Tài khoản giảm giá hàng bán dùng để phản ánh những khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong một kỳ kế toán. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tài khoản giảm giá hàng bán và cách hạch toán giảm giá hàng bán trong bài viết sau đây!
Cách hạch toán giảm giá hàng bán cơ bản và chi tiết nhất
Khi hạch toán
Kế toán cần phải ghi nhận riêng khoảng chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh khoản giảm doanh thu gộp.
Bạn đang xem: Giảm giá hàng bán là gì
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm giá, hạch toán:
Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán (giá chưa có thuế)
Nợ TK 333 – Thuế GTGT đầu ra (Nếu có)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá).
Vào cuối kỳ thì bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ thực hiện việc kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” nhằm mục đích xác định khoản doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế của doanh nghiệp được thực hiện trong kỳ báo cáo.
Xem thêm: Entry Level Nghĩa Là Gì - Công Việc Cấp Entry Level Sẽ Dành Cho Những Ai
Nợ 511 – Doanh thu
Có TK 5213 – Giảm giá hàng bán
Đối với bên muaKhi hạch toán
Trường hợp khoản giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng, kế toán cần phải căn cứ vào tình hình biến động của lượng hàng tồn kho để có thể phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa được tiêu thụ đã xác định là khoản tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331…
Có các TK 152, 153, 154, 156…
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Nếu có)
Vừa rồi là những giới thiệu về giảm giá hàng bán và cách hạch toán giảm giá hàng bán mà công ty kế toán dịch vụ ttmn.mobi giới thiệu đến bạn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tài khoản này và các vấn đề phát sinh liên quan.