Or you want a quick look: 1. Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA)
Trước khi bắt đầu tập nói từng từ trong tiếng Anh, chúng ta phải hiểu và đọc được, đọc chuẩn nguyên âm và phụ âm. Việc học phát âm này nên dựa vào bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet) và phương pháp luyện tập đơn giản nhất là tập với bảng chữ cái tiếng Anh. Trong bài viết dưới đây, JES sẽ giới thiệu cho các bạn tất cả những điều căn bản cần biết về cách đọc nguyên âm, phụ âm và những thông tin liên quan. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA)
Bảng phiên âm IPA là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được tạo ra bởi các nhà ngôn ngữ học. Mục đích của bảng phiên âm là để thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ cách chuẩn xác và riêng biệt.
Bảng IPA gồm 44 âm, phần trên là nguyên âm (vowels), phần dưới là phụ âm (consonants). Có tất cả 24 nguyên âm và 20 phụ âm trong tiếng Anh.
Trong bảng IPA, phần trên bên trái là nguyên âm đơn (monophthongs), bên phải là nguyên âm đôi (diphthongs). Nguyên âm đơn được xếp theo cặp, với độ mở miệng khi phát âm lớn dần, tính từ trên xuống dưới.
Phụ âm cũng được xếp theo cặp âm mờ là phụ âm không rung và âm đậm là phụ âm rung.
2. Cách phát âm nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh
Khi nghe hay nhìn người bản xứ nói tiếng Anh, hãy chú ý khẩu hình miệng và cách đặt lưỡi của họ.
2.1 Cách phát âm nguyên âm
Bộ Âm Mô Tả Môi Lưỡi Độ Dài Hơi 1 /ɪ/ Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn (= 1/2 âm i) Môi hơi mở rộng sang 2 bên Lưỡi hạ thấp Ngắn 2 /i:/ Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười Lưỡi nâng cao lên Dài 3 /ʊ/ Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng Hơi tròn môi Lưỡi hạ thấp Ngắn 4 /u:/ Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra Khẩu hình môi tròn Lưỡi nâng lên cao Dài 5 /e/ Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn Mở rộng hơn so với khi phát âm âm /ɪ/ Lưỡi hạ thấp hơn so với âm /ɪ/ Dài 6 /ə/ Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ Môi hơi mở rộng Lưỡi thả lỏng Ngắn 7 /ɜ:/ Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng Môi hơi mở rộng Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm Dài 8 /ɒ/ Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn Hơi tròn môi Lưỡi hạ thấp Ngắn 9 /ɔ:/ Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng Tròn môi Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm Dài 10 /æ/ Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống Lưỡi được hạ rất thấp Dài 11 /ʌ/ Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra Miệng thu hẹp Lưỡi hơi nâng lên cao Ngắn 12 /ɑ:/ Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng Miệng mở rộng Lưỡi hạ thấp Dài 13 /ɪə/ Đọc âm /ɪ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ Môi từ dẹt thành hình tròn dần Lưỡi thụt dần về phía sau Dài 14 /ʊə/ Đọc âm /ʊ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. Lưỡi đẩy dần ra phía trước. Dài 15 /eə/ Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ Hơi thu hẹp môi Lưỡi thụt dần về phía sau Dài 16 /eɪ/ Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi hướng dần lên trên Dài 17 /ɔɪ/ Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước Dài 18 /aɪ/ Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước Dài 19 /əʊ/ Đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/ Môi từ hơi mở đến hơi tròn Lưỡi lùi dần về phía sau Dài 20 /aʊ/ Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/ Môi tròn dần Lưỡi hơi thụt dần về phía sau DàiLưu ý:
- Phải cảm nhận được độ rung của dây thanh quản khi phát âm những nguyên âm này
- Từ âm /ɪə / đến âm /aʊ/: phải phát âm đủ cả 2 thành tố của âm, chuyển âm từ trái sang phải, âm đứng trước phát âm dài hơn âm đứng sau
- Các nguyên âm không cần sử dụng răng nhiều
2.2 Cách phát âm phụ âm
Bộ âm Mô tả Ví dụ 1 /p/ Đọc là p ngắn và dứt khoát pen /pen/ 2 /b/ Đọc là b ngắn và dứt khoát web /web/ 3 /t/ Đọc là t ngắn và dứt khoát tea /ti:/ 4 /d/ Đọc là d ngắn và dứt khoát did /did/ 5 /tʃ/ Đọc gần như ch trong tiếng Việt chin /tʃin/ 6 /dʒ/ Đọc gần như jơ (uốn lưỡi) ngắn và dứt khoát June /dʒu:n/ 7 /k/ Đọc như c desk /desk/ 8 /g/ Đọc như g bag /bæg/ 9 /f/ Đọc như f safe /seif/ 10 /v/ Đọc như v wave /weiv/ 11 /θ/ Đọc như th thing /θɪŋ/ 12 /ð/ Đọc là đ then /ðen/ 13 /s/ Đọc là s nhanh, nhẹ, phát âm gió rice /rais/ 14 /z/ Đọc là z nhanh, nhẹ zip /zip/ 15 /ʃ/ Đọc là s nhẹ (uốn lưỡi), hơi gió she /ʃi:/ 16 /ʒ/ Đọc là giơ nhẹ, phát âm ngắn measure /´meʒə/ 17 /m/ Đọc là m man /mæn/ 18 /n/ Đọc là n no /nəʊ/ 19 /ŋ/ Đọc là ng nhẹ và dứt khoát singer /´siŋə/ 20 /h/ Đọc là h how /haʊ/ 21 /l/ Đọc là l (lờ) leg /leg/ 22 /r/ Đọc là r red /red/ 23 /w/ Đọc là qu wet /wet/ 24 /j/ Đọc như chữ z (nhấn mạnh) Hoặc kết hợp với chữ u → ju → đọc iu Menu /menju:/3. Luyện tập với bảng chữ cái tiếng Anh
Sử dụng bảng chữ cái tiếng Anh để luyện tập là phương pháp căn bản hiệu quả nhất. Điều này vừa giúp bạn ghi nhớ các phụ âm, nguyên âm cách dễ dàng, vừa để học thuộc bảng chữ cái - thứ mà nghe có vẻ dễ dàng nhưng hầu như rất ít người có thể đọc làu làu.
Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Anh có kèm phiên âm để các bạn có thể hình dung được cách đọc từng chữ sao cho chính xác nhất. Ngoài ra, có một lưu ý nhỏ trong cách đọc chữ Z như sau:
- Tiếng Anh - Anh (BrE): /zi:/
- Tiếng Anh - Mỹ (NAmE): /zed/
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến cách phát âm nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập cũng như trong công việc. Đừng quên luyện tập mỗi ngày để đem lại hiệu quả cao nhất nhé!
Xem thêm: Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh