành cũng không là vấn đề quá khó đối với người chơi cây cảnh. Nhưng để hiểu và nắm bắt được kỹ thuật uốn nắn thành công cây sung theo thế dáng yêu cầu thì lại là vấn đề phải học hỏi và kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây.

READ  23 Kiểu tạo dáng chụp hình đôi đẹp được yêu thích hiện nay

Chọn thời điểm để uốn cây

Đây là khâu cực kỳ quan trọng của việc uốn cây cảnh, nó mang yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc uốn nắn cây vì thế bạn cần nắm rỏ thời điểm nào là thuận lợi và thời điểm nào là không nên tác động vào cây.

Bạn nên thực hiện công việc uốn cây và thời điểm cây sung sức nhất, tức là lúc cây trong giai đoạn sinh trưởng khá mạnh trong năm, vào giữa và cuối hè từ tháng 6 đến tháng 8 là vô cùng thuận lợi. Bạn tiến hành kỹ thuật uốn cây và thời điểm này sẽ giúp cho cây phục hồi nhanh nhất, không những giảm nguy cơ sâu mọt ăn hết chồi non mà còn không cản trở đến sự phát triển của cây.

Bạn không nên tác động vấn đề kỹ thuật nào vào cây khi cây đang ngủ đông vào thời điểm từ tháng 9 đến tháng 12 vì thời điểm này cây rất khó lành vết thương và các vêt thương nếu bị phơi trần liên tục sẽ gây hỏng tại điểm đó và lấn dần sang các vị trí thân cành lân cận sẽ gây đến hỏng cây sung cần uốn.

Tham khảo thêm: Cách trồng cây sung mới bứng

Cắt tỉa cành là trước khi uốn

Để công việc uốn tạo dáng cây được dễ dàng và thuận lợi thì khâu đầu tiên bạn cần phải thực hiện là cắt tỉa cành quá sát nhau, cành bị còi cọc yếu ớt và tỉa bớt lá trước khi muốn uốn cành đó theo thế dáng mình thích.

Vì cây quá nhiều cành sẽ gây khó khăn trong việc uốn tọa dáng, bạn nên loại bỏ những cành song song, tỏa đều hay các cành gối lên nhau, cành đối xứng, cành rũ vì những cành này mà để lại thì thì sẽ làm mất đi vể thẩm mỹ của tổng thể của cây.

Các bước khi uốn

Để uốn được một cây sung theo thế yêu thích thì bạn phải tuân thủ quy trình uốn nắn như sau : Đầu tiên là bạn uốn thân chính trước sau đó đến cành chính và tiếp theo là uốn các cành quanh thân từ gốc đến ngọn, bạn uốn theo trình tự cành lớn rồi đến cành bé.

READ  17 cách tạo dáng chụp ảnh đẹp khi đi du lịch Đà Lạt - tạo dáng 'so deep' khi chụp ảnh checkin Đà Lạt

Kỹ thuật uốn cây sung cảnh

Có rất nhiều kỹ thuật uốn cành được nhiều người áp dụng hiện nay trên nhiều loại cây cảnh Bonsai nhưng đối với cây sung thì bạn nên chọn kỹ thuật uốn khắc hình chữ V là phù hợp nhất. Bời vì cây sung rát dễ liền vết thương mà đối với kỹ thuật chữ V lại rất đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần cắt ngang bề rộng của thân cây rồi uốn nó theo vị trí mình mong muốn là được.

Sau đó bạn dùng dây nhôm để quấn quanh thân cành mà bạn định dạng uốn và dùng dây buộc chằn và cành được uốn để giữ cho cây sung ở đúng vị trí trong thời gian nó phục hồi và tọa ra vết chai sần.

Hai vết chữ V được tạo ra khoảng chia 2 phần 3 chiều dài cành cây được uốn và nếu vết cắt không đủ sâu thì cành uốn sẽ không được gòn gàng và suôn sẽ. Vì thế nên để tạo vết cắt hình chữ V thì bạn nên dùng cây cưa mỏng và nên tạo thành tam giác để khi uốn 2 mặt bên của vết cắt sẽ găp nhau khi chúng tạo thành vết chai sần và từ đó vết cắt sẽ khép lại.

Sauu khi thực hiện khâu cắt hình và uốn nắn cành theo ý muốn thì bạn nên dùng lớp dầu bôi trơn xung quanh lớp gỗ thượng tần bị lỗ ra hoặc dùng bột hồ bôi lên vết cắt để đảm bảo cho vị trí này nhanh được lành vết thương và tạo chai sần.

Cách kích thích ra trái cho cây sung cảnh

Sau khi hoàn thành khâu uốn cành tạo thế thì để cây sung cảnh hoàn chỉnh với nhu cầu của người chơi thì không thể thiếu quả được. Vì thế bạn cần làm các thao tác để kích thích cho cây sung ra quả góp phần tạo nên vẻ đẹp chung của chậu bonsai sung cảnh mà bạn dày công gây dựng nên.

Điểm lưu ý đặc biệt để kích thích cây sung ra trái là bạn nên ngừng tưới nước cho cây sung khoản 15 đến 20 ngày liên tục và bạn lặt bỏ hết lá. Sau đó bạn bón phân hữu cơ hoai mục vào gốc và chăm sóc tưới nước đều trở lại thì cây sẽ ra một đợt lá non mới và bắt đầu cho ra nụ và quả.

READ  Cách tạo dáng chụp ảnh vừa trẻ vừa đẹp cho phụ nữ trung niên!

Và bạn có thể dùng dao khía nhẹ vào thân gốc cây vài đường để mủ chảy ra, làm như vậy cây sẽ nhanh cho ra quả hơn nhưng bạn chú ý không nên cắt sâu quá sẽ làm tồn thương phần lõi bên trong cây mà chỉ cần khía nhẹ thôi đấy.

Sau mỗi đợt ra quả xong thì bạn nên nhớ ngoài việc bón phân vi sinh phân hữu cơ cho cây thì bạn nên bón thêm phân hóa học NPK và tưới nước thường xuyên để cây sung sinh trưởng và phát triển tốt, cho quả đợt sau nhiều hơn.

Cách làm lá sung nhỏ lại

Khi đã lựa chọn chơi cây sung kiểu Bonsai trồng trong chậu thì người chơi nào cũng muốn cho lá sung bé lại hơn so với lá của cây sung phát triển bình thường ngoài đất trống rất sum xuê và to thì mới đẹp được.

Điều này cũng không khó lắm đâu, bạn chỉ cần lặt bỏ toàn bộ lá trên cây nhưng để lại phần cuốn, và vài ngày sau thì cuống lá sẽ tự rụng hết , lúc này bạn ngưng tưới nước cho cây sung và đượt đến khoảng 1 tuần sau thì lá mới bắt đầu xuất hiện.

Nếu lúc này bạn tưới nước vào thì lá sung sẽ phát triển bình thường nên tuyệt đối bạn không tưới nước ở giai đoạn này nhé, khi đó lá non thiếu nước sẽ tự nhỏ và đanh lại. Bạn theo dỏi đến lúc toàn bộ lá non trên cây sung đã già và chuyển màu xanh thẩm thì bạn mới bắt đầu tưới nước bình thường trở lại. Làm như thế lá bạn đã thành công trong việc ép cho lá sung nhỏ lại rồi đấy.

Xem thêm: Nguyên nhân cây sung khô cành, vàng lá

Qua các kiến thức là kinh nghiệm nuôi dưỡng chăm sóc uốn nắn cây sung cảnh theo thế dáng ở trên thì chúng tôi hy vọng có thể giúp được các bạn thích chơi cây cảnh có thể tham khảo học và trao đổi kinh nghiệm về vấn đề trên. Chúc các bạn thành công với việc tạo nên các chậu sung Bonsai tuyệt đẹp nhé !

Xem nhiều hơn

  • Cách uốn cây hoa giấy đẹp
  • Cách tạo thế cho cây Lộc Vừng
See more articles in the category: GÓC TƯ VẤN

Leave a Reply