Cách mạng tư sản là gì? 6 cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

Or you want a quick look: Cách mạng tư sản là gì?

Trong các tiết học lịch sử trên trường, chúng ta hay nghe thầy cô nói về các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. Cách mạng tư sản có ý nghĩa là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử nhân loại. Vậy cách mạng tư sản là gì? 6 cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trên thế giới diễn ra ở đâu? Cùng GiaiNgo tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết này bạn nhé!

Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là gì?

Theo học thuyết Max, cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản (hay tầng lớp quý tộc mới) lãnh đạo. Cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Thay vào đó, giai cấp tư bản sẽ thiết lập nền thống trị mới và tạo sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 20. Cách mạng này thiết lập nền dân chủ tư sản và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, cách mạng tư sản còn có một nền tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất. Đây chính là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử xã hội loài người.

Cách mạng tư sản là gì?

Tuy nhiên, các học giả của chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn tồn tại sự bóc lột. Nó chỉ thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nó vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là loại bỏ đi bóc lột người.

Bài viết liên quan:

Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Các cuộc cách mạng tư sản ở các nước đều diễn ra theo một hình thức hoàn toàn khác nhau. Cách mạng tư sản được diễn ra theo những hình thức tiêu biểu như sau:

Nội chiến

Đây là chiến tranh diễn ra giữa các thành phần trong một quốc gia. Nó diễn ra giữa những người dân sử dụng cùng một ngôn ngữ nhưng lại xảy ra tranh chấp vì những lí do khác nhau. Các cuộc nội chiến tiêu biểu có thể kể đến như CMTS Anh giữa thế kỉ XVII , nội chiến ở Mỹ (1861-1865).

Cách mạng quần chúng

Đây được xem là cuộc cách mạng vì quần chúng nhân dân. Nó coi trọng sức mạnh vĩ đại của quần chúng. Cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể kể đến là cách mạng Pháp năm 1789.

Phong trào giải phóng dân tộc

Đây là phong trào nổi lên để đấu tranh giành lại quyền độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. Những cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể nói đến như chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ, cách mạng Hà Lan,…

Thống nhất quốc gia

Đây là hình thức đấu tranh nhằm mục đích thống nhất lãnh thổ quốc gia. Các cuộc cách mạng tiêu biểu là ở Đức và Italia.

Cải cách duy tân

Đây là hình thức tạo ra những chuỗi sự kiến cải cách, cách tân. Những cuộc cải cách này nhằm để dẫn đến những thay đổi to lớn trong chính trị cũng như trong xã hội và kinh tế. Các cuộc cải cách tiêu biểu như Nga, Nhật, Xiêm.

Cách mạng tư sản là gì?

Tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Mỗi một cuộc cách mạng tư sản đều mang lại một tính chất nhất định. Vậy tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì? Cùng GiaiNgo giải đáp qua các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới ngay sau đây nhé!

  • Cách mạng tư sản Anh: Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại trên đất nước này. Cuộc cách mạng vẫn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Bên cạnh đó, nhân dân vẫn phải chịu cảnh áp bức và bóc lột.
  • Cách mạng tư sản Pháp: Đây được xem là cuộc cách mạng mang tính triệt để nhất. Tuy nhiên, cuộc cách mạng vẫn chưa đáp ứng được quyền lợi hoàn toàn cho nhân dân. Giai cấp được hưởng lợi nhiều nhất và có quyền nhất vẫn là giai cấp tư sản.
  • Cách mạng tư sản Hà Lan: Đây vừa là một cuộc giải phóng dân tộc vừa là cuộc cách mạng tư sản. Bởi vì cuộc cách mạng này đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Bên cạnh đó cũng đẩy lùi được sự xâm lược của Tây Ban Nha.
  • Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ: Đây cũng là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ diễn ra trên hình thức là chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • Cách mạng Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ được chế độ phong kiến và thành lập nên chủ nghĩa dân chủ tư sản.
  • Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị: Mang tính chất của một cách mạng tư sản. Nó diễn ra dưới hình thức cải cách đất nước.

Cách mạng tư sản là gì?

Các cuộc cách mạng tư sản đều có một tính chất chung. Đó chính là bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang. Cách mạng tư sản phụ thuộc vào quần chúng nhân dân là chủ yếu.

Mục tiêu của cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Vậy mục tiêu của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản nổ ra nhằm mục đích lật đổ chế độ phong kiến.

Cách mạng này quyết liệt giành lại chính quyền từ tay chế độ phong kiến lỗi thời. Từ đó thiết lập một nền thể chế thống trị mới.

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản là gì?

Sau khi đã hiểu rõ về cách mạng tư sản là gì. Vậy nhiệm vụ chính của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ chính. Đó chính là dân chủ và dân tộc. Điều này có nghĩa là cách mạng tư sản phải xóa được tình trạng phong kiến đang thống trị tại đất nước.

Nhiệm vụ về dân tộc đó là tạo ra được một quốc gia dân tộc tư sản. Nó bao gồm 4 đặc trưng. Đó chính là có ngôn ngữ chung, văn hóa, kinh tế và lãnh thổ chung.

Nhiệm vụ về dân chủ đó chính là thực hiện quyền dân chủ về hai mặt. Hai mặt đó chính là dân chủ về mặt kinh tế và dân chủ về chính trị.

Ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử xã hội loài người. Cách mạng tư sản đã chấm dứt sự đô hộ của các nước thuộc địa. Không những thế, cách mạng tư sản còn đã lật đổ được hoàn toàn chế độ phong kiến. Từ đó, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cách mạng tư sản giải quyết những mâu thuẫn gay gắt giữa các lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Cách mạng tư sản đã mang lại sự thay đổi to lớn về kinh tế, văn hóa và thể chế chính trị xã hội.

6 cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

Cách mạng tư sản Hà Lan

Cách mạng tư sản Hà Lan bắt đầu từ năm 1566 đến năm 1648. Đây là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Vùng đất thấp chống lại sự cai trị của Felipe II của Tây Ban Nha. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự chuyển giao lịch sử giữa thời kỳ Trung cổ và Cận đại.

Nguyên nhân

Cách mạng tư sản Hà Lan nổ ra vì vùng đất Netherlands lệ thuộc vào Áo vào cuối thế kỷ XV. Đến giữa thế kỷ sau thì vùng đất lại chịu sự thống trị của Vương quốc Tây Ban Nha.

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ trong Tiếng Anh vuidulich.vn

Từ đầu thế kỷ này, vùng đất này là một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng, trong đó có những trung tâm thương mại nổi tiếng như Utrecht, Amsterdam,… Quốc vương Tây Ban Nha đã tăng cường kiểm soát và thu lợi tức bằng thuế nặng để kìm hãm sự phát triển của vùng đất này.

Thêm vào đó, Quốc vương đã đàn áp những người theo Tân giáo. Điều thể hiện rõ nhất đó là quy định: hễ ai là tín đồ Tân giáo là đàn ông thì bị chặt đầu, đàn bà bị chôn sống hoặc bị thiêu và tài sản bị tịch thu. Những người che giấu, giúp đỡ và nói chuyện với họ cũng bị tịch thu tài sản. Từ đây, mâu thuẫn giữa người dân Nederlands và Tây Ban Nha ngày càng gay gắt. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh là không thể tránh khỏi.

Diễn biến cuộc cách mạng tư sản Hà Lan

Tháng 8/1566, nhân dân miền bắc vùng đất Nederlands đã nổi dậy khởi nghĩa. Mục tiêu của họ là Giáo hội, chỗ dựa vững chãi của người Tây Ban Nha.

Tháng 8/1567, Tây Ban Nha đưa thêm quân sang, đàn áp dã man họ, nhưng không thể ngăn cản sự phản kháng của nhân dân thuộc địa.

Tháng 4 năm 1572, quân khởi nghĩa đã làm chủ được phía bắc. Tầng lớp quý tộc tư sản hóa ở Nederlands vì bất mãn với Tây Ban Nha nên gia nhập lực lượng những người khởi nghĩa và vươn lên lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Tháng 1/1579, đại biểu các tỉnh miền bắc nhóm họp tại Utrecht, tuyên bố những quyết định quan trọng. Trong hội nghị này, các đơn vị đo lường được thống nhất, chính sách về đối ngoại và quân sự được nêu ra, đạo Calvin được chọn là quốc giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng.

Tháng 7/1581, vua Felipe II của Vương quốc Tây Ban Nha đã bị phế truất. Hội nghị các đẳng cấp gồm đại biểu của các tỉnh miền bắc trở thành cơ quan quyền lực tối cao. Các tỉnh này thống nhất với nhau thành một nước Cộng hòa có tên Các tỉnh Liên hiệp hay Hà Lan.

Sở dĩ có tên như vậy vì Hà Lan là tỉnh có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh này. Tuy nắm chắc thất bại, nhưng Tây Ban Nha chưa chịu công nhận sự độc lập của Hà Lan nên nhân dân Hà Lan tiếp tục đấu tranh.

Kết quả là Hiệp định đình chiến giữa hai bên được ký kết vào năm 1609. Mãi đến năm 1648 nền độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận.

Cách mạng tư sản là gì?

Ý nghĩa của cách mạng tư sản Hà Lan

Cách mạng tư sản Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Cuộc cách mạng đã lật đổ được ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. Từ đó nó đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, mở ra một thời đại mới.

Cách mạng tư sản Hà Lan còn thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến. Cuộc cách mạng này cũng đã trở thành ngòi nổ cho các cuộc cách mạng nổi tiếng sau này như ở Anh, Pháp và Bắc Mỹ.

Cách mạng tư sản Anh

Cách mạng tư sản Anh là một cuộc nội chiến diễn ra từ năm 1642 đến 1651. Đây là một cuộc xung đột giữa phe Hội nghị và phe Bảo hoàng. Cuộc nội chiến xoay quanh thể chế chính trị và tự do tôn giáo ở Anh.

Nguyên nhân

Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Họ đặt ra nhiều thứ thuế. Nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè. Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến làm cho đời sống nhân dân cơ cực.

Tháng 4/1640, Vua Charles I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Scotland. Quốc hội không phê duyệt, công kích chính sách bạo ngược của nhà vua. Họ đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội. Vua Charles I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc London chuẩn bị lực lượng phản công.

Diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Anh

Tháng 8/1642, cuộc nội chiến bùng nổ, phe quốc hội đã sớm tìm ra một vị chỉ huy quân sự có tài. Đó là ông Oliver Cromwell – một người Thanh giáo.

Tháng 7/1644, trong trận chiến Marston Moor gần xứ York, Vương thân Ruper đã đưa một đạo quân bảo hoàng đánh vào cánh phải của quân quốc hội. Quân kị binh của Cromwell từ bên trái đánh sang và giành chiến thắng.

Đầu năm 1646, vua Charles I phải chạy sang vùng Scotland nhưng bị bắt và giao cho chính quyền Anh. Ngày 20/1/1649, trước sức ép của nhân dân và quân đội,Charles bị đưa ra xét xử vì tội “phản bội”.

Oliver Cromwell lên nắm quyền, thiết lập chế độ độc tài khiến người dân oán hận. Tới khi Oliver Cromwell qua đời, nước Anh đã chán ngán với sự cai trị của Thanh giáo. Nhiều người muốn dàn xếp những mối bất hoà cũ và khôi phục lại chế độ quân chủ.

Cách mạng tư sản là gì?

Vua Charles II được mời quay trở lại triều đình năm 1660 nhưng vẫn muốn giữ những thành quả của cách mạng. Khi ấy Hiến pháp được đưa ra với quy định rằng Nhà vua và Nghị viện sẽ cùng cai trị, dù trên thực tế mãi tới thế kỷ sau quy định này mới được thực sự áp dụng trong thực tế.

Với việc thành lập Hội Hoàng gia, khoa học và nghệ thuật được khuyến khích phát triển. Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến chính thức được xác lập, với Vương công xứ Orange là William III nắm quyền, nhưng quyền lợi lại nằm trong tay tư sản và quý tộc mới.

Ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh

Cách mạng tư sản Anh đã hoàn toàn lật đổ được chế độ phong kiến lỗi thời. Từ đó mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.

Cuộc cách mạng báo hiệu sự suy vong của chế độ quân chủ chuyên chế. Từ đó nó được thay bằng chế độ quân chủ lập hiến.

Cách mạng tư sản Pháp

Cách mạng Pháp diễn ra vào năm 1789–1799. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp vào cuối thế kỷ XVIII.

Nguyên nhân 

Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, ruộng đất bỏ hoang nhiều, năng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông.

Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải phục vụ, nộp địa tô cao cho các lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội.

Công thương nghiệp phát triển, máy móc được sử dụng ngày càng nhiều. Đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân.

Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông. Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.

Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp. Họ đưa ra thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ đo lường thống nhất. Từ đó sức mua của dân nghèo rất hạn chế.

  • Tình hình chính trị xã hội

Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Louis XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị.

Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.

READ  Jaguar D. Saul là ai? Chi tiết về cựu Phó Đô Đốc hải quân

Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc. Nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

Diễn biến cuộc cách mạng tư sản Pháp

  • Giai đoạn từ 14/7/1789 đến 10/8/1792: đây là giai đoạn thiết lập nền quân chủ lập hiến. Trong giai đoạn này diễn ra khởi nghĩa của nhân dân Pari phá ngục Baxti. Vào tháng 8/1789, thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
  • Giai đoạn từ 10/8/1792 đến 2/6/1793: đây là giai đoạn bước đầu của nền Cộng hòa. Diễn ra cuộc khởi nghĩa của nhân dân Paris lật đổ nền quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ Cộng hòa. Vua Louis XVI bị tử hình.
  • Giai đoạn từ 2/6/1793 đến 27/7/1794: đây được xem là giai đoạn đỉnh cao của cách mạng. Phái Jacobin thực hiện nhiều chính sách tiến bộ. Các chính sách có thể nói đến như thiết lập nền dân chủ cách mạng, trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, ban hành tổng động viên. Ngoài ra còn đẩy lùi nạn ngoại xâm.
  • Giai đoạn từ 27/7/1794 đến 9/11/1799: phái Jacobin bị lật đổ. Napoléon tổ chức một cuộc đảo chính, lập nên chế độ tổng tài. Sự kiện Napoléon xưng Hoàng đế vào năm 1804 đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn Đệ Nhất Cộng hòa, thành quả tiêu biểu của Cách mạng Pháp.

Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp

Cuộc cách mạng đã bãi bỏ những kiểm soát đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho tầng lớp trung lưu Pháp có cơ hội phát triển. Thị trường nội địa không còn bị chia cắt. Hệ thống thuế khóa và đo lường được thống nhất trên toàn quốc.

Chủ nghĩa tư bản có điều kiện phát triển mạnh tại thành thị cũng như nông thôn. Các phường hội thủ công nghiệp tan rã trước sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cuộc cách mạng tư sản Pháp cũng đã ảnh hưởng đến các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thế kỉ XX.

Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ là một cuộc cách mạng tư tưởng và chính trị diễn ra từ năm 1765 đến năm 1783. Cuộc cách mạng diễn ra tại mười ba thuộc địa của Đế quốc Anh ở Bắc Mỹ.

Nguyên nhân

Vào thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. Chúng tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.

Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển mạnh. Tuy nhiên thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ, giai cấp tư sản và chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt. Chiến tranh bùng nổ từ đây.

Diễn biến cuộc cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ

Tháng 12/1773,  những người ủng hộ độc lập đã phá hủy một lô hàng trà bị đánh thuế tại cảng Boston ở Massachusetts. Người Anh đã đáp trả bằng cách phong tỏa cảng Boston, tiếp đó là ban hành một loạt các đạo luật nhằm loại bỏ có hiệu quả quyền tự trị của Massachusetts.

Vào cuối năm 1774, những người ủng hộ độc lập cho các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã thành lập một chính phủ của riêng họ tại Hội nghị lục địa lần thứ nhất, với mục đích phối hợp tốt hơn các nỗ lực kháng chiến chống lại Đế quốc Anh.

Vào ngày 19/4/1775 chiến sự nổ ra giữa dân quân thuộc địa và chính quyền Anh. Cuộc xung đột đã dần phát triển thành một cuộc chiến quy mô toàn cầu. Trong đó có Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan ủng hộ quân đội Cách mạng chống lại người Anh và những người trung thành với họ trong cái được gọi là Chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775–1783).

13 thuộc địa đã thành lập Quân đội Lục địa dưới sự lãnh đạo của Tướng George Washington. Hội nghị Lục địa lần II lên án sự cai trị của Vua George là chuyên chế và chà đạp lên các quyền tự do của người dân thuộc địa.

Vào ngày 4/7/1776 Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ được long trọng công bố. Đây là lời tuyên bố các quyền tự do dân chủ và khẳng định nền độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Những người lãnh đạo phe Patriot tuyên xưng các triết lý chính trị của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng hòa, phản đối chế độ quân chủ và chế độ quý tộc.

Quân đội Lục địa đã buộc quân Anh rút khỏi Boston vào tháng 3 năm 1776. Tuy nhiên vào mùa hè năm đó, người Anh đã chiếm được thành phố New York. Hải quân Hoàng gia Anh phong tỏa các cảng biển lớn và chiếm giữ được các thành phố lớn khác chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng họ đã thất bại trong việc tiêu diệt lực lượng của Washington.

Phe cách mạng đã không thành công trong nỗ lực xâm chiếm Canada vào mùa đông năm 1775-1776, nhưng họ đã giành được một thắng lợi lớn trước quân Anh tại Trận Saratoga vào tháng 10 năm 1777, trận đánh được xem là bước ngoặt của cuộc chiến.

Hiệp ước Versailles được ký ngày 3 tháng 9 năm 1783, chính thức chấm dứt xung đột và xác nhận sự tách biệt hoàn toàn của 13 thuộc địa đối với Đế quốc Anh.

Cách mạng tư sản là gì?

Ý nghĩa

Cuộc cách mạng tư sản đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi. Còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.

Cách mạng Tân Hợi

Cách mạng Tân Hợi còn được gọi là Cách mạng Trung Quốc hay Cách mạng năm 1911. Đây là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc. Cách mạng do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo.

Nguyên nhân

Vào ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. Thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Ngoài ra sự mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc.

Diễn biến của cuộc cách mạng Tân Hợi

Ngày 10/10/1911, ở Vũ Xương, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa. Cuộc cách mạng bùng nổ. Cuộc khởi nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Quốc sau khi giành được thắng lợi.

Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh ngày 29/12/1911, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm người đứng đầu là Chính phủ lâm thời, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc.

Hiến pháp lâm thời được thông qua tại Quốc dân đại hội. Hội công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên so với Cương lĩnh của Đồng minh hội, hội không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân.

Một số lãnh đạo Đồng minh hội nhận thấy thắng lợi bước đầu của cách mạng. Họ đã chủ trương thương lượng với đại thần của triều đình Mãn Thanh – Viên Thế Khải. Theo như thương lượng thì Tôn Trung Sơn phải từ chức sau khi ép buộc vua Thanh thoái vị.

Theo đó vào tháng 2/1912 Tôn Trung Sơn từ chức. Tháng 3/1912, Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

Cách mạng Tân Hợi 1911 chấm dứt. Chế độ phong kiến quân phiệt trở lại nắm quyền làm chủ Trung Quốc.

Ý nghĩa

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên có đường lối và giai cấp lãnh đạo cụ thể. Cách mạng đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, lật đổ triều đại Mãn Thanh. Từ đó mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

READ  Tiểu Sử Nsnd Trung Hiếu Làm Đám Cưới Với Vợ Kém 19 Tuổi Tại Thái Bình

Ngoài ra cách mạng cũng mang đến quyền tự do bình đẳng cho nhân dân Trung Quốc. Đối với các nước trên thế giới thì Cách mạng Tân Hợi thắng lợi đã cổ vũ tinh thần đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân thế giới.

Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị

Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869.

Nguyên nhân

Đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị.

Nông nghiệp: Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp duy trì cách sản xuất lạc hậu dựa trên nền tảng phong kiến. Dân làm ruộng phải chịu tô thuế nặng cộng với nạn mất mùa đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, bần cùng.

Công nghiệp: Trong khi nông nghiệp gặp nhiều khó khăn thì thương nghiệp ở Nhật lại bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn, nhà buôn phát giàu nhanh chóng. Đó là cơ sở cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền bính do các đại danh (daimyo) và võ sĩ Samurai nắm quyền. Tuy nhiên vào thời kỳ này tình hình quốc nội đã yên, chiến tranh kết thúc nên địa vị của Samurai đã không còn như trước.

Một số phải chuyển sang làm ruộng, làm thợ hay đi buôn. Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị. Ngoài ra họ lại bị đánh thuế nặng nên tạo ra mối xung khắc giữa tầng lớp thương nhân và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Nông dân Nhật thì bị áp lực của cả hai phía, giới quý tộc và thương nhân.

Nền phong kiến Nhật Bản đúng ra là do vua Nhật (Thiên hoàng) quyết định. Tuy nhiên trong thực tế thì do Mạc phủ Tokugawa thao túng từ đầu thế kỷ XVII đã hơn 250 năm. Phe bảo hoàng tôn quân lấy điều đó làm bất bình nên khơi ra phong trào lật đổ Mạc Phủ. Chính thức trao lại quyền bính cho triều đình Thiên hoàng.

Trước tình hình khủng hoảng từ các phía, Nhật Bản đứng trước hai lựa chọn. Một là giữ nguyên lề lối cổ truyền phong kiến và địa vị của Mạc phủ. Tuy nhiên có nguy cơ mất nước vì bị ngoại bang đô hộ.

Hai là mở cuộc canh tân toàn diện mong học hỏi và tiếp thu kiến thức của phương Tây. Nhật Bản chuyển mình thành một đất nước hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc phương Tây.

Các cải cách của Thiên hoàng Minh Trị

Ngày 3/1/1868, chính quyền mới do Thiên hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền. Tuy nhiên chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới. Thời kì Minh Trị bắt đầu.

Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu “Phú quốc cường binh”. Khẩu hiệu này nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây.

Để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện phế phiên, lập huyện, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời, họ tuyên bố “tứ dân bình đẳng”, nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt.

Điều này đã gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ triều đình cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản.

Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc quân phiệt. Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, họ còn triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn. Triều đình còn ra lệnh phế đao, không người dân tự ý mang đao kiếm. Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật.

Toà án mới (kiểu phương Tây) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành. Trong đó có việc thành lập các trường Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh.

Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.

Cách mạng tư sản là gì?

Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Lục quân theo mô hình Lục quân Đức, Hải quân theo mô hình Hải quân Anh. Bên cạnh đó các công xưởng và nhà máy vũ khí theo mô hình công binh Pháp, hệ thống hậu cần học hỏi rất nhiều từ Hoa Kỳ.

Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Ngoài ra quân đội tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược. Kèm theo đó là mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập.

Về giáo dục, Nhật Bản đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây.

Tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt. Điển hình như việc soạn sách thì có 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây.

Trong thời gian đầu cải cách giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài. Trong số 15 đại học đầu tiên của Nhật. Các giảng viên này được trả lương rất cao với khoảng 300 Yên/tháng. Ngoài ra họ được hỗ trợ tốt về ăn ở, đi lại nhằm mục đích để họ cống hiến hết mình, truyền bá các kinh nghiệm của bản thân.

Giảng viên Nhật có thể học hỏi phương pháp của các giáo sư nước ngoài. Những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài.

Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến.

Cách mạng tư sản là gì?

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Thiên hoàng Minh Trị

Cuộc cách mạng cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa.

Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX. Điều này khiến Nhật Bản trở thành một cường quốc quân sự. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.

Cách mạng tư sản là gì?

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách mạng tư sản là gì. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay bạn nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply